Nghĩ về bảo tồn tượng gỗ Kon Tum Tây Nguyên
- Thứ bảy - 08/10/2016 10:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tượng nhà mồ là một trong những đặc trưng độc đáo của nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên. Tượng mồ không chỉ là nghệ thuật điêu khắc mà còn là tâm linh bởi nguyên bản đó là sự sẻ chia của người sống với người đi về với thế giới ông bà.
Theo quan niệm của bà con, trong buôn, bon, kon, plei, ai giỏi nghề gì, kể cả bói toán, cũng đều là những người được “Yang cho”. Nói cách khác là “Yang bắt, Yang cho” phải làm giỏi việc rèn công cụ sản xuất, chỉnh ching, dệt vải hay tạc tượng mồ. Vì vậy mà trước đây ở khắp Tây Nguyên đều không hề có khái niệm “truyền nghề”. Ai thích thì theo thầy, học được bao nhiêu thì học, còn tự mình sáng tạo thêm. Không học được thì lẳng lặng mà bỏ cuộc. Nhưng nếu chỉ có thế thì cùng với việc biến mất của rừng đại ngàn và sự đổi thay tín ngưỡng, rất nhiều những nghề thủ công từng “vang bóng một thời” của đời sống tự cung tự cấp ở Tây Nguyên, trong đó có nghệ thuật điêu khắc gỗ, sẽ ngày càng lùi sâu vào dĩ vãng, trong niềm tiếc nhớ của những người yêu Tây Nguyên hay sao?
Chính vì vậy, việc ngành Văn hóa các tỉnh Tây Nguyên mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đan mây tre, tạc tượng, các trại sáng tác, thi sáng tạo tượng gỗ… đã mang lại những tín hiệu vui trong việc lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Những vườn tượng được dựng lên ở Khu du lịch Sinh thái Bản Đôn – Thanh Hà, Đakruco ở Đắk Lắk, Măng Đen ở Kon Tum, Khu du lịch Sinh thái Đồng Xanh ở Gia Lai… đã làm nên một nét mới, một điểm đến lạ lẫm, thú vị cho “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Hay như tại Liên hoan Nghệ thuật các dân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum tháng 3-2016 có cả một công trường với những thân cây gỗ to một vòng tay ôm dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân 5 tỉnh đã biến thành những bức tượng khổng lồ vô cùng sống động… Hay các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đã từng mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề chế tác dệt thổ cẩm, đan mây tre thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đó chính là những việc bảo tồn, phát huy thành công không gian văn hóa không chỉ nghệ thuật tạo hình mà cả nghề thủ công truyền thống độc đáo ở Tây Nguyên.
Tôi đã có lần đến nghĩa địa ở làng Kông Hoa của Anh hùng Núp ở Gia Lai. Đó là nhà mồ của Hruk, một người bạn thuở ấu thơ, con trai duy nhất của Anh hùng Núp với nàng Liêu huyền thoại. Không có gỗ, người ta xây mộ, dựng tượng mồ bằng xi măng, vẽ thêm râu ria, màu sắc áo xanh, mặt đỏ, mũ vàng… Vợ Hruk bảo: “Rước thợ người Kinh từ xa lắm tới xây mộ, họ làm sao mình chịu vậy”. Ồ, có phải “người mình” làm ra thế đâu? Lần khác, trong một lớp truyền dạy tạc tượng gỗ ở làng Sê Đăng Kon Hring (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), tôi cũng thấy có vài bức tượng tô thêm màu đen đỏ, hỏi nghệ nhân đứng lớp thì ông bảo: “Làm tượng nhỏ giống như làm con rối giật nên phải vẽ cho nó thế”. Mới rồi thấy trên facebook hình tượng gỗ ở huyện nào đó của Gia Lai tô vẽ hết cỡ màu sắc. Giật mình, gọi sang hỏi, các bạn bảo: “Nghệ nhân nói cán bộ bày làm thế cho đẹp”. Cải tiến bằng cách này chỉ làm hỏng đi sự nguyên bản đầy tính nhân văn của tượng gỗ mà thôi.
Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên là việc phải làm của cả nước. Nhưng phát huy sao cho vẫn là của người Tây Nguyên, do người Tây Nguyên tự do sáng tạo mới là đáng quý. Đừng hướng dẫn vòng xoang đi xuôi chiều, chia dàn ching chêng Bâhnar ra làm hai bộ cồng 3 chiêng 5 rồi trao danh hiệu, hay mang toàn thổ cẩm cải tiến đi trình diễn trang phục dân tộc, hoặc làng định cư toàn nhà 1 gian 2 chái, nhà sàn xi măng mái tôn thấp lè tè… “Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau” còn gì?
Có lẽ, chính thế hệ trẻ người dân tộc Tây Nguyên phải xắn tay vào bảo tồn và phát huy vốn quý của mình thì mới có hiệu quả vì chẳng ai hiểu tộc người mình bằng chính mình. Hoặc chí ít cũng là “nói lại” những gì bà con, bạn bè hiểu chưa chính xác, đừng chỉ đứng ngoài chê bai…
Chính vì vậy, việc ngành Văn hóa các tỉnh Tây Nguyên mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm, đan mây tre, tạc tượng, các trại sáng tác, thi sáng tạo tượng gỗ… đã mang lại những tín hiệu vui trong việc lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Những vườn tượng được dựng lên ở Khu du lịch Sinh thái Bản Đôn – Thanh Hà, Đakruco ở Đắk Lắk, Măng Đen ở Kon Tum, Khu du lịch Sinh thái Đồng Xanh ở Gia Lai… đã làm nên một nét mới, một điểm đến lạ lẫm, thú vị cho “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Hay như tại Liên hoan Nghệ thuật các dân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum tháng 3-2016 có cả một công trường với những thân cây gỗ to một vòng tay ôm dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân 5 tỉnh đã biến thành những bức tượng khổng lồ vô cùng sống động… Hay các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đã từng mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề chế tác dệt thổ cẩm, đan mây tre thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đó chính là những việc bảo tồn, phát huy thành công không gian văn hóa không chỉ nghệ thuật tạo hình mà cả nghề thủ công truyền thống độc đáo ở Tây Nguyên.
Tượng trong lễ Tăm Nghét Mnông.
Cái đẹp của tượng mồ chính là ở sự nguyên sơ, thậm chí là thô mộc từ nguyên liệu của rừng. Những bức tượng khiến người ta nhìn tới phải bật cười hay cau mặt lại, buồn vui cùng sự sống động hồn nhiên đến lạ lùng ấy, cứ như là con cá còn đang quẫy dưới mũi lao của người đàn ông ướt rượt vừa từ dưới suối lên, người đàn bà ôm cái bụng bầu với khuôn mặt méo và những tiếng rên sắp đến lúc khai hoa nở nhụy… Sau này, dù thoát ra khỏi sự ám ảnh của tâm linh từ các khu nghĩa địa, tượng điêu khắc gỗ Tây Nguyên vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp từ tâm hồn chân chất của những người con núi rừng. Nên tượng mồ vẫn nên có ở nhà mồ, nếu bà con thích tô vẽ cũng là quyền của họ. Đó vẫn là tâm linh song cũng cần có tượng to ở các khu du lịch, tượng nhỏ làm quà lưu niệm. Khi ấy tượng lại là sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Tôi đã có lần đến nghĩa địa ở làng Kông Hoa của Anh hùng Núp ở Gia Lai. Đó là nhà mồ của Hruk, một người bạn thuở ấu thơ, con trai duy nhất của Anh hùng Núp với nàng Liêu huyền thoại. Không có gỗ, người ta xây mộ, dựng tượng mồ bằng xi măng, vẽ thêm râu ria, màu sắc áo xanh, mặt đỏ, mũ vàng… Vợ Hruk bảo: “Rước thợ người Kinh từ xa lắm tới xây mộ, họ làm sao mình chịu vậy”. Ồ, có phải “người mình” làm ra thế đâu? Lần khác, trong một lớp truyền dạy tạc tượng gỗ ở làng Sê Đăng Kon Hring (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), tôi cũng thấy có vài bức tượng tô thêm màu đen đỏ, hỏi nghệ nhân đứng lớp thì ông bảo: “Làm tượng nhỏ giống như làm con rối giật nên phải vẽ cho nó thế”. Mới rồi thấy trên facebook hình tượng gỗ ở huyện nào đó của Gia Lai tô vẽ hết cỡ màu sắc. Giật mình, gọi sang hỏi, các bạn bảo: “Nghệ nhân nói cán bộ bày làm thế cho đẹp”. Cải tiến bằng cách này chỉ làm hỏng đi sự nguyên bản đầy tính nhân văn của tượng gỗ mà thôi.
Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên là việc phải làm của cả nước. Nhưng phát huy sao cho vẫn là của người Tây Nguyên, do người Tây Nguyên tự do sáng tạo mới là đáng quý. Đừng hướng dẫn vòng xoang đi xuôi chiều, chia dàn ching chêng Bâhnar ra làm hai bộ cồng 3 chiêng 5 rồi trao danh hiệu, hay mang toàn thổ cẩm cải tiến đi trình diễn trang phục dân tộc, hoặc làng định cư toàn nhà 1 gian 2 chái, nhà sàn xi măng mái tôn thấp lè tè… “Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau” còn gì?
Có lẽ, chính thế hệ trẻ người dân tộc Tây Nguyên phải xắn tay vào bảo tồn và phát huy vốn quý của mình thì mới có hiệu quả vì chẳng ai hiểu tộc người mình bằng chính mình. Hoặc chí ít cũng là “nói lại” những gì bà con, bạn bè hiểu chưa chính xác, đừng chỉ đứng ngoài chê bai…