Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Thưởng thức ẩm thực độc đáo đa dạng vùng đất Kon Tum

Văn hóa ẩm thực của người bản địa huyện Kon Plông luôn là nét văn hóa nội sinh độc đáo, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.
Cơm lam (ống lồ ô) Kon Tum
Một số đặc sản đặc trưng của KonPlông:
1. Cơm Lam:
Đây là món ăn khá phổ biến của hầu hết đồng bào dân tộc Tây Nguyên nhưng mỗi địa phương đều mang một sắc thái, hương vị khác nhau. Đến với cơm Lam vùng KonPlông người ăn có thể cảm nhận mùi nếp thơm lần hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của gạo và mùi thơm của nứa non. 
cơm lam tây nguyên

cơm lam tây nguyên

cơm lam tây nguyên
Cơm Lam của vùng đất này được làm từ gạo nếp rẫy ngâm lẫn với lá dứa, qua một đêm cho gạo vào ống nứa non, khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người nấu khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô vào từng ống một, tước những thẻ lá chuối rừng già hườm hườm vàng đã được hơ nóng lửa và thắt nút cho từng ống nứa, và vùi vào bếp tro hồng.
Cơm Lam là món ăn không thế thiếu trong các dịp lễ hội của đồng bào nơi đây, mỗi người một ống, bốn ngón tay nhẹ nhành tách ống cơm lam ấy thành tư hoặc sáu vừa tầm cho một cái noãn cơm dẻo, đông kết nhô lên. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán.
2. Cà Đắng:
Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được bà con trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh, màu xanh. Loại cà này có thể ăn sống nên trở thành món ăn khá hấp dẫn với những ai thích vị đắng.
cà đắng

cà đắng

cà đắng

cà đắng
Bạn hãy thử cắn một miếng để nghe vị đắng tứa vào chân răng và cảm nhận cái nghe vị giòn ngọt ùa đến ngay sau đó. Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn trong bữa cơm người dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc v..v... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng KonPlông.
3. Măng chua rừng:
Với ưu thế được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất KonPlông những điều tuyệt vời nhất, chính vì thế người dân bản địa thực sự tận dụng những sản phẩm từ thiên nhiên cho ra những món ăn độc đáo, Măng chua thực sự là một trong những miếng ngon từ núi rừng. Măng tươi lấy trên rừng, sắt mỏng ủ trong hũ sành cùng với muối, sau một thời gian măng chua đến độ vừa dùng, có thể chế biến thành các món ăn lạ miệng cùng với cá suối, nấu canh,….Điều đặc biệt của món ăn này là Người dân bản địa với bàn tay khéo léo có thể ủ măng sử dụng quanh năm mà măng vẫn thơm mùi như mới.
măng chua tây nguyên

măng chua tây nguyên
4. Rượu cần:
Rượu cần là nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và KonPlông nói riêng. Thưởng thức Rượu Cần là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đời sống cũng như phản ánh sinh động văn hóa vật chất và tinh thần xưa và nay. Với mùi thơm của gạo, hòa quyện với núi suối trong vắt, tạo nên một vị cay nồng nàn, khó cưỡng.
rượu cần kon tum
Rượu cần cũng là nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc huyện KonPlông.
Ngoài những món ăn đặc sản trên, còn có những món ăn: Gà rừng nướng, bắp chuối rừng, thịt trêu nướng, rau rừng,…. 
Gỏi lá Kon Tum
Gỏi lá Kon Tum 
gà rừng nướng măng đen
Gà rừng nướng
bắp chuối rừng kon tum
Bắp chuối rừng Kon Tum
thịt trâu nướng
Thịt trâu nướng, thịt trâu khô
 
II. Giá trị đặc sản của ẩm thực huyện KonPlông
           KonPlông là nơi sinh sống của các dân tộc anh em: Xê Đăng, Mơ Nông, K’Dong, H’Re. Việc ăn uống của mỗi dân tộc đều khác nhau, nhưng nhìn chung đều có một điểm tương đồng gắn liền với sản phẩm của núi rừng, các món ăn hầu hết được chế biến từ nguyên liệu đơn sơ, gắn liền với núi rừng: tre, nứa, lồ ô, vầu…Đặc biệt trong không khí cộng đồng ngày lễ Tết, việc ăn uống diễn ra với nhiều ý nghĩa, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu no bụng, ngon miệng mà còn đáp ứng nhu cầu về tình nghĩa chòm xóm láng giềng trong buôn làng, quan hệ giữa con người với nhau. Vượt lên trên thực đơn vừa kể, món ăn trong thường ngày không tách khỏi phần tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, kết nối giữa người sống kẻ chết, giữa con người với thần linh. Chính vì vậy mà các món ăn thức uống mang ý nghĩa thiêng liêng và hết sức trang trọng.
           Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa đặc sản ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt và huyện KonP lông cũng đang trên con đường thực hiện những tiêu chí đó, để đưa đặc sản ẩm thực độc đáo của vùng đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Vì đặc sản địa phương luôn mang một nét đặc trưng và có vai trò riêng trong sự nghiệp quảng bá du lịch của huyện nhà.

Tác giả bài viết: Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây