Kon Tum rủ nhau lên núi trồng Sâm Dây

Thứ tư - 28/09/2016 09:37
Từ việc thực hiện mô hình Tổ liên kết trồng sâm dây do Hội Phụ nữ tỉnh hỗ trợ, những vườn sâm dây bạt ngàn xen dưới những tán cà phê catimo, bời lời của 62 hộ gia đình ở xã Xê Tăng, huyện Tu Mơ Rông đã và đang góp phần giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo.
Sâm dây Kon Tum Ngọc Linh Nhật Trường chính gốc tại Tu Mơ Rông Ngọc Linh
Sâm dây Kon Tum Ngọc Linh Nhật Trường chính gốc tại Tu Mơ Rông Ngọc Linh
Không còn cảnh lầy lội, khó khăn như trước đây, bây giờ đường dẫn vào xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông đều là những con đường trải nhựa phẳng lỳ.
Mùa này không phải vụ thu hoạch chính của sâm dây (hay còn gọi là hồng đẳng sâm, đảng sâm) nhưng sau mấy trận mưa lớn vừa qua, chị em phụ nữ trong Tổ liên kết trồng sâm dây ở thôn Đăk Viên (xã Tê Xăng) – mô hình do Hội Phụ nữ tỉnh hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương Hội – phải tranh thủ lên núi để kiểm tra vườn sâm của mình.
Chị Y Bắp – Chủ tịch Hội LHPN xã Tê Xăng cho biết, năm 2013, mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng sâm dây ở Tê Xăng chính thức triển khai giúp 62 hộ gia đình hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã; trong đó, thôn Đăk Viên 26 hộ, Tu Thó 16 hộ, Tân Ba 10 hộ, Đăk Song 10 hộ. Mỗi hộ tham gia mô hình được tập huấn, hỗ trợ 1,5 triệu đồng để mua giống ban đầu. Sau 1 năm đi vào thu hoạch, bước đầu mô hình đã giúp các hộ tăng thu nhập từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng.
sâm dây hồng đảng sâm kon tum ngọc linh nhật trường
Mùa này, Sâm dây đã bắt đầu cho hoa. Ảnh: T.Q
Trong cái nắng nhạt vàng của tiết trời mát mẻ, theo chân các chị trong Tổ liên kết trồng sâm dây thôn Đăk Viên, chúng tôi đến những vườn sâm dây nằm tít trên núi cao ở phía xa xa làng.
8 giờ rưỡi sáng, hành trình leo núi bắt đầu. Giúp chúng tôi vượt qua những con dốc dựng đứng, chị Y Bắp lấy mấy khúc mía đựng trong gùi ra chẻ đưa mỗi người nhai cho đỡ mệt. Đúng là kinh nghiệm của người hay đi rừng, vị ngọt thanh của mía đường khiến cơn mệt nhọc nhanh chóng tan biến.
Gần 3 giờ đồng hồ leo núi, cuối cùng những vườn sâm dây bạt ngàn xen dưới những tán cà phê catimo, bời lời đã hiện ra trước mắt chúng tôi.
Đầu tiên là vườn sâm của gia đình chị Y Blen (thôn Đăk Viên). Vườn sâm dây tốt đến nỗi cây leo phủ kín hết những khoảnh đất trống của vườn cà phê catimo; nhiều chỗ cây sâm còn bao trùm, che phủ cả ngọn cây cà phê.
Chị Y Blen kể, với bà con vùng Tê Xăng này, sâm dây không lạ, đây là loại cây mọc tự nhiên trong rừng. Ngày trước, nhiều thương lái vào thu mua nên bà con hay lên rừng đào về bán, chẳng biết trồng trọt và giữ giống như bây giờ. Sau khi được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình, chị em đã chủ động tìm nguồn giống, tham gia tập huấn kỹ thuật trồng trọt; học cách trồng sâm dây xen lẫn cà phê, bời lời để tăng thu nhập. Cây trồng không mất nhiều công chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu nên phát triển rất tốt.
Từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, sâm dây bắt đầu vào vụ thu hoạch chính. Sản phẩm sâm dây thu hoạch đến đâu có thương lái thu mua hết đến đó. Trung bình giá thị trường 100.000 đồng/kg sâm tươi, 400.000 đồng/kg sâm khô. Đi cùng với thu hoạch củ, lá sâm dây cũng được thương lái thu mua với giá 20.000 đồng/kg. Từ nguồn thu này đã giúp cho gia đình chị Y Blen không lo gánh nặng trả lãi vay Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng (vay 50 triệu đồng phát triển chăn nuôi bò) hay trả tiền điện, tiền mua sắm những vật dụng sinh hoạt trong gia đình…
Leo lên triền núi cao hơn nữa là vườn sâm dây của gia đình chị Y Ngoi ở cùng thôn Đăk Viên. Chị Y Ngoi phấn khởi: Từ ngày trồng sâm dây, gia đình không lo thiếu ăn, thiếu mặc. Mỗi khi gia đình cần vài trăm ngàn hay vài triệu đồng để lo liệu việc gì lại nghĩ ngay đến vườn sâm dây. Sắp tới tôi sẽ nhân rộng thêm 1 sào sâm dây trồng xen với vườn cây bời lời.
Chị Y Bắp cho biết, qua những mô hình đã thí điểm trên địa bàn cho thấy, mỗi sào sâm dây cho thu hoạch từ 280-300kg sâm tươi. Thế nhưng, “chưa vội làm giàu” và để giữ nguồn giống, Hội Phụ nữ xã đã vận động chị em cách thu hoạch sâm dây theo hướng bền vững là chọn củ to thu hoạch trước, củ nhỏ tiếp tục nuôi dưỡng. Đó là lý do vì sao hiện nay mỗi sào sâm dây mới chỉ thu từ 100kg sâm tươi trở lại.
Với những ưu điểm của cây sâm dây (phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất của người dân, giá trị kinh tế cao…), Hội LHPN xã đang vận động chị em trồng sâm dây dưới tán cà phê, bời lời, vừa bảo vệ và phát triển cây dược liệu quý (theo chủ trương phát triển vùng dược liệu của tỉnh) vừa giúp chị em tăng thu nhập. Đáng mừng là hiện nay cả xã có đến 54 chị em đăng ký phát triển mô hình, tập trung tại 2 thôn Đăk Viên và Đăk Song.
sâm dây hồng đảng sâm kon tum ngọc linh nhật trường 1
Hạt Sâm dây đã được phơi khô. Ảnh: T.Q
Tuy nhiên, một điều khiến chị Y Bắp trăn trở đó là hiện nay ngoài việc tự tìm kiếm nguồn giống tự nhiên ở rừng để trồng thì chị em vẫn chưa biết kỹ thuật nhân giống từ ươm hạt, trong khi nguồn hạt giống thu về mỗi mùa vụ rất nhiều.
Chị Nguyễn Thị Vân – Chủ tịch Hội LHPN huyện Tu Mơ Rông cho biết: Ngoài thành công của mô hình Tổ liên kết trồng sâm dây của 62 hội viên, phụ nữ ở xã Tê Xăng còn phải kể đến hiệu quả của mô hình được triển khai tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) cho 39 hội viên, phụ nữ ở 3 thôn Pu Tá, Chum Tam, Long Hy.
Đến nay, các hộ gia đình tham gia mô hình bước đầu đã có thu nhập từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng. Một số hộ đã mở rộng diện tích trồng sâm dây như gia đình Y Leng, Y Den, Y Nhắc, Y Binh ở thôn Pu Tá, mỗi hộ trồng thêm 4-5 sào. Đặc biệt hơn, nhờ mô hình điểm của Hội Phụ nữ, đến nay cả xã Măng Ri đã vận động các hộ dân trồng được 30ha sâm dây.
sâm dây hồng đảng sâm kon tum ngọc linh nhật trường 2
Chị Y Ngoi và những củ Sâm dây vừa mới thu hoạch. Ảnh: T.Q
Sâm dây hiện là 1 trong 7 loại cây chủ lực giúp người dân Tu Mơ Rông thoát nghèo bền vững. Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tu Mơ Rông nhiệm kỳ 2015-2020 phấn đấu đến năm 2020 phát triển 250ha sâm dây. Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và từ thành công của mô hình do Tỉnh hội triển khai, Hội LHPN Tu Mơ Rông tiếp tục chọn thêm 5 hộ gia đình tại thôn Đăk Viên để giúp đỡ mỗi hộ phát triển 1 sào sâm dây. Hiện tại, các hộ gia đình đang học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật; tháng 3/2017 bắt đầu xuống giống.
“Với giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn, nếu phát triển đúng hướng và có sự liên kết chặt chẽ trong giải quyết đầu ra sản phẩm thì sâm dây không chỉ là mô hình thoát nghèo mà còn giúp chị em phụ nữ sớm làm giàu. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ xây dựng mô hình, Hội LHPN tỉnh đang nỗ lực giúp hội viên, phụ nữ trong Tổ liên kết trồng sâm dây xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm; tìm giải pháp liên kết với các doanh nghiệp để kết nối sản phẩm với thị trường trong và ngoài tỉnh” – Chị Nguyễn Thị Liên – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết.
Cơ Sở Kinh Doanh & Sản Xuất Nhật Trường là thương hiệu mạnh về cung cấp Sâm Dây, sản phẩm sạch, mẫu mã đẹp trên thị trường, sản phẩm được phơi sấy khô tự nhiên không chất bảo quản.  Chúng tôi kinh doanh Sâm Dây từ năm 2013 và được sự tín nhiệm của khách hàng trong suốt thời gian qua. Đó là lời động viên để chúng tôi cố gắng phát triển, mang chữ Tâm chữ Tín trong từng sản phẩm đến tay khách hàng, cũng như câu Slogan "Vạn chữ Tín, Triệu niềm tin" gắn bó từ ngày đầu thành lập.  
CƠ SỞ KD & SX NHẬT TRƯỜNG (NHAT TRUONG KON TUM)
Địa chỉ: - 28/26e Phan Tây Hồ, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0906 968 923 - 0862 715 517
Email: samtuoingoclinh@gmail.com
Website: http://www.samtuoingoclinh.com 
 

Tác giả bài viết: Tú Quyên theo Báo Kon Tum

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây