Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Lý do rượu đục và cách thế giới giải quyết vấn đề

Trước đây do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển các hộ nấu rượu chủ yếu lên men bằng phương pháp thủ công, rồi đem chưng cất, nồi nấu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi rượu nấu lên còn nhiều độc tố. Hơn nữa cũng không có doanh nghiệp nào nghiên cứu chế tạo được thiết bị lọc độc tố trong rượu nấu trong khi đó có rất nhiều các hộ gia đình trên khắp cả nước tự nấu rượu đem bán hay sử dụng rượu nấu không rõ nguồn gốc dẫn đến nguy cơ ngộ độc rượu ngày càng nhiều hiện nay mà báo chí liên tục đăng tải.
Lý do rượu đục và cách thế giới giải quyết vấn đề

rượu

1) Thời gian khoảng 200 năm trước, rượu Whisky của Scotland không được lọc lạnh. Lấy khỏi thùng thế nào, thì họ bán như thế (tất nhiên là sau khi đã pha thêm nước). Sau khi chưng cất xong, rượu có màu trắng đục như rượu gạo của VN (chứ chưa hề có độ trong như rượu Vodka), gọi là New Make Spirit. Rượu này được cho vào thùng ủ. Trải qua thời gian ủ, rượu tiếp xúc với gỗ, đổi màu, tuy nhiên, độ trong của rượu không hề trong hơn so với lúc mới chưng cất là bao nhiêu. Các "váng rượu" như những đám mây hình thành và luôn vẩn vơ trong cốt rượu. Đây là nơi có sự kết tủa, bám lắng của nhiều hợp chất, trong đó có các chất béo, và nó chứa đựng rất nhiều hương vị đặc sắc. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với gỗ, rượu được nhận thêm một số hạt nhỏ li ti, hình thành từ bề mặt của gỗ và hòa vào rượu trong quá trình ủ và quá trình thùng gỗ được di chuyển.
2) Khi đóng chai để uống thì không sao, nhưng khi làm thương mại và bán trên diện rộng tại Scotland và tại các vùng khác của UK, thì nhiều Nhà làm rượu bị chê, kiểu như "rượu nhà ông sao lại đục thế?", "rượu nhà ông có cái gì trong này mà lại cứ quánh quánh, váng váng thế?"... Cũng là cloudy do chưa lọc, nhưng mức độ cloudy của mỗi nhà, của mỗi thùng rượu lại khác nhau. Các câu hỏi của khách hàng như vậy cứ truyền miệng, đến độ một số sản phẩm trở nên rất khó bán. Đièu đó buộc một số Nhà làm rượu phải nghĩ đến cách lọc sao cho rượu bớt vẩn đục. Đến giờ, không có sách nào còn ghi lại là nhà nào là nhà đầu tiên nghĩ đến và áp dụng phương pháp lọc trong rượu. Tuy nhiên, một nhà làm, hai nhà làm... cứ thế, cứ thế, nó đã hình thành nên một phương pháp lọc trong rượu từ hơn 100 năm nay. 

rượu

3) Để lọc rượu, lúc đầu người ta chưa nghĩ ngay ra cách lọc lạnh đâu, nên sản phẩm lọc xong vẫn không trong được. Phải mất một thời gian, phương pháp lọc lạnh mới được áp dụng vào ngành whisky. Mục đích làm lạnh nhanh chính là để các hỗn hợp chất béo và một số chất khác (cũng có thể gọi là tạp chất) gặp lạnh nên kết tủa lại. Khi "đám này" bị kết tủa, nó rất dễ lọc. Như vậy, sau khi được làm lạnh, rượu sẽ được đẩy qua các bồn lọc với các công nghệ filter khác nhau. Lọc chậm thì rượu trong hơn, nhưng cũng tốn chi phí hơn.
4) Một thời kỳ dài, tất cả các sản phẩm whisky thương mại đều được lọc lạnh. Sản phẩm cuối được đóng chai và đưa ra thị trường khiến ai cũng thích vì nước rượu trong vắt, màu rượu long lanh. Tuy nhiên, dần dần, mọi người mới phát hiện ra một điều là: tại sao, cũng là dòng rượu này mình vẫn uống mấy năm nay, nhưng dạo này rượu được lọc trong rồi, mà mình uống mình lại thấy khang khác, thấy thiêu thiếu cái gì đó. Sau các nghi vấn này, các chai rượu "nhà làm, nhà dùng" chưa được lọc lạnh được đem ra nếm đối chiếu với những chai đã được lọc lạnh. Kết quả là mọi người đều đi đến chung 1 kết luận: rượu lọc lạnh nhìn trong hơn, đẹp mắt hơn, nhưng quá trình lọc đó đã lấy mất đi một phần hương vị gốc của rượu. 
rượu

5) Từ đó, không ai bảo ai, các Nhà làm rượu đều đi đến một quyết định giống nhau: (i) Rượu bán đại trà thì cần phải lọc lạnh cho cốt rượu trong, nhìn đẹp mắt, dễ nhìn, dễ bán và tránh gặp phiền phức từ những thắc mắc của csc khách hàng đại trà chưa hiểu nhiều về rượu; (ii) Rượu có segment khách hàng hẹp hơn, chủ yếu là những người đã hiểu về whisky, thì cần phải để nguyên chất, không lọc lạnh gì cả. Chính vì thế, sẽ gần như là chẳng bao giờ chúng ta tìm thấy được 1 chai Blended Scotch Whisky không lọc lạnh (kể cả những chai rất đắt tiền như JW Blue Label hay Royal Salute). Ngược lại, rất nhiều sản phẩm Single Malt Whisky có tuổi rượu từ tầm 17, 18yo trở lên lại không được lọc lạnh và Nhà làm rượu thường ghi rất rõ điều đó trên nhãn chai, vỏ hộp. Việc ghi nhãn như thế, vừa là lời công bố với người dùng rằng rượu này nguyên chất đấy ạ, không lọc liếc gì đâu ạ, nhưng ở khía cạnh khác, họ cũng "ghi chú" với khách hàng rằng, à nếu có thấy đám sương mù trong rượu, thì đừng có lo, không sao đâu, vì rượu này không lọc lạnh, rượu này nguyên chất nên nó mới thế.
6) Vấn đề ở chỗ, sau khi bán ra những chai SM không lọc lạnh, các Nhà làm rượu mới phát hiện ra một điều là, khi bày rượu trên giá, thì ở điều kiện nhiệt độ phòng bình thường (22 đến 28 độ C), thì mấy chai Cask Strength màu rượu vẫn trong (gần như màu rượu được lọc), còn mấy chai 40 hoặc 43 độ, thì rượu rất dễ bị tạo váng, vẩn đục.
Sau khi nghiên cứu một hồi, họ mới ngộ ra rằng: À, thì ra là rượu không lọc lạnh, ở nhiệt độ thông thường, thì độ cồn 46% ABV là đồ cồn giới hạn (giới hạn dưới) để rượu vẫn giữ được độ trong khi đóng chai. Sau khi ngộ ra, họ đi đến quyết định mới, đó là: Tất cả những chai rượu SM không lọc lạnh đều cần phải được đóng chai từ 46% ABV trở lên.
Còn khi làm lạnh chai rượu, hoặc khi rót rượu ra vào một ngày rất lạnh, hoặc khi rót rượu ra ly đã có viên đá (hoặc cho thêm đá sau khi rót), thì dù 46% hay 50% hoặc trên đó nữa, rượu vẫn sẽ bị kết tủa, tạo váng, vẩn đục như thường.

Tác giả bài viết: Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây