Đất & Người Kon Tum: Dẻo thơm xôi nếp Ri Mẹt
- Thứ ba - 23/02/2016 09:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không phải là người nghiền món xôi nhưng trong một lần có dịp được thưởng thức món xôi nếp than của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) tôi đã bị chinh phục bởi cái vị dẻo, thơm, ngon ngọt khó cưỡng. Người ta nói xôi ngon hay không tùy vào loại gạo nếp nhưng với bà con đồng bào Jẻ nơi đây độc đáo hơn là việc sử dụng chiếc nồi hấp xôi truyền thống.
Độc đáo nồi hấp xôi truyền thống
Bên cạnh căn nhà mới được xây dựng khang trang, vợ chồng ông A Ơi và bà Y Yêu ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) vẫn giữ lại một gian nhà gỗ của căn nhà cũ để làm gian bếp. Cuộc sống thời hiện đại, nồi gang, nồi nhôm, nồi cơm điện cũng được con cái sắm sửa cho ông, bà đủ đầy nhưng cứ hễ nấu đến món xôi là vợ chồng ông lại mang cái nồi hấp xôi bằng gỗ ra dùng.
Ông A Ơi nói, cũng thử nấu nồi gang, nồi nhôm hay nồi cơm điện rồi nhưng không ưng cái bụng chút nào vì những loại nồi làm bằng kim loại tuy tiện lợi trong cách nấu nhưng xôi nấu ra không ngon, không dẻo và cũng không thơm bằng cách hấp xôi truyền thống. Đặc biệt hơn, nếu dùng nồi hấp xôi truyền thống được làm bằng gỗ như người Jẻ, xôi nấu chín không bao giờ bị nhão, bị khô, hạt xôi lại rất mềm mại.
Nồi hấp xôi của người Jẻ thường được làm bằng những loại gỗ dổi và mít rừng. Đây là những loại gỗ tốt, không bị nứt nẻ, chịu nhiệt tốt, đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao có thể tỏa hương thơm lại không độc hại, càng góp phần tạo nên hương vị cho món xôi thêm phần thơm ngon.
Chiếc nồi hấp xôi có chiều cao trung bình từ 35-40cm (nhiều kích cỡ), nồi nhỏ nhất nấu được từ 2-2,5kg gạo nếp, nồi lớn nhất nấu được từ 5-5,5kg gạo nếp.
Để hạt xôi mềm, dẻo, bà con thường ngâm nếp trước khoảng 2 tiếng đồng hồ rồi vớt ra để ráo nước sau đó mới cho nếp vào nồi hấp.
Điểm đặc biệt của xôi nếp được hấp bằng nồi hấp xôi truyền thống của người Jẻ là hạt xôi sau khi chín trút ra dùng từng hạt xôi dẻo thơm quyện chặt vào nhau, không bị dính vào nồi hay bị cháy sém như những loại nồi làm bằng kim loại.Trăm nghe không bằng mắt thấy, vợ chồng ông A Ơi đã nấu hẳn một nồi xôi nếp than để đãi khách. Chưa đầy 30 phút, chúng tôi đã được thưởng thức cái hương vị dẻo, thơm, ngon, ngọt của xôi nếp làng Ri Mẹt không lẫn vào đâu được với cái vị vừa ngọt, vừa bùi bùi lại béo béo.
Ông A Ơi cho biết thêm, xôi nếp ngon hay không còn tùy thuộc vào sự khéo léo trong việc đục đẽo chiếc nồi hấp xôi. Theo kinh nghiệm của ông, phải canh làm sao để phần thân trên của chiếc nồi có độ dày khoảng 1cm, phần thân dưới của nồi phải có dộ dày khoảng 3cm (theo hướng càng về phía dưới chân nồi độ dày càng tăng) như vậy mới đảm bảo cho chiếc nồi hút nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn.
Món ăn không thể thiếu trong ngày cưới, hỏi
Mặc dù trong nhà lúc nào cũng có vài chiếc nồi hấp xôi truyền thống được cất giữ như bảo vật, nhưng để chuẩn bị cho đám hỏi của đứa con trai của mình, ông A Ơi cẩn thận đục đẽo thêm một chiếc nồi nữa vì ông dự tính kỳ này sẽ hấp khoảng chục gùi xôi nếp than vừa đãi khách, vừa làm “lễ vật” mang đến tặng cho nhà gái.
Ông A Ơi nói, phong tục cưới, hỏi của người Jẻ từ xưa đến giờ không thể thiếu xôi nếp cũng như rượu ghè và thịt rừng. Cả nhà trai, lẫn nhà gái cũng vậy. Tuy nhiên, nhà gái có nhiều nếp thì nấu nhiều xôi, ít nếp thì nấu ít xôi; nhưng với nhà trai thì bao giờ xôi nếp cũng phải nấu đến cả chục gùi trở lên, vừa đãi họ hàng, vừa làm lễ vật để khi kết thúc đám cưới, hỏi mang tặng cho nhà gái mang về làm quà.
Ông A Ơi cho biết, thời của ông, lúa nếp còn trồng nhiều nên khi đi cưới vợ, gia đình ông phải nấu cả mấy chục gùi cơm nếp vừa đãi dân làng, còn lại mang tặng cho nhà vợ. Bây giờ, nhiều gia đình người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn vẫn còn giữ phong tục này. Và mặc dù diện tích lúa rẫy bị thu hẹp dần để trồng những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưng gần như gia đình nào cũng dành vài chục mét vuông đất để trồng lúa nếp than.
Để làm nên chiếc nồi hấp xôi phải mất mấy ngày liền mới có thể đục đẽo xong và không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, điều đáng quý hơn là để góp phần giữ hương vị xôi nếp thơm ngon của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, ông A Ơi đã không ngần ngại bỏ công sức của mình giúp bà con dân làng làm những chiếc nồi hấp xôi truyền thống; có khi ngồi cả mấy ngày liền để hướng dẫn có những người trẻ tuổi học cách làm chiếc nồi truyền thống này.
Bên cạnh căn nhà mới được xây dựng khang trang, vợ chồng ông A Ơi và bà Y Yêu ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei) vẫn giữ lại một gian nhà gỗ của căn nhà cũ để làm gian bếp. Cuộc sống thời hiện đại, nồi gang, nồi nhôm, nồi cơm điện cũng được con cái sắm sửa cho ông, bà đủ đầy nhưng cứ hễ nấu đến món xôi là vợ chồng ông lại mang cái nồi hấp xôi bằng gỗ ra dùng.
Ông A Ơi nói, cũng thử nấu nồi gang, nồi nhôm hay nồi cơm điện rồi nhưng không ưng cái bụng chút nào vì những loại nồi làm bằng kim loại tuy tiện lợi trong cách nấu nhưng xôi nấu ra không ngon, không dẻo và cũng không thơm bằng cách hấp xôi truyền thống. Đặc biệt hơn, nếu dùng nồi hấp xôi truyền thống được làm bằng gỗ như người Jẻ, xôi nấu chín không bao giờ bị nhão, bị khô, hạt xôi lại rất mềm mại.
Hấp xôi bằng nồi hấp truyền thống của người Jẻ. Ảnh: TQ
Ông A Ơi mang ra cái nồi hấp xôi truyền thống của người Jẻ làm bằng gỗ dổi mới được ông đục đẽo cách đây mấy ngày còn thơm mùi gỗ ra giới thiệu: Đồng bào Jẻ ngày trước ở Đăk Môn nhà nào cũng có vật dụng này, bởi xôi là món ăn quen thuộc của người Jẻ bao đời nay.Nồi hấp xôi của người Jẻ thường được làm bằng những loại gỗ dổi và mít rừng. Đây là những loại gỗ tốt, không bị nứt nẻ, chịu nhiệt tốt, đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao có thể tỏa hương thơm lại không độc hại, càng góp phần tạo nên hương vị cho món xôi thêm phần thơm ngon.
Chiếc nồi hấp xôi có chiều cao trung bình từ 35-40cm (nhiều kích cỡ), nồi nhỏ nhất nấu được từ 2-2,5kg gạo nếp, nồi lớn nhất nấu được từ 5-5,5kg gạo nếp.
Vợ chồng ông A Ơi hấp xôi đãi khách. Ảnh: TQ
Thân nồi được đục rỗng từ trên xuống dưới. Để hấp xôi, bà con đặt bên trong nồi hấp (cách chân nồi khoảng 7cm) 1 chiếc rá làm bằng tấm nan tre (có khe hở nhỏ) để đổ nếp lên. Sau khi đổ nếp lên rá, tiếp tục đặt chiếc nồi hấp xôi vào trong một nồi nước đã được bắc trực tiếp lên bếp lửa (mực nước bên ngoài thấp hơn rá đựng nếp bên trong) rồi đậy kín nắp bên trên để lấy hơi. Đun lửa liên tục đến khi mực nước trong nồi sắp cạn, nếp bốc mùi thơm thì mở nắp nồi xôi xới đều. Để xôi chín giữ vị thơm ngon, sau khi xới xôi nếp xong, bà con thường hái lá chuối phủ phía bên trên mặt nồi rồi đậy nắp nồi kín lại.Để hạt xôi mềm, dẻo, bà con thường ngâm nếp trước khoảng 2 tiếng đồng hồ rồi vớt ra để ráo nước sau đó mới cho nếp vào nồi hấp.
Điểm đặc biệt của xôi nếp được hấp bằng nồi hấp xôi truyền thống của người Jẻ là hạt xôi sau khi chín trút ra dùng từng hạt xôi dẻo thơm quyện chặt vào nhau, không bị dính vào nồi hay bị cháy sém như những loại nồi làm bằng kim loại.Trăm nghe không bằng mắt thấy, vợ chồng ông A Ơi đã nấu hẳn một nồi xôi nếp than để đãi khách. Chưa đầy 30 phút, chúng tôi đã được thưởng thức cái hương vị dẻo, thơm, ngon, ngọt của xôi nếp làng Ri Mẹt không lẫn vào đâu được với cái vị vừa ngọt, vừa bùi bùi lại béo béo.
Ông A Ơi cho biết thêm, xôi nếp ngon hay không còn tùy thuộc vào sự khéo léo trong việc đục đẽo chiếc nồi hấp xôi. Theo kinh nghiệm của ông, phải canh làm sao để phần thân trên của chiếc nồi có độ dày khoảng 1cm, phần thân dưới của nồi phải có dộ dày khoảng 3cm (theo hướng càng về phía dưới chân nồi độ dày càng tăng) như vậy mới đảm bảo cho chiếc nồi hút nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn.
Món ăn không thể thiếu trong ngày cưới, hỏi
Mặc dù trong nhà lúc nào cũng có vài chiếc nồi hấp xôi truyền thống được cất giữ như bảo vật, nhưng để chuẩn bị cho đám hỏi của đứa con trai của mình, ông A Ơi cẩn thận đục đẽo thêm một chiếc nồi nữa vì ông dự tính kỳ này sẽ hấp khoảng chục gùi xôi nếp than vừa đãi khách, vừa làm “lễ vật” mang đến tặng cho nhà gái.
Ông A Ơi nói, phong tục cưới, hỏi của người Jẻ từ xưa đến giờ không thể thiếu xôi nếp cũng như rượu ghè và thịt rừng. Cả nhà trai, lẫn nhà gái cũng vậy. Tuy nhiên, nhà gái có nhiều nếp thì nấu nhiều xôi, ít nếp thì nấu ít xôi; nhưng với nhà trai thì bao giờ xôi nếp cũng phải nấu đến cả chục gùi trở lên, vừa đãi họ hàng, vừa làm lễ vật để khi kết thúc đám cưới, hỏi mang tặng cho nhà gái mang về làm quà.
Ông A Ơi cho biết, thời của ông, lúa nếp còn trồng nhiều nên khi đi cưới vợ, gia đình ông phải nấu cả mấy chục gùi cơm nếp vừa đãi dân làng, còn lại mang tặng cho nhà vợ. Bây giờ, nhiều gia đình người Jẻ ở làng Ri Mẹt, xã Đăk Môn vẫn còn giữ phong tục này. Và mặc dù diện tích lúa rẫy bị thu hẹp dần để trồng những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưng gần như gia đình nào cũng dành vài chục mét vuông đất để trồng lúa nếp than.
Để làm nên chiếc nồi hấp xôi phải mất mấy ngày liền mới có thể đục đẽo xong và không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, điều đáng quý hơn là để góp phần giữ hương vị xôi nếp thơm ngon của người Jẻ ở làng Ri Mẹt, ông A Ơi đã không ngần ngại bỏ công sức của mình giúp bà con dân làng làm những chiếc nồi hấp xôi truyền thống; có khi ngồi cả mấy ngày liền để hướng dẫn có những người trẻ tuổi học cách làm chiếc nồi truyền thống này.