Tản mạn ly cà phê buổi sáng tại phố núi Kon Tum
- Thứ hai - 09/04/2018 12:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Kon Tum có lẽ ít ai không biết uống cà phê. Mỗi ngày, thành phố nhỏ Kon Tum dường như thức dậy cùng với hương vị của cà phê…
Với tôi, một ngày bắt đầu khi khói nóng bốc lên từ ly cà phê sóng sánh một cách quyến rũ trong chiếc ly sứ trắng muốt. Nhiều người dân Kon Tum cũng thế, từ bác xe ôm, chị bán vé số tới những anh công chức sơ mi cổ côn có lẽ sáng sáng cũng đều ghé quán uống ly cà phê chào ngày mới.
Nhớ lại, gần 10 năm trước, khi tôi mới đặt chân đến Kon Tum, bạn bè, đồng nghiệp rủ đi uống cà phê chỉ dám gọi loại đồ uống có chút vị cà phê là bạc sỉu ngọt ngọt thơm thơm. Vậy mà lần nào về cũng say, đầu cứ lâng lâng, tim đập rộn ràng như thiếu nữ mới biết yêu.
Khi thấy mọi người xung quanh ai cũng uống cà phê với một vẻ thoả mãn, tôi cứ thắc mắc không hiểu thứ đồ uống này có gì mà hấp dẫn thế. Dù chưa dám thử, nhưng mỗi khi nghe mùi cà phê thơm nồng, quyến rũ ít nhiều tôi cũng bị “dụ dỗ”. Sau đó, tôi bắt đầu tập uống, ban đầu cho thật nhiều sữa vào đá để làm loãng vị đậm đặc của cà phê, sau đó giảm dần, giảm dần và rồi tôi cũng biết uống cà phê đúng nghĩa, tức là chỉ thêm chút đường và vài viên đá nhỏ thưởng thức vị đắng ngọt của nó. Cùng với quá trình tập uống cà phê, tôi bắt đầu hiểu được cách uống và cái thú khi thưởng thức cà phê của người dân Kon Tum cùng với những thông điệp mà cà phê mang tới.
Người làm công việc hành chính thì uống cà phê từ sáng sớm, người thong thả hoặc đã làm việc lúc ca đêm thì đủng đỉnh thưởng thức ly cà phê buổi sáng muộn hơn. Chỉ với giá tiền 10.000 – 15.000 đồng/ly, nhưng bao câu chuyện được cởi mở, bao suy ngẫm, bao chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc đời được mở ra bên ly cà phê sáng. Với tôi, mỗi sáng nếu không rủ vài người bạn đi uống cà phê để tán gẫu thì cũng vẫn tự mời mình một ly cà phê bên một quán nhỏ ven đường nào đó. Ngồi nghe những giọt cà phê tý tách rơi, nhấm nháp ly nước trà nóng, ngắm dòng người qua lại ngẫm nghĩ những chuyện vui buồn vu vơ.
Tôi còn nhớ đã đọc được đâu đó câu chuyện tự tình của cậu bé hạt cà phê, rằng cà phê được sinh ra từ đất. Đất đỏ bazan là mẹ thai nghén đúng 9 tháng 10 ngày từ lúc cây cà phê làm nụ, bung hoa, kết quả, lớn lên và chín đỏ. Nếu đất là mẹ với công sinh thành thì người nông dân trồng cà phê là người cha đáng kính. Những người đã không quản ngại sương gió để cho ra những hạt cà phê chắc mẩy, đậm vị. Có lẽ để có những hạt cà phê nguyên chất phải mất rất nhiều công sức, người dân Kon Tum hơn ai hết hiểu rõ điều đó nên khi uống loại đồ uống này luôn rất trân trọng, nâng niu. Với mỗi người, cà phê thực sự không đơn giản chỉ là một thứ đồ uống mà đó còn là một phong cách thưởng thức mang nét riêng Kon Tum.
Một tách cà phê vào buổi sáng mang lại sự hưng phấn tuyệt vời mà không một tách cà phê nào dù là buổi chiều hay buổi tối mang lại. Thưởng thức những ngụm cà phê buổi sáng sẽ nhắc nhở người ta rằng mỗi ngày là một cơ hội mới để tạo ra những điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Nhớ lại, gần 10 năm trước, khi tôi mới đặt chân đến Kon Tum, bạn bè, đồng nghiệp rủ đi uống cà phê chỉ dám gọi loại đồ uống có chút vị cà phê là bạc sỉu ngọt ngọt thơm thơm. Vậy mà lần nào về cũng say, đầu cứ lâng lâng, tim đập rộn ràng như thiếu nữ mới biết yêu.
Khi thấy mọi người xung quanh ai cũng uống cà phê với một vẻ thoả mãn, tôi cứ thắc mắc không hiểu thứ đồ uống này có gì mà hấp dẫn thế. Dù chưa dám thử, nhưng mỗi khi nghe mùi cà phê thơm nồng, quyến rũ ít nhiều tôi cũng bị “dụ dỗ”. Sau đó, tôi bắt đầu tập uống, ban đầu cho thật nhiều sữa vào đá để làm loãng vị đậm đặc của cà phê, sau đó giảm dần, giảm dần và rồi tôi cũng biết uống cà phê đúng nghĩa, tức là chỉ thêm chút đường và vài viên đá nhỏ thưởng thức vị đắng ngọt của nó. Cùng với quá trình tập uống cà phê, tôi bắt đầu hiểu được cách uống và cái thú khi thưởng thức cà phê của người dân Kon Tum cùng với những thông điệp mà cà phê mang tới.
Người dân Kon Tum thích uống cà phê ở những quán đơn giản, mộc mạc. Ảnh: T.H
Tôi nhận thấy, đa số người Kon Tum thích những quán cà phê giản dị, mộc mạc như chính bản chất con người nơi đây vậy. Có người đi uống cà phê chỉ để được tán gẫu với bạn bè, để đọc một tờ báo vào buổi sáng, được chơi một ván cờ hoặc chỉ để lướt mắt theo dòng xe qua lại mà chiêm nghiệm cuộc đời. Cũng có khi mấy chị phụ nữ đi chợ về rủ nhau vào uống ly cà phê để nói chuyện giá cả thị trường, chuyện học hành của con cái, chuyện trang trí nhà cửa... Hay mấy bác hưu trí rủ nhau đi uống cà phê để bàn tán vài câu chuyện thời sự hay ôn lại mấy chuyện đồng chí, đồng nghiệp xua đi cái buồn của tuổi già... Khi ly cà phê cạn cũng là lúc họ kết thúc những câu chuyện và trở về nhà.
Không cầu kỳ trong việc chọn nơi uống, nhưng người Kon Tum lại khá kỹ tính trong cách thưởng thức cà phê. Cà phê nhất định phải được pha bằng phin, bao tinh tuý chảy qua từng lớp lọc cho ra loại nước màu đen sánh đậm, thơm nồng vị cà phê nguyên chất. Người Kon Tum uống cà phê không cần nhiều về lượng nhưng nhất định phải chất, khi uống không vội vàng mà phải nhấm nháp từng ngụm, từng ngụm nhỏ. Có lẽ đó cũng chính là một phần trong tính cách của người dân phố núi này: trầm, từ tốn, cẩn trọng, không ưa sự hào nhoáng bên ngoài.Người làm công việc hành chính thì uống cà phê từ sáng sớm, người thong thả hoặc đã làm việc lúc ca đêm thì đủng đỉnh thưởng thức ly cà phê buổi sáng muộn hơn. Chỉ với giá tiền 10.000 – 15.000 đồng/ly, nhưng bao câu chuyện được cởi mở, bao suy ngẫm, bao chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc đời được mở ra bên ly cà phê sáng. Với tôi, mỗi sáng nếu không rủ vài người bạn đi uống cà phê để tán gẫu thì cũng vẫn tự mời mình một ly cà phê bên một quán nhỏ ven đường nào đó. Ngồi nghe những giọt cà phê tý tách rơi, nhấm nháp ly nước trà nóng, ngắm dòng người qua lại ngẫm nghĩ những chuyện vui buồn vu vơ.
Tôi còn nhớ đã đọc được đâu đó câu chuyện tự tình của cậu bé hạt cà phê, rằng cà phê được sinh ra từ đất. Đất đỏ bazan là mẹ thai nghén đúng 9 tháng 10 ngày từ lúc cây cà phê làm nụ, bung hoa, kết quả, lớn lên và chín đỏ. Nếu đất là mẹ với công sinh thành thì người nông dân trồng cà phê là người cha đáng kính. Những người đã không quản ngại sương gió để cho ra những hạt cà phê chắc mẩy, đậm vị. Có lẽ để có những hạt cà phê nguyên chất phải mất rất nhiều công sức, người dân Kon Tum hơn ai hết hiểu rõ điều đó nên khi uống loại đồ uống này luôn rất trân trọng, nâng niu. Với mỗi người, cà phê thực sự không đơn giản chỉ là một thứ đồ uống mà đó còn là một phong cách thưởng thức mang nét riêng Kon Tum.
Một tách cà phê vào buổi sáng mang lại sự hưng phấn tuyệt vời mà không một tách cà phê nào dù là buổi chiều hay buổi tối mang lại. Thưởng thức những ngụm cà phê buổi sáng sẽ nhắc nhở người ta rằng mỗi ngày là một cơ hội mới để tạo ra những điều kỳ diệu trong cuộc sống.