Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Quản lý web với công cụ phân tích

Sau khi gia nhập vào làn sóng kinh doanh trực tuyến và bắt đầu vận hành một trang web riêng, việc cần làm tiếp theo là hãy tìm hiểu xem những yếu tố nổi bật nào của trang web sẽ thu hút được khách hàng.
Giảm thiểu tối đa chỉ số rời bỏ trang web (Bounce Rate)
Đường dẫn trên trang web có tiện dụng và hữu ích, danh mục sản phẩm có thực sực ấn tượng hay lại làm khách hàng lần lượt rời khỏi trang web? Yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh thành công là đo lường hiệu quả. Xây dựng trang web cũng không ngoại lệ.
 
Việc đo lường số lượng truy cập trang web hay tầm quan trọng của trang web đối với toàn bộ công việc kinh doanh nói chung là điều không thể thiếu. Những công cụ phân tích hiệu quả như Google Analytics sẽ theo dõi được số lượng cũng như những thao tác mà người dùng sử dụng, tương tác trên trang web.
 
Điều này giúp cải thiện trải nghiệm cho người dùng, hay khách hàng, qua đó mang lại thành công cho doanh nghiệp. Sau đây là 3 yếu tố mà mỗi doanh nghiệp nên thực hiện để đo lường hiệu quả của trang web bằng những công cụ đo lường trực tuyến như Google Analytics.
 
1. Xác định mục tiêu và đo lường những chỉ số phù hợp
 
Đối với trang web kinh doanh, một trong những con số quan trọng nhất cần đo lường là chỉ số chuyển đổi (conversion rate) mỗi khi người dùng hoàn thành một tác vụ quan trọng trên trang web. Chỉ số chuyển đổi sẽ thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu mà hoạt động kinh doanh đặt ra đối với trang web. Đó có thể là thao tác hoàn thành việc mua bán, hoặc yêu cầu gửi báo giá...
 
Những thao tác chuyển đổi nhỏ (micro-conversion) mà người dùng thao tác trên trang web cũng vô cùng quan trọng. Như khi người dùng nhấn vào "Liên hệ cùng chúng tôi", họ ở lại trang web hơn 10 phút, xem một số video, hay đăng ký nhận thư quảng cáo là những thao tác nhỏ nhưng có thể dẫn đến sự quan tâm và mua hàng sau đó.
 
Những thao tác chuyển đổi nhỏ này có thể được đo lường bằng cách thiết lập công cụ đo lường giống như khi đo lường các chuyển đổi thông thường.
quản trị web
 
2. Giảm thiểu tối đa chỉ số rời bỏ trang web (Bounce Rate)
 
Khi kiểm tra các chỉ số, cần hiểu được nguyên nhân khách hàng tiềm năng là không trở thành khách hàng thực thụ. Thước đo "Tỷ lệ truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên trang web" (Bounce Rate) có thể làm được điều đó.
 
Bounce Rate là tỷ lệ truy cập vào website và rời bỏ ngay mà không xem bất cứ một nội dung nào. Chỉ số Bounce Rate cao đồng nghĩa với việc người dùng không tìm thấy thông tin họ cần, chẳng hạn như chi tiết sản phẩm, thông tin liên lạc hay địa chỉ doanh nghiệp. Bounce Rate cũng có thể phản ánh mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị.
 
Ví dụ khi vận hành một chiến dịch tiếp thị thông qua thư điện tử và nhận thấy lượng truy cập tăng, nhưng chỉ số Bounce Rate cũng tăng theo đó, thì có thể là người dùng đã được dẫn đến trang không phù hợp trên trang web. Tóm lại, Bounce Rate là một thước đo giúp bạn tối ưu hóa và khắc phục sự cố trong các hoạt động tiếp thị.
quản trị web
 
3. Tận dụng dữ liệu để tìm kiếm khách hàng và tối đa hóa số lần truy cập web trở lại
 
Mỗi doanh nghiệp đều đầu tư rất nhiều tài nguyên để thu hút khách hàng đến với trang web của mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ những nổ lực nào đang tạo ra hiệu quả kinh doanh, và những nổ lực nào đang bị lãng phí. Những bảng báo cáo nguồn, lưu lượng truy cập (Traffic Sources) là một trong những công cụ hữu hiệu giúp định vị được nguồn truy cập của người dùng, chẳng hạn như từ các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hay các chiến dịch tiếp thị.
 
Ví dụ nếu nhận thấy chiến dịch quảng cáo luôn có lượt chuyển đổi vào đầu tuần cao hơn vào cuối tuần, thì có thể dựa vào đó để tùy chỉnh chi phí tiếp thị.
 
Chủ đề phân tích dữ liệu web có vẻ khô khan và khó tiếp cận, nhưng tin vui là chỉ sử dụng một vài thước đo đơn giản, thì doanh nghiệp có thể làm chủ được những yếu tố cơ bản về hiệu quả của trang web.
 
Những thông tin về khách hàng như thế này sẽ phát huy giá trị khi lên kế hoạch cho bước tiếp theo của chiến lược phát triển web. Dù cho doanh nghiệp thực hiện trực tuyến với bất kỳ hình thức nào, dù là web hay ứng dụng, hay bất kỳ ngành nghề thì phương thức đo lường chính xác trên mọi thiết bị chính là chìa khóa để thành công.
quản trị web

Tác giả bài viết: SOPHIE TRAN, Giám đốc Marketing, Thị trường Việt Nam Google châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây