Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Đột phá xóa nghèo từ cây dược liệu Kon Tum

Nhằm phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp, phá bỏ dần sự lệ thuộc vào cây sắn hay lúa rẫy đang dần “ăn” sâu vào trong tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số, trong những mùa rẫy qua, huyện nghèo Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã có bước đột phá trong sản xuất để giúp dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Nhờ thổ nhưỡng dành cho cây dược liệu mà Kon Tum đã phát triển thành công
Năm ngoái, anh A Mới, ở làng Mô Gia được xã cấp giống trồng sâm đương quy trên khoảng đất 100 m2 xen trong lô cà phê của gia đình. Sau 1 năm trồng, anh thu hoạch và bán được gần 20 triệu đồng. “Sâm đương quy dễ trồng, không bị bệnh, không tốn công chăm sóc lại có thể tận dụng trồng trong rẫy cà phê. Mình vừa làm đất xong, sẽ mua thêm 2 kg giống (6 triệu đồng) để trồng thêm 5 sào sâm đương quy”, A Mới khoe.
vườn sâm ngọc linh
Vườn cây giống sâm Ngọc Linh tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Niềm tin của người dân xã Ngọc Lây càng được củng cố khi được các công ty đến tận rẫy thu mua các sản phẩm, với mức giá 70.000 đồng. Đặc biệt, số diện tích mà các doanh nghiệp bao tiêu là 50 ha (hiện xã mới trồng 5 ha).
Bên cạnh đó, 20 hộ dân trong xã Ngọc Lây đã liên kết thành lập Hợp tác xã sâm và dược liệu Ngọc Lây với thành viên chủ yếu là người đồng bào dân tộc chuyên trồng sâm đương quy, ngũ vị tử, giảo cổ lam nhằm đảm bảo hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu cho vùng.
Theo ông Nguyễn Minh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lây, trên địa bàn xã ngoài cây chủ lực là cà phê catimo, đến nay chính quyền xác định cây sâm đương quy là một trong những loại cây trồng chủ lực, góp phần tạo thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo cho người dân nên xã đã mở rộng diện tích trồng đại trà tại 10/10 thôn, làng trong xã. Theo đó, thông quan nhiều nguồn khác nhau, xã và huyện sẽ cung ứng khoảng 90.000 cây giống sâm đương quy các hộ nghèo. Tuy nhiên, số giống trên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu đang tăng trong dân.
Không chỉ đương quy, những năm qua cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử… được xem là thế mạnh của huyện Tu Mơ Rông. Huyện đã ban hành Chương trình số 36, Nghị quyết số 08 về việc Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực; trong đó xác định tạo điều kiện để phát triển cây dược liệu trong dân. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng huyện phối hợp với UBND các xã tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì và chăm sóc các diện tích cây dược liệu hiện có nhằm tạo nguồn giống để mở rộng diện tích cho các năm tiếp theo; đồng thời lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình chính sách để hỗ trợ giống cho nhân dân trồng. Tuy nhiên theo phản ánh của người dân thì hiện nay nguồn giống đang gặp nhiều khó khăn.
củ ngọc linh kon tum
Củ sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý hiếm.
Anh A Thăng ở làng Đăk King 1, xã Ngọc Lây cho biết, muốn trồng sâm dây, sâm đương quy nhưng giống ít và đắt, trong khi đó cây tự nhiên gần như bị khai thác cạn kiệt. Do vậy, anh A Thăng mong muốn Nhà nước hỗ trợ cho dân giống sâm dây, giống đương quy để phát triển kinh tế.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn thuộc các chương trình dự án như 30a, 135, chương trình khuyến công, huyện Tu Mơ Rông đã phát triển được vùng được liệu với 43 ha hồng đẳng sâm, 5 ha sâm đương quy (dự kiến sẽ trồng 50 ha vào năm 2020)… Riêng đối với sâm Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông phấn đấu năm 2020 sẽ trồng được 500 ha (doanh nghiệp và nhân dân cùng trồng), trong đó hỗ trợ nhân dân xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ 25 ha tại 7 xã trong huyện.

Tác giả bài viết: Cao Nguyên (TTXVN)

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây