Gùi - Vật “bất ly thân” của người dân vùng núi Ngọc Linh Kon Tum
- Thứ năm - 29/03/2018 12:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào DTTS, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.
Xã Ngọc Linh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp nên trước hết gùi là phương tiện phổ biến để người dân vận chuyển hàng hoá, đồ đạc, nông sản. Toàn xã có 17 thôn, làng thì có tới 8 thôn, làng nằm cheo leo trên núi cao, chưa có đường xe đi lên; các làng còn lại dù ở dưới thấp, có đường xe tới, nhưng từ dưới đường lên đến nhà của mỗi gia đình hầu như cũng chỉ có cách đi bộ.
Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...
Không chỉ được dùng để vận chuyển hàng hoá, chiếc gùi còn là vật dụng để đựng rất nhiều đồ đạc trong mỗi gia đình như quần áo, lúa gạo, bắp... Nó được ví như chiếc tủ, chiếc rương của người dân ở dưới xuôi.
Vì thế mà trong mỗi gia đình ở Ngọc Linh, có tới hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ, thưa dày đủ loại. Mỗi chiếc gùi được dùng vào những việc khác nhau. Ví như gùi nhỏ dành cho trẻ em, gùi thưa đi lấy củi, gùi nước, gùi hàng; còn gùi dày có nắp dùng đựng trang phục, trang sức, đựng lúa và cõng lúa…
Những chiếc gùi của bà con nơi đây đều được làm bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lồ ô, mây, dây rừng. Dây mây được dùng để cạp miệng và đế gùi, đan quai gùi. Đế gùi thường được làm bằng mây và các loại gỗ mềm.
Để nguyên liệu không bị mối mọt, đồng bào nơi đây thường chặt lồ ô vào mùa khô; họ thường chọn các cây lồ ô không già quá, cũng không non quá; lúc rỗi rãi họ mang ra chẻ, vót nan để sẵn trên gác bếp, khi cần dùng mới đem ngâm nước cho mềm, để ráo rồi đan. Với bàn tay khéo léo của những người đàn ông, từng loại gùi lớn nhỏ, thưa dày đã được tạo ra để phục vụ cuộc sống lao động và sinh hoạt.
Mặc dù được làm bằng những nguyên liệu từ tự nhiên, nhưng nếu giữ gìn cẩn thận, chiếc gùi có thể có tuổi thọ tới hàng chục năm, đặc biệt là những loại gùi dày dùng để đựng đồ dùng, vật dụng trong gia đình ít bị di chuyển, ít chịu tác động của mưa nắng... Gắn bó với đời sống sản xuất, lao động bao đời của người dân vùng núi cao Ngọc Linh, những chiếc gùi không chỉ là những công cụ, món đồ mà chúng còn có một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm hồn của mỗi người, mỗi gia đình. Thông qua mỗi chiếc gùi, nó gửi gắm cả tâm tư, tình cảm những người đàn ông dành cho người phụ nữ và gia đình của họ. Chẳng thế mà, ngoài việc làm lụng giỏi, người đàn ông còn cần phải biết đan lát, đặc biệt là đan những chiếc gùi.
Đối với người phụ nữ, việc luôn mang theo chiếc gùi trên lưng giúp họ thể hiện tiếng lòng của mình. Người có chồng có con mang gùi thể hiện sự đảm đang chăm chỉ vun vén cho hạnh phúc gia đình; người chưa có chồng mang gùi như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người ưa lao động, đảm đang, khéo léo biết thu vén...
Với người dân vùng núi Ngọc Linh, chiếc gùi đã trở thành một phần quan trọng của đời sống lao động, sinh hoạt và cả văn hoá, tâm hồn. Chiếc gùi đã, đang và chắc chắn sẽ còn gắn bó thân thiết với cuộc sống của họ.
Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...
Trong mỗi gia đình người Xơ Đăng ở Ngọc Linh đều có hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ. Ảnh: T.H
Già A Bia (làng Tân Rát) cho biết: Chẳng biết chiếc gùi xuất hiện trong đời sống của đồng bào DTTS từ khi nào, nhưng chỉ biết rằng bao đời nay, chiếc gùi vẫn luôn là vật dụng thân thương gắn bó với người dân nơi đây. Nhờ nó, mọi người có thể leo ngang sườn dốc mang hạt cà phê, hạt thóc, bắp hay nắm rau dớn, củ măng về nhà; rồi lại cõng hàng từ nhà xuống trung tâm xã để bán. Chưa hết đâu, khi làm nhà, mua sắm cái gì thì cũng phải dùng gùi để cõng hàng từ tận xã hay dưới đường lớn về làng, về nhà. Nhờ có chiếc gùi, cuộc sống người dân nơi đây đã bớt đi khó khăn, đôi tay người vùng núi cao ở đây đỡ phần mệt mỏi.
Chủ tịch UBND xã Ngọc Linh – A Tiên tiết lộ thêm: Ở đây, người dân nếu muốn làm nhà xây lợp ngói thì họ phải gùi từng viên gạch, từng gùi cát, từng viên ngói từ dưới đường lớn, đi bộ hàng cây số mới lên làng để làm. Đến mùa thu hoạch cà phê thì họ phải gùi từng gùi hạt từ rẫy xuống dưới xã để bán. Chiếc gùi là vật dụng duy nhất, cùng với đôi chân dẻo dai giúp họ vận chuyển tất cả, cho đến bây giờ vẫn chưa có phương tiện nào thay thế được.Không chỉ được dùng để vận chuyển hàng hoá, chiếc gùi còn là vật dụng để đựng rất nhiều đồ đạc trong mỗi gia đình như quần áo, lúa gạo, bắp... Nó được ví như chiếc tủ, chiếc rương của người dân ở dưới xuôi.
Vì thế mà trong mỗi gia đình ở Ngọc Linh, có tới hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ, thưa dày đủ loại. Mỗi chiếc gùi được dùng vào những việc khác nhau. Ví như gùi nhỏ dành cho trẻ em, gùi thưa đi lấy củi, gùi nước, gùi hàng; còn gùi dày có nắp dùng đựng trang phục, trang sức, đựng lúa và cõng lúa…
Những chiếc gùi của bà con nơi đây đều được làm bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lồ ô, mây, dây rừng. Dây mây được dùng để cạp miệng và đế gùi, đan quai gùi. Đế gùi thường được làm bằng mây và các loại gỗ mềm.
Để nguyên liệu không bị mối mọt, đồng bào nơi đây thường chặt lồ ô vào mùa khô; họ thường chọn các cây lồ ô không già quá, cũng không non quá; lúc rỗi rãi họ mang ra chẻ, vót nan để sẵn trên gác bếp, khi cần dùng mới đem ngâm nước cho mềm, để ráo rồi đan. Với bàn tay khéo léo của những người đàn ông, từng loại gùi lớn nhỏ, thưa dày đã được tạo ra để phục vụ cuộc sống lao động và sinh hoạt.
Mặc dù được làm bằng những nguyên liệu từ tự nhiên, nhưng nếu giữ gìn cẩn thận, chiếc gùi có thể có tuổi thọ tới hàng chục năm, đặc biệt là những loại gùi dày dùng để đựng đồ dùng, vật dụng trong gia đình ít bị di chuyển, ít chịu tác động của mưa nắng... Gắn bó với đời sống sản xuất, lao động bao đời của người dân vùng núi cao Ngọc Linh, những chiếc gùi không chỉ là những công cụ, món đồ mà chúng còn có một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm hồn của mỗi người, mỗi gia đình. Thông qua mỗi chiếc gùi, nó gửi gắm cả tâm tư, tình cảm những người đàn ông dành cho người phụ nữ và gia đình của họ. Chẳng thế mà, ngoài việc làm lụng giỏi, người đàn ông còn cần phải biết đan lát, đặc biệt là đan những chiếc gùi.
Đối với người phụ nữ, việc luôn mang theo chiếc gùi trên lưng giúp họ thể hiện tiếng lòng của mình. Người có chồng có con mang gùi thể hiện sự đảm đang chăm chỉ vun vén cho hạnh phúc gia đình; người chưa có chồng mang gùi như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người ưa lao động, đảm đang, khéo léo biết thu vén...
Với người dân vùng núi Ngọc Linh, chiếc gùi đã trở thành một phần quan trọng của đời sống lao động, sinh hoạt và cả văn hoá, tâm hồn. Chiếc gùi đã, đang và chắc chắn sẽ còn gắn bó thân thiết với cuộc sống của họ.