Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Kon Tum: Xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen

Gạo đỏ (gạo lứt) từ chỗ là lương thực truyền thống của người Xê Đăng ở xã vùng cao Măng Bút, H.Kon Plông (Kon Tum) đã trở thành mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường.
Gạo đỏ ở Măng Bút được tư thương mua, bán lại
Địa phương này đang triển khai xây dựng thương hiệu riêng cho gạo đỏ.
Cứ đến tháng 4 hằng năm, người Xê Đăng ở xã vùng cao này bắt đầu cấy lúa và phải tới tháng 10, nghĩa là kéo dài đến 6 tháng, mới được thu hoạch. Điều lạ là cây lúa cho gạo đỏ chỉ thích sống trên vùng ruộng đất khô cằn, không có nước tưới và từ đầu đến cuối vụ “chỉ hưởng nước trời”. Lúa cấy xuống là tự thân sinh trưởng, phát triển một cách hoang dại. Đồng bào ở đây chỉ bón phân chuồng, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học, làm cỏ mỗi tháng một kỳ, sau đó bỏ mặc, đến khi lúa đỏ ửng trên thân thì ra gặt về.
Già làng A Vung bảo đây là giống lúa đỏ nguyên chủng được lưu giữ từ đời này sang đời khác. “Đồng bào mình khi đau ốm đều ăn gạo này, không bao giờ ăn gạo khác. Khi có lễ hội lớn hay nhỏ, đều phải cúng Yàng bằng loại gạo này. Gạo này Yàng đã cho người Xê Đăng mà”, ông A Vung kể.
gạo lứt măng đen
Cũng theo già làng A Vung, đã có nhiều giống lúa lai đưa về trồng ở đây, thường thì năng suất năm đầu có cao hơn năm sau. Riêng với lúa gạo đỏ, năng suất năm này qua năm khác là như nhau: 1 sào (1.000 m2) gặt được 10 bao thì năm sau cũng gặt được ngần này lúa.

gạo đỏ măng đen 1

Ông A Diên, Bí thư Đảng ủy xã Măng Bút, xác nhận những lời già làng A Vung là đúng, lạ nhất là năng suất lúa gạo đỏ luôn ổn định, không bao giờ mất mùa, dù hạn hán hay mưa gió bão bùng. Tuy nhiên, theo Bí thư Diên, năng suất lúa không cao, chỉ ở mức 33 tạ/ha. “Cả xã này có 210 ha trồng lúa gạo đỏ, mỗi năm thu về gần 700 tấn. Khi xưa, đồng bào chỉ dùng để ăn, mấy năm nay khi gạo đỏ có giá trên thị trường thì bà con ở đây đã nắm lấy cơ hội để biến thành hàng hóa”, ông A Diên cho hay.
Tiếng lành đồn xa, tư thương các nơi đổ về đây lùng mua gạo đỏ, có bao nhiêu mua bấy nhiêu. Gạo đỏ nơi đây bỗng chốc thành đặc sản mà ai đến đây cũng muốn mua về để dùng. Từ đó, địa phương đã ý thức xây dựng thương hiệu gạo đỏ Măng Đen. Ông Lê Đức Tín, Phó chủ tịch UBND H.Kon Plông, cho biết trước khi xây dựng thương hiệu, làm nhãn mác đăng ký về gạo đỏ Măng Đen, địa phương đã mang mẫu đi kiểm nghiệm thì loại gạo này được đánh giá có chất lượng cao, tinh khiết hơn hẳn gạo đỏ ở nhiều nơi trong nước… “Chúng tôi cũng đang tiến hành sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ gạo đỏ Măng Đen như rượu gạo đỏ, bánh tráng gạo đỏ và bột dinh dưỡng gạo đỏ. Hiện nay, bánh tráng gạo đỏ đã có mặt trên thị trường, còn rượu gạo đỏ đã sản xuất cho kết quả khả quan, sẽ xuất hiện thị trường nay mai”, ông Tín nói và cho biết địa phương đang triển khai cánh đồng lúa gạo đỏ 200 ha ở Măng Bút, đưa công nghệ vào sản xuất theo nông nghiệp công nghệ cao. Huyện cũng sẽ làm việc cụ thể với doanh nghiệp để giá thu mua lúa cao hơn hiện tại, nâng cao đời sống người dân.

Tác giả bài viết: Phạm Anh theo Báo Thanh Niên

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây