Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Cẩn trọng với rượu giả, rượu lậu

Thời gian qua, cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc rượu gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Tại Phú Yên, tình trạng sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu lậu cũng đang “nóng” lên từng ngày. Các ngành chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng với những loại rượu ngoại nhập lậu, rượu ngâm, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ… để tránh “tiền mất tật mang”.
Một vụ vận chuyển rượu ngoại không hóa đơn, tem, nhãn giả bị bắt tại một đội QLTT - Ảnh: N.XUÂN
RƯỢU GIẢ TRÀN LAN
 
Đầu năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Phú Yên đã phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán, vận chuyển các loại rượu ngâm giả, rượu ngoại nhập lậu với quy mô lớn, giá trị cao. Số rượu trên đều là hàng giả, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc và hàng kém chất lượng. Cụ thể, ngày 5/3/2015, lực lượng QLTT phát hiện bà Huỳnh Thị Pha (thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa) tàng trữ hơn 1.130 chai rượu ngâm rắn hổ mang giả, 19 thùng loại 60 lít chứa rắn ráo đã xử lý thành rắn hổ mang, một bao tải sâm dây không rõ nguồn gốc, chất lượng và một lượng lớn rắn ráo cấp đông, rắn ráo còn sống... Theo điều tra ban đầu của các cơ quan chức năng, số rắn trên đều là rắn ráo, rắn tạp, được cơ sở này thu mua, “xử lý” thành rắn hổ mang rồi ngâm với rượu, sâm dây và bỏ phẩm tạo màu để thành rượu ngâm rắn hổ mang. Toàn bộ số rượu trên đều không có nhãn mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng… Theo bà Pha, bà chuyên thu gom rắn ráo các loại, mang về sơ chế, xử lý, ngâm hóa chất để “hô biến” rắn ráo thành rắn hổ mang rồi ngâm rượu. Số rượu này được đóng thùng chở đi tiêu thụ ở khu vực phía nam. Ngoài ra, bà Pha còn mang rượu này đi bán lẻ tại một số chợ nhỏ ở TP Cam Ranh, TP Nha Trang (Khánh Hòa)…
 
Tại TP Hồ Chí Minh, ngày 16/7, lực lượng công an phát hiện một đối tượng chuyên làm giả rượu Chivas 18, Chivas 21 bằng rượu Vodka và phẩm màu rồi đem bán lại cho các cửa hàng rượu với giá rẻ. Đối tượng này đã thu mua các chai rượu thật tại các cửa hàng, sau đó pha loãng với rượu Vodka, cho thêm phẩm màu, hương liệu rồi đóng chai, dán tem giống rượu thật rồi đem bỏ mối cho các cửa hàng khác kiếm lời. Số rượu này đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có cả Phú Yên, nhưng người tiêu dùng rất khó phát hiện đâu là rượu giả, đâu là rượu thật.
 
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT còn phát hiện nhiều vụ vận chuyển, mua bán rượu ngoại nhập lậu. Theo thống kê của Chi cục QLTT, từ đầu năm đến nay, lực lượng này đã phát hiện hơn 320 chai rượu ngoại nhập lậu. Các loại rượu bị phát hiện đều là những hãng rượu ngoại lớn, có giá trị cao như Chivas Regal 12, Ballantin’s… Tuy nhiên, số rượu trên đều là hàng không có hóa đơn, chứng từ, không có nhãn phụ, trên chai rượu có dán tem nhưng nhiều tem có số seri trùng lặp (tem giả), tem rất dễ rơi ra, dễ bong tróc…
 
NGƯỜI MUA HÃY THẬN TRỌNG
 
Theo Chi cục QLTT Phú Yên, những năm gần đây, tình hình sản xuất, buôn bán rượu giả, rượu lậu, rượu kém chất lượng ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Không chỉ sản xuất rượu giả, các đối tượng còn sử dụng tem chống rượu giả rất giống tem thật, khó phân biệt bằng mắt thường. Rượu ngoại có giá rất cao, mang lại nhiều lợi nhuận nên việc làm giả, buôn lậu rượu ngoại luôn được rất nhiều đối tượng quan tâm nhằm trục lợi. Do vậy, bản thân người tiêu dùng cần hết sức thận trọng để không mua phải những loại rượu này kẻo “tiền mất tật mang”.
 
Bên cạnh rượu ngoại, các loại rượu ngâm động vật được bày bán khá phổ biến tại các chợ, quán ăn, nhà hàng. Ngoài các loại rắn, loại rượu ngâm này còn được ngâm với rất nhiều “đặc sản” như bìm bịp, nhung hươu, cá ngựa, bò cạp... kèm theo rất nhiều loại rễ cây, sâm… Giá mỗi chai rượu ngâm phụ thuộc vào loại động vật được ngâm và độ lớn, bé của loài động vật này. Theo đó, mỗi chai rượu ngâm có giá từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng. Mặc dù giá bán không hề thấp, nhưng hầu như không ai kiểm định được chất lượng, độ thật, giả của loại rượu này.
 
Ông Huỳnh Công Điềm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Phú Yên, cảnh báo: Không riêng gì loại rượu ngâm rắn hổ mang giả vừa được phát hiện tại huyện Đông Hòa, hầu hết các loại rượu ngâm động vật, rễ cây bán tại các chợ, quán ăn, nhà hàng ven đường đều có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Các loại rượu này thường được ngâm với động vật không rõ nguồn gốc, có thể là hàng giả hoặc đã chết lâu ngày. Các loại rễ cây, thuốc bắc trong rượu đôi lúc chưa chắc là hàng chất lượng. Quy trình chế biến “chui” thường không đảm bảo, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số cơ sở còn sử dụng phẩm màu để tạo màu cho rượu được đẹp mắt, hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc ngâm các loại rễ cây, thuốc bắc vào rượu ngâm động vật nếu không đúng công thức, liều lượng thì rất dễ mất tác dụng, thậm chí gây mất an toàn cho người sử dụng. Do vậy, bản thân người tiêu dùng cần thận trọng, hạn chế mua, sử dụng các loại rượu ngoại, rượu ngâm, thậm chí cả rượu trắng truyền thống nếu không có đầy đủ tem nhãn, nơi sản xuất…
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: NGÔ XUÂN Phú Yên News

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây