Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Nghệ nhân Tây Nguyên thi tài chế tác tượng gỗ dân gian

Hội thi chế tác tượng gỗ dân gian của các nghệ nhân ở 5 tỉnh Tây Nguyên tại nhà rông Kon Klor, Kon Tum thu hút đông đảo người dân và du khách.
Các nghệ nhân Tây Nguyên thi tài chế tác tượng gỗ dân gian
Đây là một trong những hoạt động chính của Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn liền với Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum đang diễn ra và kéo dài đến hết ngày 23/3.
Tham dự Hội thi có 36 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum.
Trong không gian nhà rông Kon Klor, các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật tạc tượng dân gian hết sức ấn tượng. Chỉ với các dụng cụ thô sơ như rìu, rựa, đục... , dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những tượng gỗ biểu trưng cho đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên dần thành hình trước sự dõi theo đầy thán phục của người xem.
nghệ nhân tây nguyên tạc gỗ
 
nghệ nhân tây nguyên tạc gỗ 1
Những pho tượng gỗ được hình thành dưới đôi bàn tay khéo léo sử dùng những dụng cụ đục đẽo thô sơ của các nghệ nhân
nghệ nhân tây nguyên tạc gỗ 2
Tượng gõ gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày và cả đời sống tâm hồn của người Tây Nguyên
nghệ nhân tây nguyên tạc gỗ 3
Du khách say sưa dõi xem các nghệ nhân chế tác tượng gỗ
Vừa đẽo tượng, nghệ nhân A Nếp vừa nói về tác phẩm tượng dân gian theo phong cách của dân tộc Giẻ Triêng mình. Nghệ nhân A Nếp nói: “Từ xa xưa, dân tộc mình đã tạc tượng gỗ. Trong một năm thường có những ngày cả làng nghỉ ngơi việc nương rẫy, quây quần bên nhau cùng tạc tượng. Nghề tạc tượng tôi có được do ông, cha tôi truyền dạy. Qua tượng gỗ có thể hình dung đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như nội tâm của người chế tác tượng gửi gắm trong linh hồn của tượng.
Do thời nay, ai cũng muốn làm kinh tế nên việc tạc tượng ít dần. Nhưng nhiều năm nay, ngành văn hóa tuyên truyền trong cộng đồng khiến chúng tôi ý thức được giá trị của nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc mình rất quý báu, cần được gìn giữ. Tham gia Hội thi lần này, cũng là cách để nghệ nhân chúng tôi tìm hiểu về phong cách tạc tượng dân gian của các dân tộc khác nhau”.
Theo ông Phan Văn Hòa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Kon Tum, tượng gỗ dân gian gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum nói riêng và cả Tây Nguyên nói chung. Trong Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn liền với Tuần văn hóa - du lịch Kon Tum lần này, hội thi chế tác tượng gỗ dân gian là một trong những hoạt động nổi bật, và đặc biệt được cộng đồng quan tâm cũng như rất thu hút du khách tìm về dõi xem.

Tác giả bài viết: Khánh Hiền theo Dân Trí

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây