Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Nguyên sơ Tây Nguyên

Bên cạnh hủ tục là những tập tính tốt đẹp, những quan niệm đầy tính nhân văn trong đời sống, nó tạo cho cuộc sống của người Tây Nguyên một sự thanh thản tự nhiên, một không gian hiền hòa trong sáng...
Tâm hồn và tính cách người Tây Nguyên luôn trung thực, phóng khoáng, nhân hậu và tình cảm.
Tâm hồn và tính cách người Tây Nguyên luôn trung thực, phóng khoáng, nhân hậu và tình cảm. Nhưng bên cạnh hủ tục là những tập tính tốt đẹp, những quan niệm đầy tính nhân văn trong đời sống, nó tạo cho cuộc sống của người Tây Nguyên một sự thanh thản tự nhiên, một không gian hiền hòa trong sáng...
Trong lần đi công tác ở huyện An Khê (nay là huyện Kong Chro) tỉnh Gia Lai hồi những năm 80 của thế kỷ trước, tôi được biết một vụ tự tử để bảo vệ lẽ công bằng có một không hai. Hôm ấy làng săn được một con thú, hình như là nai, ngoài một vài bộ phận "trọng yếu" được dành cho phường săn, còn lại là xẻ chia đều, mọi công dân, từ mới đẻ đến già tột bậc, kể cả khách là chúng tôi, đều có phần. Ai nấy mang phần thịt của mình về nhà, hỉ hả nấu nướng, rung đùi uống rượu. Chập choạng chiều hôm ấy, hoàng hôn bầm như máu, chúng tôi được tin báo là có một người đàn ông trong làng đã thắt cổ tự tử. Chúng tôi chạy đến thì người ấy đã chết, lý do rất đơn giản: Anh ta cảm thấy trong phần thịt làng chia cho mình có vẻ ít hơn (bà con dân tộc không có cân, họ chia bằng ước lượng). Mà ít hơn tức là danh dự của mình bị xúc phạm và trách nhiệm cộng đồng của mình cũng bị tổn thương. Ở đây vấn đề không phải là vật chất mà là danh dự và lòng tự trọng, là lẽ công bằng của mọi thành viên cộng đồng, từ đứa trẻ sơ sinh đến già làng cao tuổi. Điều này cắt nghĩa tại sao người dân tộc Tây Nguyên rất sợ bị làng phạt. Chỉ cần bị tước đi quyền bình đẳng giữa cộng đồng đã là nỗi nhục không thể chấp nhận của họ. Vì thế, trong các hình phạt của luật tục Tây Nguyên, hình phạt buộc rời khỏi làng là hình phạt nặng nề nhất. Cũng như thế là cách ứng xử công bằng với người chết. Khi người thân trong nhà mất đi thì họ được chia của. Đồ đạc trong nhà được chia đều, phần của người chết (gồm chiêng ché gùi bát dĩa và cả... xe đạp, tivi...) thì được đục thủng hoặc làm hỏng đi rồi mang ra mộ để. Đục thủng đi không phải là để tránh bị... mất trộm như có lần có nhà báo viết trên báo, mà là để phân biệt cõi âm với cõi dương, phân biệt của người và của ma, dẫu quan niệm ma của người Tây Nguyên khác hẳn của người Kinh, bởi trong vòng ba bốn năm, người sống vẫn ra thăm và mang thức ăn cho người chết, nói chuyện với người chết như khi họ đang còn sống.
Người Tây Nguyên rất trung thực, không bao giờ trộm cắp, dù chỉ là một tổ ong đánh dấu xa lơ xa lắc trong rừng, hoặc một quả dưa lăn lóc ở bờ suối, mấy dây bí bò lang thang trong rẫy cách nhà hàng nửa buổi đi bộ... Tuy thế thảng hoặc cũng có trường hợp xảy ra, nhất là hiện nay, do rất nhiều yếu tố xã hội tác động vào, có cả sự di dân ồ ạt của người Kinh...
Người Tây Nguyên, nhất là con trai, đàn ông, khi người thân chẳng may bị mất đi, họ không khóc lóc, kể lể như người Kinh. Họ có cách biểu lộ sự thương tiếc riêng của mình: Nằm đè lên cả một đống than củi đang cháy ngùn ngụt, cho đến khi da khét lẹt, mỡ xèo xèo mới thôi, càng khét, tức là tình thương càng nhiều. Hoặc giả họ dùng dùi sắt nung đỏ tự áp vào da thịt. Cách nữa là dùng dao rạch ngực, rạch đùi, máu me bê bết, có người bị nhiễm trùng hàng nửa năm trời rồi chết. Ông Xu Man, họa sĩ đầu đàn của nền mỹ thuật Tây Nguyên là người nhiều sẹo như thế. Ngực ông, sẹo nhiều hơn da... Ông kể mỗi lần một người thân mất đi ông lại tự tay cầm thanh củi to đùng đang cháy gí vào ngực, vào đùi mình, xong rồi nằm ốm cả tháng, tuy thế phần lớn là do người Tây Nguyên rất khỏe, lại được "thử thách" nhiều với điều kiện tự nhiên, nên sau mỗi đận như thế họ lại chả hề hấn gì, coi đấy như một quan niệm thẩm mỹ...
Cái phong tục nối dây cũng là một cách thể hiện quan niệm công bằng. Người Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ, các chàng trai chỉ việc ngồi ở nhà chờ vợ đến... bắt, chả phải nhọc công tán tỉnh tìm hiểu rồi bị thách cưới như các chàng trai người Kinh. Chồng vừa là sở hữu của vợ nhưng về mặt nào đó cũng là sở hữu của cả họ hàng nhà vợ, vậy nên nếu lỡ vợ chết đi, thì để bảo toàn dòng họ, anh chồng kia được họ hàng nhà vợ họp lại, cử một người ra lấy anh này làm chồng, tức nối dây. Chao ơi, nhiều anh trúng mánh khi gặp cô em vợ, thậm chí là cháu vợ, trẻ măng xinh đẹp. Nhưng thi thoảng cũng có anh khóc dở mếu dở vì sau khi lục hết dòng họ thì chỉ "tuyển" ra được một bà cô, bà dì vợ, móm mém hom hem hơn chàng rể cả chục tuổi... Cũng tương tự như thế là tục sản phụ chết chôn con theo. Bây giờ chúng ta nhìn thì thấy đấy là tội ác, là man rợ... tục này nó xuất phát từ quan niệm của người Tây Nguyên thời mông muội. Người ta cho rằng trong điều kiện vô cùng lạc hậu và thiếu thốn ấy, đứa trẻ chỉ có duy nhất một nguồn cung cấp thức ăn là sữa mẹ, và cũng chỉ duy nhất có mẹ là nơi che chở cho nó, bởi kể cả khi đẻ thì người đàn bà Tây Nguyên cũng một mình ra rừng làm lán ở và đẻ, bao giờ mẹ tròn con vuông thì lại tự về, mà phần lớn là mẹ không tròn con không vuông. Vậy nên, đằng nào đứa bé cũng sẽ chết sau khi mẹ chết, nên người ta đã đặt đứa bé sơ sinh vào hòm theo mẹ, để ít nhất nó còn có mẹ ở bên trong những phút cuối cùng của nó...
Cách uống rượu cần của người Tây Nguyên cũng rất công bằng và cao thượng. Rượu ủ trong ghè, khi mang ra uống thì bao giờ cũng có một vật làm "cữ", gọi là "can". Có thể là một cái que tre hình chữ T gác qua miệng ghè, khi uống đổ đầy nước vào ghè, uống đến khi nước đứt chân can thì xong. Cách thứ hai là dùng sừng trâu, sau này là cái ca, cái lon, người uống rút đến đâu thì nước từ sừng trâu, ca, lon... được rót vào đến đó, hết thì dừng... Cái cách uống này nó công bằng đến từng giọt...
Còn rất nhiều chuyện về người Tây Nguyên, có dịp lại sẽ xin kể hầu quý vị...


sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: VĂN CÔNG HÙNG theo Sức Khỏe Đời Sống

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây