Sửng sốt Kiến Trúc Độc Đáo có một không hai Kon Tum
- Thứ sáu - 11/03/2016 22:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
“Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta đã lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”- đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Paul Morand sau những chuyến đi dài hơi với trải nghiệm thú vị trên những miền đất mới. Và tôi, một vị du khách miền Bắc, tầm hiểu biết của tôi đã lớn lên, mở rộng rất nhiều lần khi đặt chân lên mảnh đất Kon Tum: sửng sốt đến ngỡ ngàng! Sửng sốt với núi rừng hùng vĩ, một vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa quyến rũ đến vô cùng. Ngỡ ngàng với những công trình kiến trúc độc đáo, là bản giao hưởng ngọt ngào giữa phong cách xa hoa, lộng lẫy của kiến trúc phương Tây với phong cách mạnh mẽ, mộc mạc của kiến trúc dân tộc bản địa Kon Tum. Có thể kể đến 3 đại diện tiêu biểu là: Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và Nhà rông KonKlor.
1. Nhà thờ Gỗ - Nhà thờ duy nhất tại Việt Nam được làm hoàn toàn từ gỗTọa lạc ngay trung tâm thành phố Kon Tum là Nhà Thờ Gỗ tuyệt đẹp, nằm duyên dáng trên con đường Nguyễn Huệ rợp bóng cây. Trong nắng mùa hè rực rỡ, Nhà thờ Gỗ nổi bật giữa nền trời cao xanh, ánh lên màu nâu trang trọng của gỗ cà chít, lấp lánh như một viên đá quý. Chạm ngõ Nhà thờ Gỗ ngay cái nhìn đầu tiên, du khách dễ dàng nhận ra công trình này là sự giao thoa hoàn hảo giữa kiến trúc nhà sàn của người Ba Na và kiến trúc Roman nổi tiếng lộng lẫy. Công trình được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân lành ghề nhất bắt tay xây dựng từ năm 1913 theo phương pháp thủ công, cẩn thận từng chút, từng chút một, đến năm 1918 thì mới hoàn thành.
Toàn bộ Nhà thờ Gỗ là một khối kiến trúc kiên cố, với những hàng cột gỗ rất cứng cáp, mạnh mẽ, như thách thức sự bào mòn của vị thần thời gian. Sự tinh xảo hiện lên trong từng chi tiết nhỏ: cánh cửa thánh đường, những hoa văn trang trí dọc hành lang, vết chạm khắc trên thành cầu thang,.. Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày, vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Nhìn chính diện, công trình kiến trúc này đích thực là một nhà thờ kiểu mẫu Roman, nhưng chỉ nhìn ở một góc hơi nghiêng, lộ ra phía hông lại mang nét đặc thù của nhà sàn BaNa với khoảng trống phía dưới.Do đó, Nhà thờ Gỗ toát lên cái vẻ mộc mạc, thân thiện như chính cá vẻ đôn hậu, khỏe mạnh của người dân tộc Kon Tum. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế như nhà tiếp khách, nhà trưng bày, khu lưu niệm, cô nhi viện, cơ sở dệt thổ cẩm, may thêu... tất cả đều sắp xếp hài hòa càng tôn thêm vẻ đẹp độc đáo cho Nhà thờ Gỗ. Hoa viên của nhà thờ khá rộng rãi, xung quanh là thảm cỏ xanh mướt và vườn cây cối rợp bóng, thấp thoáng những viên đá tảng hình thù độc đáo, những bức tượng tạc từ rễ cây, đem đến một không gian đậm màu sắc núi rừng Tây Nguyên.
Gần một thế kỷ qua trôi qua, mặc cho gió bão và nắng mưa, Nhà thờ Gỗ vẫn nguyên vẹn nét đẹp hoàn hảo, không hề có dấu hiệu của sự xuống cấp và trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng không chỉ riêng của Kon Tum, mà là niềm tự hào của cả Tây Nguyên.
2. Tòa Giám mục - nơi thời gian dừng bướcTừ Nhà thờ Gỗ, bạn có thể đi bộ dọc con đường Lý Tự Trọng rộng rãi, mát mẻ, chỉ một đoạn ngắn là đến Tòa Giám mục. Chỉ cần đứng ngoài cổng, du khách sẽ choáng ngợp ngay bởi sự hoành tráng của Tòa nhà này với mái ngói nâu trầm cổ kính, khu nhà dài rộng thênh thang. Vẻ đẹp của Tòa Giám mục bắt đầu từ hai hàng cây sứ rợp bóng, hoa nở trắng muốt, hương thơm quyện trong gió, khiến cho du khách có cảm giác rũ bỏ những nỗi buồn bên ngoài. Được xây dựng từ năm 1935 đến 1938, kiến trúc Tòa Giám mục vẫn là sự kết hợp giữa Đông-Tây, nhưng thiên về sự đơn giản, khoáng đạt chứ không cầu kì như Nhà thờ Gỗ. Du khách sẽ bị ấn tượng ngay từ những cụm hoa bướm bạc Philippin trắng xinh ở phía trước, rồi hành lang gỗ nâu bạc giản dị, dài hun hút, những căn phòng nhỏ mang đầu dấu ấn thời gian.Tầng hai của chủng viện như một một bảo tàng thu nhỏ về cuộc sống của người dân tộc bản địa Kon Tum, trưng bày các vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là những bức tượng độc đáo bằng thân cây với nhiều hình dáng và tư thế khác nhau, có thể gặp ở những buôn làng người Ba Na. Tại đây cũng có những bút tích, hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Trong khuôn viên rộng lớn, là những cây xà cừ to lớn, hàng chục năm tuổi, hiện lên sừng sững, che bóng rợp mát như càng tôn nét đẹp uy nghiêm cho Tòa Giám mục.
Trải qua bao thăng trầm, đứng giữa gió mưa bão bùng, công trình kiến trúc tuyệt vời này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính tuyệt vời của mình, như một nhân chứng của thời gian.
3. Nhà rông KonKlor - Nhà rông lớn nhất Việt Nam Rời những công trình kiến trúc hoành tráng bên trên, xin mời bạn ghé Nhà rông KonKlor - Nhà Rông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Theo truyền thống, Nhà rông là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của cả buôn làng, không chỉ mang ý nghĩa về tôn giáo mà còn có cả ý nghĩa chính trị, xã hội. Nhà rông KonKlor được xây dựng trên một vị thế rất đẹp, trước mặt là con đường Trần Hưng Đạo thẳng tắp,rộng thênh thang, bên phải là cầu treo KonKlor xinh đẹp, xung quanh những ruộng mía xanh ngút ngàn. Sau lần bị cháy vào tháng 5/2010, Nhà rông KonKlor đã được xậy dựng lại, to đẹp hơn nhiều với chiều dài 17,2m, rộng 6,4m, cao 22m, tổng diện tích là 260m2, tổng giá trị 1,8 tỉ đồng và có đến 3.500 ngày công được bà con đồng bào trong làng KonKlor và những nghệ nhân từ những làng xung quanh đóng góp. Điều độc đáo trong kiến trúc của Nhà rông là thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết rất công phu và tỉ mỉ. Những nghệ nhân người làng KonKlor đã phối hợp rất ăn ý, để giữ gìn được nét đặc trưng của mình trên Nhà rông. Gỗ xoay được sử dụng để làm 12 trụ cột của nhà rông,đây là loại gỗ rất khó tìm kiếm vừa rắn chắc vô cùng, không bị mối mọt, có thể chịu đựng được thời tiết thất thường nơi đây. Nhìn ngắm ngôi nhà rông này, du khách sẽ hiểu sâu sắc những đặc trưng trong kiến trúc của người Ba Na và không ngừng trầm trồ thán phục bàn tay của những nghệ nhân bản địa. Mái Nhà rông KonKlor cao vút, vững chãi, là điểm tựa cho hồn làng người KonKlor, vừa là niềm tự hào không chỉ của người dân Kon Tum mà là của cả Tây Nguyên hùng vĩ.Bên cạnh Nhà rông là Cầu treo KonKlor - chiếc cầu nối đôi bờ sông Đăk Bla huyền thoại, như một nét điểm xuyết duyên dáng cho phong cảnh nơi đây. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào năm 1993 và hoàn thành năm1994. Thời khắc đẹp nhất của chiếc cầu này là những buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một trái cầu lửa đang bốc cháy, ánh sáng tỏa loang loáng trên dòng sông rộng mênh mông. Ánh nắng nhuộm đỏ chiếc cầu rộng lớn, mang đến vẻ thần tiên, huyễn hoặc khiến bao du khách phải ngẩn ngơ lặng thinh ngắm nhìn, chỉ ước lưu giữ lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này. Đứng trên thành cầu nhìn ra xung quanh, chỉ một không gian rộng mênh mông bát ngát, thấy mình thật nhỏ bé trước núi rừng trập trùng trước mắt…
Lời kết: Lên xe ra về, trong lòng mỗi du khách ắt hẳn còn nhiều lưu luyến với mảnh đất Bắc Tây Nguyên xinh đẹp này. Đó là dòng sông Đăk Bla huyền thoại, là những con dốc thẳng đứng vời vợi, là buổi sáng trong lành trong Tòa Giám mục, là bóng Nhà thờ Gỗ đổ dài trong nắng chiều, là Nhà rông KonKlor uy nghiêm…Và nỗi nhớ về Kon Tum yêu thương sẽ còn đọng mãi, đọng mãi…
Toàn bộ Nhà thờ Gỗ là một khối kiến trúc kiên cố, với những hàng cột gỗ rất cứng cáp, mạnh mẽ, như thách thức sự bào mòn của vị thần thời gian. Sự tinh xảo hiện lên trong từng chi tiết nhỏ: cánh cửa thánh đường, những hoa văn trang trí dọc hành lang, vết chạm khắc trên thành cầu thang,.. Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày, vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Nhìn chính diện, công trình kiến trúc này đích thực là một nhà thờ kiểu mẫu Roman, nhưng chỉ nhìn ở một góc hơi nghiêng, lộ ra phía hông lại mang nét đặc thù của nhà sàn BaNa với khoảng trống phía dưới.Do đó, Nhà thờ Gỗ toát lên cái vẻ mộc mạc, thân thiện như chính cá vẻ đôn hậu, khỏe mạnh của người dân tộc Kon Tum. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế như nhà tiếp khách, nhà trưng bày, khu lưu niệm, cô nhi viện, cơ sở dệt thổ cẩm, may thêu... tất cả đều sắp xếp hài hòa càng tôn thêm vẻ đẹp độc đáo cho Nhà thờ Gỗ. Hoa viên của nhà thờ khá rộng rãi, xung quanh là thảm cỏ xanh mướt và vườn cây cối rợp bóng, thấp thoáng những viên đá tảng hình thù độc đáo, những bức tượng tạc từ rễ cây, đem đến một không gian đậm màu sắc núi rừng Tây Nguyên.
Gần một thế kỷ qua trôi qua, mặc cho gió bão và nắng mưa, Nhà thờ Gỗ vẫn nguyên vẹn nét đẹp hoàn hảo, không hề có dấu hiệu của sự xuống cấp và trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng không chỉ riêng của Kon Tum, mà là niềm tự hào của cả Tây Nguyên.
2. Tòa Giám mục - nơi thời gian dừng bướcTừ Nhà thờ Gỗ, bạn có thể đi bộ dọc con đường Lý Tự Trọng rộng rãi, mát mẻ, chỉ một đoạn ngắn là đến Tòa Giám mục. Chỉ cần đứng ngoài cổng, du khách sẽ choáng ngợp ngay bởi sự hoành tráng của Tòa nhà này với mái ngói nâu trầm cổ kính, khu nhà dài rộng thênh thang. Vẻ đẹp của Tòa Giám mục bắt đầu từ hai hàng cây sứ rợp bóng, hoa nở trắng muốt, hương thơm quyện trong gió, khiến cho du khách có cảm giác rũ bỏ những nỗi buồn bên ngoài. Được xây dựng từ năm 1935 đến 1938, kiến trúc Tòa Giám mục vẫn là sự kết hợp giữa Đông-Tây, nhưng thiên về sự đơn giản, khoáng đạt chứ không cầu kì như Nhà thờ Gỗ. Du khách sẽ bị ấn tượng ngay từ những cụm hoa bướm bạc Philippin trắng xinh ở phía trước, rồi hành lang gỗ nâu bạc giản dị, dài hun hút, những căn phòng nhỏ mang đầu dấu ấn thời gian.Tầng hai của chủng viện như một một bảo tàng thu nhỏ về cuộc sống của người dân tộc bản địa Kon Tum, trưng bày các vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số. Đặc biệt là những bức tượng độc đáo bằng thân cây với nhiều hình dáng và tư thế khác nhau, có thể gặp ở những buôn làng người Ba Na. Tại đây cũng có những bút tích, hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Trong khuôn viên rộng lớn, là những cây xà cừ to lớn, hàng chục năm tuổi, hiện lên sừng sững, che bóng rợp mát như càng tôn nét đẹp uy nghiêm cho Tòa Giám mục.
Trải qua bao thăng trầm, đứng giữa gió mưa bão bùng, công trình kiến trúc tuyệt vời này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính tuyệt vời của mình, như một nhân chứng của thời gian.
3. Nhà rông KonKlor - Nhà rông lớn nhất Việt Nam Rời những công trình kiến trúc hoành tráng bên trên, xin mời bạn ghé Nhà rông KonKlor - Nhà Rông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Theo truyền thống, Nhà rông là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của cả buôn làng, không chỉ mang ý nghĩa về tôn giáo mà còn có cả ý nghĩa chính trị, xã hội. Nhà rông KonKlor được xây dựng trên một vị thế rất đẹp, trước mặt là con đường Trần Hưng Đạo thẳng tắp,rộng thênh thang, bên phải là cầu treo KonKlor xinh đẹp, xung quanh những ruộng mía xanh ngút ngàn. Sau lần bị cháy vào tháng 5/2010, Nhà rông KonKlor đã được xậy dựng lại, to đẹp hơn nhiều với chiều dài 17,2m, rộng 6,4m, cao 22m, tổng diện tích là 260m2, tổng giá trị 1,8 tỉ đồng và có đến 3.500 ngày công được bà con đồng bào trong làng KonKlor và những nghệ nhân từ những làng xung quanh đóng góp. Điều độc đáo trong kiến trúc của Nhà rông là thiết kế theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá với những hoa văn, họa tiết rất công phu và tỉ mỉ. Những nghệ nhân người làng KonKlor đã phối hợp rất ăn ý, để giữ gìn được nét đặc trưng của mình trên Nhà rông. Gỗ xoay được sử dụng để làm 12 trụ cột của nhà rông,đây là loại gỗ rất khó tìm kiếm vừa rắn chắc vô cùng, không bị mối mọt, có thể chịu đựng được thời tiết thất thường nơi đây. Nhìn ngắm ngôi nhà rông này, du khách sẽ hiểu sâu sắc những đặc trưng trong kiến trúc của người Ba Na và không ngừng trầm trồ thán phục bàn tay của những nghệ nhân bản địa. Mái Nhà rông KonKlor cao vút, vững chãi, là điểm tựa cho hồn làng người KonKlor, vừa là niềm tự hào không chỉ của người dân Kon Tum mà là của cả Tây Nguyên hùng vĩ.Bên cạnh Nhà rông là Cầu treo KonKlor - chiếc cầu nối đôi bờ sông Đăk Bla huyền thoại, như một nét điểm xuyết duyên dáng cho phong cảnh nơi đây. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào năm 1993 và hoàn thành năm1994. Thời khắc đẹp nhất của chiếc cầu này là những buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời như một trái cầu lửa đang bốc cháy, ánh sáng tỏa loang loáng trên dòng sông rộng mênh mông. Ánh nắng nhuộm đỏ chiếc cầu rộng lớn, mang đến vẻ thần tiên, huyễn hoặc khiến bao du khách phải ngẩn ngơ lặng thinh ngắm nhìn, chỉ ước lưu giữ lại khoảnh khắc tuyệt đẹp này. Đứng trên thành cầu nhìn ra xung quanh, chỉ một không gian rộng mênh mông bát ngát, thấy mình thật nhỏ bé trước núi rừng trập trùng trước mắt…
Lời kết: Lên xe ra về, trong lòng mỗi du khách ắt hẳn còn nhiều lưu luyến với mảnh đất Bắc Tây Nguyên xinh đẹp này. Đó là dòng sông Đăk Bla huyền thoại, là những con dốc thẳng đứng vời vợi, là buổi sáng trong lành trong Tòa Giám mục, là bóng Nhà thờ Gỗ đổ dài trong nắng chiều, là Nhà rông KonKlor uy nghiêm…Và nỗi nhớ về Kon Tum yêu thương sẽ còn đọng mãi, đọng mãi…