Thác Pa Sỹ – “Nàng tiên” của đại ngàn Măng Đen Kon Tum
- Thứ hai - 28/11/2016 21:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”.
Vùng đất truyền thuyết
Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (còn gọi là khu Du lịch Thác Pa Sỹ), thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất gắn với truyền thuyết
“Bảy hồ, ba thác” của người dân trong vùng. Theo những câu chuyện truyền miệng của đồng bào Mơ Nâm, người dân vùng Măng Đen (tiếng Mơ Nâm là T’Măng Deeng) năm xưa phạm phải luật cấm của trời nên 7 ngôi làng chìm trong hố lửa rồi biến thành 7 hồ nước và 3 thác nước kỳ vĩ. Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne, Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này, được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, trong đó có thác Pa Sỹ. Cái tên này là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại 1 dòng.
Trong cái nắng hanh hao của vùng đất cao nguyên, vùng đất truyền thuyết Pa Sỹ làm “hồi sức” bước chân của mọi phượt thủ. Ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, cái lạnh nhè nhẹ và không khí trong lành của đại ngàn nguyên sơ của Măng Đen, được ví như một “Đà Lạt” của Kon Tum, mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái vô cùng. Con đường tới thác là lối đi giữa rừng nguyên sinh, cây xanh tỏa mát quanh năm. Ở nơi đây, vườn tượng gỗ với hơn 100 bức tượng được làm nên từ các bàn tay nghệ nhân người bản địa vẫn bền bỉ cùng mưa nắng. Các tượng gỗ mang đủ mọi sắc thái, tái hiện sinh động và chân thực đời sống văn hóa của các tộc người địa phương, từ ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh như lễ bỏ mả, lễ ăn trâu, tới những hình ảnh đời thường dung dị như mẹ địu con, uống rượu cần, dệt vải… đã trở thành một bảo tàng ngoài trời thu nhỏ, giới thiệu văn hóa truyền thống bản địa.
Du khách phải xuyên qua rừng, xuống những bậc thang đá gập ghềnh. Độ dốc và sự không đồng đều của các bậc thang đòi hỏi người đi phải thận trọng, bám chắc dãy lan can gỗ lần từ từ xuống chân thác. Con đường này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn nhưng vẻ đẹp dịu dàng của “nàng tiên giữa đại ngàn” sẽ không phụ sự kỳ vọng của du khách. Ẩn mình giữa rừng nguyên sinh bạt ngàn, từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào. Đẹp nhất là những tháng Tây Nguyên vào mùa mưa, nước trong những khe nhỏ chảy róc rách về suối, nước đổ nhiều hơn càng vang vọng âm thanh của núi rừng. Đứng tại cây cầu vắt ngang hồ nước, ngước lên nhìn dòng thác cao tới 40 m đang tung bọt trắng xóa, không ai không ấn tượng và thấy mình nhỏ bé trước không gian cao rộng, hoang sơ, hùng vĩ chung quanh. Trải nghiệm một phần Tây Nguyên
Khu du lịch Thác Pa Sỹ có tổng diện tích 25 ha, mới chính thức được đưa vào khai thác từ ngày 14/3/2014. So với các thác nước khác ở Tây Nguyên đã được đưa vào phục vụ du lịch từ trước, cơ sở hạ tầng của khu du lịch thác Pa Sỹ chưa hiện đại bằng, nhưng tính “ít dấu ấn nhân tạo” hơn, điều đó lại làm cho du khách cảm thấy hấp dẫn.
Ngay dưới chân thác Pa Sỹ có những nhà chòi nhỏ cho du khách nghỉ ngơi, ngắm thác và thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Đó có thể là một miếng cơm lam thơm lừng, nóng hổi, một đĩa thịt gà đồi xé tay đặt cạnh bát muối tiêu cay xè, vài trái cây rừng hơi chua chua bổ sung cho vị ấm nồng của rượu cần. Cũng có khi ngồi nhâm nhi một ly café đậm đà đúng chất Tây Nguyên trong cái se lạnh của sớm mai, ngắm những ngôi nhà rông và nhà sàn thấp thoáng xa xa. Làng Kon Tu Rằng bao bọc lấy vùng thác Pa Sỹ là không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Mơ Nâm. Người dân trong làng vẫn giữ gìn một số bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng như: làm rượu cần, đan lát gùi, reo, giỏ để phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình, chế biến những món ăn từ tự nhiên như cá sông, rau, củ rừng, gà rừng… theo đúng hương vị truyền thống. Tại đây, du khách có thể giao lưu cồng chiêng, đốt lửa trại và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, nghỉ lại trong nhà sàn truyền thống. Vào những dịp lễ hội, du khách có thể cùng vui chung bà con. Nếu đến đây vào đúng dịp thu hoạch mùa màng, du khách có thể tới những vườn rau sạch, hoa trái để cùng trải nghiệm “một ngày làm nông dân”, mang về những giỏ rau tươi, những bó hoa ly, tulip, lay ơn, lan hồ điệp… về làm quà.
Chính phong cảnh mộc mạc, hùng vĩ nhưng yên bình, trong mát, cùng với đó là sự hòa hợp giữa thiên nhiên, giá trị văn hóa độc đáo của cư dân bản địa tại khu du lịch thác Pa Sỹ đã, đang đem đến những trải nghiệm bất ngờ, đầy thú vị cho các du khách.
“Bảy hồ, ba thác” của người dân trong vùng. Theo những câu chuyện truyền miệng của đồng bào Mơ Nâm, người dân vùng Măng Đen (tiếng Mơ Nâm là T’Măng Deeng) năm xưa phạm phải luật cấm của trời nên 7 ngôi làng chìm trong hố lửa rồi biến thành 7 hồ nước và 3 thác nước kỳ vĩ. Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne, Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này, được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, trong đó có thác Pa Sỹ. Cái tên này là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại 1 dòng.
Trong cái nắng hanh hao của vùng đất cao nguyên, vùng đất truyền thuyết Pa Sỹ làm “hồi sức” bước chân của mọi phượt thủ. Ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, cái lạnh nhè nhẹ và không khí trong lành của đại ngàn nguyên sơ của Măng Đen, được ví như một “Đà Lạt” của Kon Tum, mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái vô cùng. Con đường tới thác là lối đi giữa rừng nguyên sinh, cây xanh tỏa mát quanh năm. Ở nơi đây, vườn tượng gỗ với hơn 100 bức tượng được làm nên từ các bàn tay nghệ nhân người bản địa vẫn bền bỉ cùng mưa nắng. Các tượng gỗ mang đủ mọi sắc thái, tái hiện sinh động và chân thực đời sống văn hóa của các tộc người địa phương, từ ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh như lễ bỏ mả, lễ ăn trâu, tới những hình ảnh đời thường dung dị như mẹ địu con, uống rượu cần, dệt vải… đã trở thành một bảo tàng ngoài trời thu nhỏ, giới thiệu văn hóa truyền thống bản địa.
Du khách phải xuyên qua rừng, xuống những bậc thang đá gập ghềnh. Độ dốc và sự không đồng đều của các bậc thang đòi hỏi người đi phải thận trọng, bám chắc dãy lan can gỗ lần từ từ xuống chân thác. Con đường này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn nhưng vẻ đẹp dịu dàng của “nàng tiên giữa đại ngàn” sẽ không phụ sự kỳ vọng của du khách. Ẩn mình giữa rừng nguyên sinh bạt ngàn, từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào. Đẹp nhất là những tháng Tây Nguyên vào mùa mưa, nước trong những khe nhỏ chảy róc rách về suối, nước đổ nhiều hơn càng vang vọng âm thanh của núi rừng. Đứng tại cây cầu vắt ngang hồ nước, ngước lên nhìn dòng thác cao tới 40 m đang tung bọt trắng xóa, không ai không ấn tượng và thấy mình nhỏ bé trước không gian cao rộng, hoang sơ, hùng vĩ chung quanh. Trải nghiệm một phần Tây Nguyên
Khu du lịch Thác Pa Sỹ có tổng diện tích 25 ha, mới chính thức được đưa vào khai thác từ ngày 14/3/2014. So với các thác nước khác ở Tây Nguyên đã được đưa vào phục vụ du lịch từ trước, cơ sở hạ tầng của khu du lịch thác Pa Sỹ chưa hiện đại bằng, nhưng tính “ít dấu ấn nhân tạo” hơn, điều đó lại làm cho du khách cảm thấy hấp dẫn.
Ngay dưới chân thác Pa Sỹ có những nhà chòi nhỏ cho du khách nghỉ ngơi, ngắm thác và thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Đó có thể là một miếng cơm lam thơm lừng, nóng hổi, một đĩa thịt gà đồi xé tay đặt cạnh bát muối tiêu cay xè, vài trái cây rừng hơi chua chua bổ sung cho vị ấm nồng của rượu cần. Cũng có khi ngồi nhâm nhi một ly café đậm đà đúng chất Tây Nguyên trong cái se lạnh của sớm mai, ngắm những ngôi nhà rông và nhà sàn thấp thoáng xa xa. Làng Kon Tu Rằng bao bọc lấy vùng thác Pa Sỹ là không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Mơ Nâm. Người dân trong làng vẫn giữ gìn một số bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng như: làm rượu cần, đan lát gùi, reo, giỏ để phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình, chế biến những món ăn từ tự nhiên như cá sông, rau, củ rừng, gà rừng… theo đúng hương vị truyền thống. Tại đây, du khách có thể giao lưu cồng chiêng, đốt lửa trại và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, nghỉ lại trong nhà sàn truyền thống. Vào những dịp lễ hội, du khách có thể cùng vui chung bà con. Nếu đến đây vào đúng dịp thu hoạch mùa màng, du khách có thể tới những vườn rau sạch, hoa trái để cùng trải nghiệm “một ngày làm nông dân”, mang về những giỏ rau tươi, những bó hoa ly, tulip, lay ơn, lan hồ điệp… về làm quà.
Chính phong cảnh mộc mạc, hùng vĩ nhưng yên bình, trong mát, cùng với đó là sự hòa hợp giữa thiên nhiên, giá trị văn hóa độc đáo của cư dân bản địa tại khu du lịch thác Pa Sỹ đã, đang đem đến những trải nghiệm bất ngờ, đầy thú vị cho các du khách.