Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Đi tìm sự huyền bí trong tượng nhà mồ Tây Nguyên Kon Tum

Tây Nguyên, đại ngàn của Việt Nam là vùng đất chứa nhiều bí ẩn. Với địa hình đồi núi bao bọc, cộng đồng người dân tại phía bắc Tây Nguyên ít bị văn hóa bên ngoài ảnh hưởng trong quá trình phát triển.
Tượng nhà mồ, nét độc đáo của Tây Nguyên đại ngàn - Ảnh: Nguyên Ngọc
Nhờ đó mà Tây Nguyên là cái nôi của nhiều phong tục tập quán độc đáo, khác lạ, lưu truyền từ xưa đến nay.
 
Bí ẩn vô tận của Tây Nguyên đại ngàn luôn tạo ra nhiều kinh ngạc. Lạc vào rừng Tây Nguyên, mạn Gia Lai, Kontum, bạn có thể bất chợt gặp một vài hoặc cả rừng tượng gỗ nhiều hình thù khác nhau. Điều này có nghĩa đâu đó gần kề, một hoặc nhiều ngôi mộ của những người con núi rừng đã bị bỏ hoang.
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Cộng đồng Tây Nguyên còn ẩn chứa nhiều phong tục kỳ bí
nhà mồ tây nguyên kon tum
Tượng nhà mồ lâu ngày đã bị mục, nứt
 
Khác với những niềm tin con người sau khi chết sẽ về thiên đàng hay cõi niết bàn, hoặc không còn gì cả, những người con của núi rừng Tây Nguyên luôn tâm niệm con người từ rừng mà ra, khi chết là trở về rừng. Cuộc đời của người dân nơi đây có lịch sử, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng cũng như những yếu tố tâm linh gắn chặt với rừng.
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Tượng nhà mồ đậm bản sắc Tây Nguyên
 
Từ quan niệm này, người dân Bana, Jarai, Êđê, Cơho, Mạ, Xơđăng hay Mơnông có một lễ hội rất độc đáo và đặc biệt: lễ bỏ mả. Đây là lễ hội duy nhất mà cả người sống và người chết cùng tham dự.
 
Một người sau khi qua đời, được chôn trong ngôi mộ tạm. Hàng ngày, người thân trong gia đình đến cho người chết “ăn uống” qua chiếc ống cắm sâu xuống mộ. Họ tin rằng khi chưa làm lễ bỏ mả cho người thân, thì dù đã chết, người thân vẫn còn lai vãng đâu đây, cũng cần ăn uống và về nhà giúp đỡ gia đình. Họ chỉ trở lại với mẹ thiên nhiên sau khi được làm lễ bỏ mả.
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Không khí trong một lễ hội bỏ mả
Để chuẩn bị chia tay người chết trong lễ bỏ mả, người dân thường vào rừng lấy gỗ, tre, mây, song, cỏ gianh mang về dựng các phần của nhà mồ. Ngoài những đồ vật dùng hàng ngày mà người sống mang đến mồ, một thứ đặc biệt mà người sống làm cho người chết là đẽo những bức tượng cắm xung quanh nhà mồ.
 
Tượng nhà mồ như một món quà mà người sống làm tặng người chết. Đó có thể là những hình tượng về cuộc sống của con người khi buồn, khi vui, người phụ nữ mang bầu hoặc hoạt động tình dục. Nhiều khi, tượng đơn giản chỉ là một hình hài hoặc vật gì đó mà người sống gặp trong cuộc đời muốn chia sẻ với người chết.
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Đẽo tượng nhà mồ
nhà mồ tây nguyên kon tum
Tượng được dựng cạnh nhà mồ
 
Khác với các loại tượng của các nước khác, người dân trong làng hoặc người thân trong gia đình, khi muốn biểu lộ tình cảm, vào ngày làm lễ bỏ mả, họ tự vác rìu vào rừng chặt cây, đẽo tượng. Thường họ đẽo theo kiểu mô tả, theo hình thù đại khái chứ không theo tỉ lệ, kích thước nhất định. Có những người chỉ đẽo được một bức tượng một lần trong đời.
 
Khi đời sống hiện đại lan đến cộng đồng Tây Nguyên, rừng và gỗ được quản lý chặt chẽ, tục làm tượng nhà mồ của người Tây Nguyên cũng thay đổi theo. Việc làm tượng tập trung về một số người khéo léo nhất định trong cộng đồng, và lúc này chỉ có người giàu mới có khả năng mua gỗ làm tượng nhà mồ.
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Tượng về đề tài tình dục
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Tượng người trầm tư
 
nhà mồ tây nguyên kon tum
Hiện nay chỉ người giàu mới có thể đẽo tượng gỗ
 
Người nghèo hoặc người không có gỗ bắt đầu dùng xi măng, bê tông tạo nên những bức tượng để quanh nhà mồ. Tuy nhiên, hình dạng và màu sắc của những bức tượng nhà mồ vẫn thể hiện đậm nét Tây Nguyên, mang đậm triết lý nhân sinh quan trong cuộc đời của những người con của núi rừng.

Tác giả bài viết: Bài: Kim Dung Ảnh: Nguyên Ngọc theo Báo Thanh Niên

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây