Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Cuối năm người dân Kon Tum ‘chạy đua’ với thời gian rủ nhau lên núi hái ‘lộc trời’

Những ngày cuối năm, nhiều người dân ở huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) lại rủ nhau ngược núi cao hái cây đót về bán. Đi một ngày, mỗi gia đình kiếm được 300 – 400 nghìn đồng. Họ xem đây là ‘lộc trời’ dịp cuối năm, lại là lúc nông nhàn nên ai cũng ‘vui như Tết’.
Khai thác lộc trời trên núi rừng.
Theo tìm hiểu của PV, mùa đót ở Kon Rẫy bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 Dương lịch. Trong đó, nhiều nhất là tháng 1. Những ngày này, tại các xã vùng cao thuộc địa phận huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đang bước vào vụ khai thác bông đót rừng. Những cây đót thường mọc trên núi đá, ven rừng hoặc các kênh mương trong rừng. Như đã trở thành thói quen, trước và sau Tết Nguyên đán, nhiều người dân đổ xô lên rừng hái đót mang về bán.
Theo kinh nghiệm của những người đi rừng, thời gian đót trổ bông đến khi thu hoạch không lâu, khoảng từ 30 đến 45 ngày nên muốn tranh thủ nguồn đót phải “chạy đua” với thời gian.
Ông Đinh Văn Hành (42 tuổi, thôn 4, thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) cho biết, vào mùa đót cả gia đình ông dừng hết mọi việc để đi bóc đót, bình quân cả nhà kiếm được hơn 50kg đót tươi mỗi ngày.
“Tính ra, mỗi ngày cũng kiếm được 350.000 đến 400.000 đồng, có hôm chịu khó đi sớm thì được nhiều hơn. Nhưng nghề hái đót cũng nguy hiểm, gặp rắn rết nhiều lắm, nếu gặp phải rắn độc thì mất mạng như chơi,…đổi lại có tiền, gia đình lại có thêm gạo, thêm thức ăn…”, ông Hành cho biết thêm.
lộc trời kon tum 1
Những em bé 12 – 13 tuổi cũng hái đót khá thành thạo, không thua kém người lớn.
Được biết, năm nay là năm nhuận nên đót trổ sớm hơn, người dân đi hái sớm, nhưng thời tiết rét hơn nên cây đót khó nở bông hơn so với các năm trước. Ít hơn về số lượng, nhưng giá cả cao hơn, duy trì từ đầu mùa đến nay với giá 7.000 đồng/kg. Không riêng người lớn, một số em nhỏ cũng có thể hái đót một cách khá thành thạo.
lộc trời kon tum 2
Cây đót khá cao nên hai cha con phải đạp xuống để hái dễ hơn.
Em Đinh Thị Thuận (12 tuổi, con ông Hành) kể chuyện: “Hồi nhỏ em cũng hay theo cha vào rừng hái đót, nên giờ em hái khá thành thạo. Hôm kia đi với chị gái, riêng em bóc được gần 20kg. Lá đót rất sắc, muốn thu hoạch nhanh mà không bị đứt tay thì phải ôm gọn bụi đót đạp ngã xuống, tay cầm bông đót, tay nắm chiếc lá cuối ngọn giật ngược chiều thân cây, ngọn đót sẽ tách rời. Bóc nhanh có ngày em được gần 30kg, về đưa cho bố bán xong được mua quần áo mới…”.
lộc trời kon tum 3
Hái đót xong, bố con ông Hành theo những bậc thang để xuống núi.
Bà Cao Thị Hồng (52 tuổi, trú tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy), một trong những người thu mua đót cho biết: “Giá đót trung bình khoảng 7.000 đồng/kg, năm nay giá giữ nguyên từ đầu đến cuối vụ nên người dân cũng đi hái nhiều. Có mấy hôm vừa rồi, tôi mua được cả mấy tấn đót/ngày. Trung bình cứ 1 kg đót tươi, sau khi phơi còn khoảng 0,4 kg. Đót khô sẽ có giá khoảng 19.000 đến 20.000 đồng/kg. Năm nay số lượng đót ít hơn do thời tiết lạnh quá”.
lộc trời kon tum 4
Sau nhiều giờ leo núi mệt nhọc, ba cha con mang về những bó đót
Không chỉ những người đi bóc đót, người đi phơi đót thuê cho thương lái cũng tấp nập vào vụ. Việc phơi đót thuê cũng đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương với thu nhập 150.000 đồng/người/ngày. Cây đót đúng là món quà thiên nhiên ban tặng cho người nghèo, cư dân vùng cao, nhất là những lúc họ khó khăn.

Tác giả bài viết: Trần Hiền theo Dân Việt

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây