Trái bầu khô Kon Tum - món quà của núi rừng
- Thứ bảy - 20/02/2016 06:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum, cùng với một số vật dụng đặc trưng khác thì trái bầu khô cũng là một vật dụng gần gũi, thân thiết và quan trọng từ bao đời nay.
Trái bầu khô được đồng bào DTTS sử dụng vào nhiều việc khác nhau như đựng nước, đựng hạt giống, đựng cháo, trồng hoa, làm chuông gió hay chỉ đơn giản là treo lên làm cảnh, trang trí cho không gian không ngôi, khu vườn...
Để có được những trái bầu khô độc đáo, người dân phải mất khá nhiều công, tỷ mĩ, kỹ lượng từ khâu chọn giống, ươm hạt, thu hái, cắt gọt, súc rửa, đánh bóng…
Giống bầu được chọn để làm bầu khô là loại bầu đắng có nguồn gốc từ rừng có vỏ dày và cứng chịu được sự va đập và phải được gieo trồng trên rẫy. Để có những trái bầu to đẹp phục vụ việc chế tạo ra các vật dụng thì từ vụ trước, bà con đã phải chọn những quả bầu to, không bị sâu, vỏ ngoài bóng đẹp để cho thật già chọn làm giống. Hạt bầu giống được lấy đem phơi 2 - 3 nắng cho thật khô sau đó gói lại bằng lá cây và để trên gác bếp để đến mùa gieo trồng. Thông thường, vào khoảng tháng 4 – 5, sau khi trỉa lúa trên rẫy xong, người dân sẽ xuống giống trồng các loại bầu, bí, trong đó có bầu khô và đến tháng 11 - 12, khi cây lúa chín, đó cũng là lúc trái đã bầu già, vỏ chuyển sang màu vàng óng, đủ độ cứng để thu hái. Khi đó, công việc gặt hái xong xuôi, người dân cũng tiến hành thu hoạch những trái bầu chín vàng và bắt đầu việc tạo ra các trái bầu khô.
Muốn vỏ quả bầu có độ bóng và có màu đen nhánh thì lấy loại lá rừng là Hla Neng hay Latang vò nát rồi trà lên. Nếu muốn nhanh đen thì trà mỗi ngày trà 2 lần rồi lại gác lên gác bếp. Khi nào dùng đến thì lấy xuống rửa lại cho sạch. Quả bầu khô có rất nhiều hình dáng tròn, bầu dục… nhưng nhiều nhất là dạng hồ lô. Để tạo vẻ đẹp cho trái bầu, có người còn khắc lên vỏ các hoa văn.
Ngày xưa, bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình đình người đồng bào DTTS, nhà nào cũng có vài ba chục quả bầu khô, đủ kích cỡ, kiểu dáng. Quả bầu khô to được để trong góc bếp để đựng nước uống cho cả nhà, quả nhỏ để mang đi lấy nước ở giọt, mang nước hoặc đựng cháo lúc đi rẫy, người lớn dùng quả lớn, người nhỏ dùng quả nhỏ.
Buổi sáng, đàn bà con gái trong các gia đình sau khi thức dậy, công việc đầu tiên của một ngày là xếp các quả bầu vào trong gùi rồi ra giọt lấy nước mang về nấu cơm và mang đi làm làm rẫy. Nước đựng trong quả bầu khô luôn rất mát dù có phơi nắng cả ngày mà vẫn không bị nóng. Quả bầu khô còn được cắt đôi để làm gáo múc nước, làm muôi múc canh, múc rượu và thành cả những chiếc phễu xinh xắn... Riêng loại quả bầu có vỏ màu vàng (loại để nguyên không trà lá rừng và không để lên gác bếp) được sử dụng để đựng rượu tiếp khách.
Cùng với sự phát triển của xã hội, quả bầu khô đã và đang dần vắng bóng. Ở nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh loại vật dụng vốn khá thân thiết với đời sống của mỗi gia đình trước đây giờ dường như chỉ còn là hoài niệm. Các gia đình không còn dùng và cũng chẳng giữ trái bầu khô nữa. Nguyên nhân là giống bầu ngày càng khan hiếm khó kiếm, vả lại các vật dụng để đựng nước, múc nước thì đã có can, chai, gáo nhựa…tiện lợi hơn và cũng rất rẻ, chỉ cần bỏ ra vài ngàn hoặc vài chục ngàn là mua được một sản phẩm ưng ý, không phải nhọc công làm các trái bầu khô. Chính vì thế, trái bầu khô mất dần vai trò và không còn là món đồ vật thân thiết của mỗi người, mỗi nhà như trước.
Bầu khô là một loại vật dụng mang đậm nét đặc trưng và gắn bó lâu đời với cuộc sống của bà con đồng bào các DTTS ở Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội như hiện nay, việc bảo tồn và gìn giữ cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ý thức của mỗi người ĐBDTTS trong giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nếu không thì chẳng bao lâu nữa, sản phẩm vật dụng mang tên Trái bầu khô sẽ chỉ còn là hoài niệm mà thôi!
Để có được những trái bầu khô độc đáo, người dân phải mất khá nhiều công, tỷ mĩ, kỹ lượng từ khâu chọn giống, ươm hạt, thu hái, cắt gọt, súc rửa, đánh bóng…
Giống bầu được chọn để làm bầu khô là loại bầu đắng có nguồn gốc từ rừng có vỏ dày và cứng chịu được sự va đập và phải được gieo trồng trên rẫy. Để có những trái bầu to đẹp phục vụ việc chế tạo ra các vật dụng thì từ vụ trước, bà con đã phải chọn những quả bầu to, không bị sâu, vỏ ngoài bóng đẹp để cho thật già chọn làm giống. Hạt bầu giống được lấy đem phơi 2 - 3 nắng cho thật khô sau đó gói lại bằng lá cây và để trên gác bếp để đến mùa gieo trồng. Thông thường, vào khoảng tháng 4 – 5, sau khi trỉa lúa trên rẫy xong, người dân sẽ xuống giống trồng các loại bầu, bí, trong đó có bầu khô và đến tháng 11 - 12, khi cây lúa chín, đó cũng là lúc trái đã bầu già, vỏ chuyển sang màu vàng óng, đủ độ cứng để thu hái. Khi đó, công việc gặt hái xong xuôi, người dân cũng tiến hành thu hoạch những trái bầu chín vàng và bắt đầu việc tạo ra các trái bầu khô.
Bầu khô được dùng đựng nước
Bầu sau khi hái về được phơi nắng hoặc gác lên gác bếp vài ngày.. Đầu tiên dùng một chiếc dao cắt cuống để tạo miệng cho trái bầu, công đoạn này không khó, nhưng đòi hỏi người làm phải khéo léo, dao cắt phải bén để không làm nứt, mẻ sản phẩm. Thông thường, miệng của trái bầu được tạo từ chính cuống, nhưng có khi người ta còn tạo miệng bên cạnh cuống, nhiều quả miệng lại nằm chếch về một bên. Sau đó, bầu được đem ngâm trong bùn khoảng 10 – 15 ngày để cho ruột thối rữa, rồi mới lấy ra để súc rửa bằng nước cho thật sạch. Tiếp đến, người dân sẽ dùng một loại quả rừng mà tiếng Ba Na gọi là Ngeng bỏ vào trong trái bầu ngâm trong khoảng 2 tuần nữa lấy lên súc lại cho thật sạch trong nước lần nữa. Trái Ngeng có tác dụng khử mùi và làm sạch hết phần ruột bên trong, đem phơi khô 2 - 3 nắng rồi tạo màu cho vỏ bầu. Muốn vỏ quả bầu có độ bóng và có màu đen nhánh thì lấy loại lá rừng là Hla Neng hay Latang vò nát rồi trà lên. Nếu muốn nhanh đen thì trà mỗi ngày trà 2 lần rồi lại gác lên gác bếp. Khi nào dùng đến thì lấy xuống rửa lại cho sạch. Quả bầu khô có rất nhiều hình dáng tròn, bầu dục… nhưng nhiều nhất là dạng hồ lô. Để tạo vẻ đẹp cho trái bầu, có người còn khắc lên vỏ các hoa văn.
Ngày xưa, bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình đình người đồng bào DTTS, nhà nào cũng có vài ba chục quả bầu khô, đủ kích cỡ, kiểu dáng. Quả bầu khô to được để trong góc bếp để đựng nước uống cho cả nhà, quả nhỏ để mang đi lấy nước ở giọt, mang nước hoặc đựng cháo lúc đi rẫy, người lớn dùng quả lớn, người nhỏ dùng quả nhỏ.
Buổi sáng, đàn bà con gái trong các gia đình sau khi thức dậy, công việc đầu tiên của một ngày là xếp các quả bầu vào trong gùi rồi ra giọt lấy nước mang về nấu cơm và mang đi làm làm rẫy. Nước đựng trong quả bầu khô luôn rất mát dù có phơi nắng cả ngày mà vẫn không bị nóng. Quả bầu khô còn được cắt đôi để làm gáo múc nước, làm muôi múc canh, múc rượu và thành cả những chiếc phễu xinh xắn... Riêng loại quả bầu có vỏ màu vàng (loại để nguyên không trà lá rừng và không để lên gác bếp) được sử dụng để đựng rượu tiếp khách.
Cùng với sự phát triển của xã hội, quả bầu khô đã và đang dần vắng bóng. Ở nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh loại vật dụng vốn khá thân thiết với đời sống của mỗi gia đình trước đây giờ dường như chỉ còn là hoài niệm. Các gia đình không còn dùng và cũng chẳng giữ trái bầu khô nữa. Nguyên nhân là giống bầu ngày càng khan hiếm khó kiếm, vả lại các vật dụng để đựng nước, múc nước thì đã có can, chai, gáo nhựa…tiện lợi hơn và cũng rất rẻ, chỉ cần bỏ ra vài ngàn hoặc vài chục ngàn là mua được một sản phẩm ưng ý, không phải nhọc công làm các trái bầu khô. Chính vì thế, trái bầu khô mất dần vai trò và không còn là món đồ vật thân thiết của mỗi người, mỗi nhà như trước.
Bầu khô là một loại vật dụng mang đậm nét đặc trưng và gắn bó lâu đời với cuộc sống của bà con đồng bào các DTTS ở Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội như hiện nay, việc bảo tồn và gìn giữ cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ý thức của mỗi người ĐBDTTS trong giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nếu không thì chẳng bao lâu nữa, sản phẩm vật dụng mang tên Trái bầu khô sẽ chỉ còn là hoài niệm mà thôi!