Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Nghiên cứu Hà Lan: Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới

Hà Lan là một nước nhỏ ở Tây Âu, vùng đồng bằng cửa sông Rhine, nhiều nơi thấp hơn mực nước biển. Hà Lan là nước phát triển ở trình độ cao, đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội nổi tiếng thế giới, trong đó có sự phát triển hạ tầng thuỷ lợi với những công trình vĩ đại đê biển và cửa sông. Xin trân trọng giới thiệu với quí bạn đọc bài viết có tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan, có đề cập đến yếu tố thuỷ lợi.     
Bức tranh toàn cảnh nền nông nghiệp Hà Lan, đích thực là một tấm gương của thế giới, xứng đáng được thế giới ngưỡng mộ và học tập, là niềm tự hào
I. Khái quát
Vương quốc Hà Lan là một nước Tây Âu, có bờ biển dài 1075km, diện tích tự nhiên 41.526 km2, trong đó diện tích lục địa 33.873 km2. Dân số thống kê vào tháng 1 năm 2002 là 16,1 triệu người, mật độ dân số trên lục địa 475 người/km2, là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất Châu Âu.
" Thượng đế tạo ra trái đất ", người Hà Lan "tạo ra một nước đất trũng" đó là đặc điểm và là bản lĩnh dân tộc Hà Lan.
Ở Hà Lan, "lợi ích thương mại cao hơn tất cả, quan trọng hơn tất cả". Trong nhiều thập kỷ, Hà Lan đã thi hành quốc sách cơ bản của mình là " thương mại lập quốc ". Từ thế kỷ 17, với dân số chỉ có 2 triệu người, Hà Lan đã có đội thương thuyền lớn nhất, trở thành một nước buôn bán và thực dân hùng mạnh nhất thế giới.
Hà Lan là một nước công nghiệp phát triển cao. Năm 2001, tổng kim ngạch buôn bán 437,7 tỷ USD, chiếm 3,47% đứng thứ 9 thế giới, kim ngạch dịch vụ buôn bán 103,2 tỷ USD, chiếm 3,6% đứng thứ 7 thế giới. GDP năm 2001 đạt gần 375 tỷ USD, đứng thứ 14 thế giới, với 8 " đại gia " trong 500 " đại gia "buôn bán toàn cầu. GDP bình quân đầu người đạt 24040 USD, đứng thứ 10, chỉ tiêu HDI được xếp vào hàng những nước đứng đầu thế giới.
II. Kỳ tích của nông nghiệp Hà Lan- Bài toán so sánh với một số nước
Hà Lan đã được mệnh danh là "nước đất trũng", có 1/4 diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, cộng thêm vùng đất trũng cao hơn mực nước biển khoảng 1m, thì có tới 1/3 diện tích lãnh thổ chịu sự uy hiếp thường nhật của nước mặn xâm nhập và nước sông gây ngập úng. Từ thế kỷ 13, người dân Hà Lan đã học được cách đào mương sâu để tiêu nước đọng, khai phá vùng bình nguyên thấp thành loại đất lấn biển (polder). Hàng ngàn cối xay gió tràn ngập đất nước là minh chứng về lịch sử tiêu úng của Hà Lan trong quá trình đấu tranh chống nạn hồng thuỷ.
Đất đai Hà Lan hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới. Trên đất lục địa, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có tỉ lệ 30/70. Trong đất nông nghiệp, tỉ lệ sử dụng để trồng cỏ 51,4%, cây nông nghiệp 41,3%, cây hoa-rau-cây cảnh 5,7%. Trong đất phi nông nghiệp, rừng chiếm 9,5%, đất ở 6,6%, đất bảo hộ tự nhiên 4,1%, đất nghỉ 2,4%, đất đường xá 4,0%, đất công nghiệp và xây dựng 3,8%.
nông nghiệp hà lan 8
Lượng mưa năm 834 mm, năm hạn nhất 671 mm, năm mưa nhiều nhất 1203mm.
Khí hậu ôn đới hải dương. Nhiệt độ bình quân năm 8,50C- 10,90C, bình quân tháng 7 là 16,80C, tháng 1 rét nhất, bình quân 2,2 0C. Do ở vùng vĩ độ cao, nên ánh sáng thiếu hụt, số giờ nắng bình quân 1484giờ/năm, năm 1985 chỉ có 1390 giờ, năm 1995 là năm cao nhất, đạt 1814 giờ.
Cả nước là vùng đất bằng phẳng, mầu mỡ, các sông chủ yếu là sông Waal, Mass, Schelde và nhiều con sông khác. Các dòng sông này có chức năng chủ yếu là tiêu nước chứ không phải để tưới nước.
Là một nước công nghiệp phát triển cao, tỉ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế rất thấp. Từ năm 1985 đến năm 1987, số lao động trong các ngành nông nghiệp sơ cấp từ 5,4% giảm xuống còn 3,6%, tỉ trọng GDP nông nghiệp trong thu nhập quốc dân từ 3,5% còn 3%.
Năm 1997, tổng lượng tổ hợp nông-công-thương nghiệp Hà Lan có giá trị gia tăng đạt 33,3 tỉ Eurô, chiếm 11,7% GDP. Khối công -nông- thương tạo 60 vạn việc làm, chiếm 11,8% tổng số chỗ làm việc, trong đó hợp phần trước nông nghiệp 13,4 vạn, chế biến nông sản 16,5 vạn, vận tải 12,3 vạn, tổng cộng 42,2 vạn, còn ngành nông nghiệp sơ cấp 24,4 vạn, ngoài ra ngành du lịch nông thôn cũng tạo được 2 vạn chỗ làm việc.
Phân tích 3 loại con số sau đây cho thấy:
- Lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xã hội, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 lao động nông nghiệp có thấp hơn 1 chút so với GDP được tạo ra từ một lao động nói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa là thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thị dân và nông dân tuy có chênh lệch, nhưng rất nhỏ.
- Lao động trong ngành nông nghiệp sơ cấp tức là nông dân khoảng 20 vạn người, trong tổng số 42, 2 vạn người làm việc trong các ngành trước và sau sản xuất, có nghĩa là tỉ lệ giữa ngành nông nghiệp sơ cấp trong tổng số chỗ làm việc phi nông nghiệp của tổ hợp nông -công - thương nghiệp là 1/2.
- Tỉ trọng của GDP nông-công-thương chiếm11,7% tổng GDP và tỉ trọng chỗ làm việc chiếm 11,8% là 2 con số tương tự nhau, chứng tỏ hiệu suất lao động tổ hợp nông-công-thương nghiệp đã xấp xỉ hiệu suất lao động của các ngành sản xuất khác.
Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở " thế yếu ". Định kiến về " người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm công nghiệp dịch vụ " không tồn tại trong xã hội Hà Lan.
Trên thế giới có những nền nông nghiệp phát triển ở mức cao: Mỹ, Pháp, Nhật, Australia, v.v...nhưng nền nông nghiệp Hà Lan vẫn có sức sống đặc biệt của riêng mình. Những kỳ tích thể hiện trên các lĩnh vực sau:
1. Hiệu suất xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới
+ Nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới.
Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới (bình quân 1997-1999).
Tên hàng nông sản Mức xuất khẩu
(tỉ USD/năm)
% thế giới Thứ tự trên
thế giới
Hoa tươi cắt 2,127 48,1 1
Cây cảnh trong chậu 1,091 33,2 1
Cà chua 0,677 23,1 1
Khoai tây 0,346 21,6 1
Hành tây 0,455 14,8 1
Trứng gà còn vỏ 0,320 29,4 1
Pho mát khô, sữa đặc 1,717 6,2 1
Thịt lợn 1,117 11,9 2
Bia đại mạch 0,898 19,2 1
Bánh ca cao, dầu ca cao 0,747 37,0 1
Sản phẩm Sôcôla 0,487 6,8 2
Thuốc lá 2,819 17,4 2
Nguồn tài liệu: IPH và Union fleurs: Intertional Statistics, Flower and Plants, 2002. FAO
Có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 mặt hàng đứng thứ hai thế giới.
Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nông nghiệp thế giới.
Mức xuất khẩu hàng nông sản Hà Lan ( tỉ USD )
  1990 1995 1997 1998
Thịt 4,286 3,738 3,15 2,803
Sứa và trứng 2,516 1,963 1,887 2,038
Quả và rau 1,421 2,896 2,041 1,813
Hạt cốc -0,844 -1,040 -0,725 -0,696
Hạt có dầu -1,355 -1,565 -1,143 -0,969
Sản phẩm cá 0,489 0,255 0,318 0,318
Hoa, cây cảnh - 6,115 5,406 6,318
Tổng mức xuất siêu nông sản 13,454 21,766 19,900 19,276
Nguồn tài liệu: Niên giám thống kê FAO
+ Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao. Trong 5 năm 1995-1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bình quân đạt 37,83 tỉ USD, nếu chia đều cho 26,9 vạn người làm nông nghiệp thì, hàng năm mỗi người tạo ra giá trị xuất khẩu 140.600 USD, vượt xa các nước khác ( so với Pháp 39200 USD, Australia 35300 USD, Mỹ 19900 USD ).
+ Mức xuất khẩu được tạo ra từ một đơn vị diện tích hơn hẳn các nước khác.
Mức xuất khẩu trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 18570 USD/ha (không tính hàng thuỷ sản), tức là 1m2 đất tạo ra 1,86 USD, cao hơn hẳn các nước khác.
2. Hiệu suất sản xuất của đất đứng đầu thế giới
Theo cách tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ dựa vào "đồng USD quốc tế" của tổ chức FAO, thì hiệu suất sản xuất của đất ở Hà Lan năm 1991 đạt 2468 USD/ha, hiệu suất lao động đạt 44339 USD/người. Hiệu suất lao động tuy thấp hơn Mỹ một chút, nhưng hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trên thế giới.
3. Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.
Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược "đầu tư cao-sản xuất nhiều", là một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan.
+ Hệ thống thuỷ lợi và phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao.
Đập ngăn mặn ở cửa biển Zuiderzee tạo nên hồ nước ngọt lớn Ijsselmeer...Công trình " tam giác châu " hoàn thành, đã làm cho đê chống lũ, đê sông nội đồng có chiều dài tới 2800 km, đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất thế giới. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt bảo vệ đồng ruộng, đảm bảo đồng ruộng dù thấp hơn mực nước biển tới 4-6m vẫn được sản xuất theo công nghệ cao, được coi là kỳ quan của thế giới.
+ Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới
Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11000ha, chiếm 25% tổng diện tích nhà kính thế giới. Nhà kính tập trung liền vùng, thiết bị hiện đại, như một thế giới của " thành phố nhà kính ", đã sản xuất ra những loại hoa, rau, củ hoa tuylip cung cấp cho loài người.
So với Nhật: Nhật là nước công nghiệp phát triển cao của thế giới, chiếm xấp xỉ 15% nền kinh tế toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, hơn hẳn Hà Lan. Nhật cũng là một nước đất ít, người đông như Hà Lan. Nhật có 127 triệu dân, diện tích đất canh tác 4,57 triệu ha, bình quân 0,036 ha/người, là nước có diện tích bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới ( thấp hơn cả Hà Lan ). Nhập siêu về nông sản của Nhật đứng đầu thế giới. Trong 20 năm 1980-1999, kim ngạch xuất khẩu luỹ kế của Nhật 40,9 tỉ USD, chỉ tương đương mức xuất khẩu trong một năm 1996 của Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999, với số dân chiếm không tới 2,2% dân số thế giới, nhưng mức nhập khẩu nông sản của Nhật vượt quá 269 tỉ USD chiếm 10,6% thế giới, mức nhập siêu bình quân tới 51,5 tỉ USD/năm, trái ngược với tình hình Hà Lan.
So với Mỹ: Mỹ có 276 triệu dân, 177 triệu ha đất canh tác, diện tích đất tính theo đầu người của Hà Lan chỉ bằng 1/11 của Mỹ, số dân nông nghiệp chỉ bằng 1/12 của Mỹ, diện tích đất canh tác của một lao động nông nghiệp bằng 1/16 của Mỹ. Mỹ là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới, chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu, nhiều mặt hàng nông sản có mức xuất khẩu chiếm 1/3-1/5 thị phần thế giới. Nhưng trong 5 năm 1995-1999, mức xuất khẩu nông sản của Mỹ đã giảm xút rõ rệt.
So sánh với một số nước khác:
- Với một số nước lân cận: Bỉ, Đức, Pháp.
Bỉ có 10,26 triệu dân, 800.000ha đất canh tác, bình quân đầu người 0,076ha, mỗi lao động nông nghiệp 9,57ha, nhiều hơn Hà Lan, nhưng xuất khẩu nông sản bình quân trong 10 năm gần đây, chưa đạt 800 triệu USD/năm, kém Hà Lan hơn 20 lần.
Pháp có 59 triệu dân, diện tích canh tác 18,32 triệu ha, tính theo đầu người cao gấp 5 lần Hà Lan. Pháp là một cường quốc nông nghiệp, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, tổng kim ngạch đứng thứ 2 thế giới, nhưng nhập khẩu nhiều hơn Hà Lan. Trong 5 năm 1995-1999, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Pháp đạt 9,5 tỉ USD/năm, chỉ bằng 50% của Hà Lan.
So sánh mức xuất siêu nông sản ( tỉ USD )
Năm Mỹ Hà Lan Australia Pháp Nhật
1971 1,002 1,261 2,094 0,115 -4,070
1981 24,914 5,479 8,475 3,882 -20,117
1991 15,247 13,936 8,915 7,383 -39,612
1995 24,080 17,705 10,530 9,287 -56,787
1999 2,292 16,504 11,945 8,884 -47,798
1995-1999 14,848 17,638 12,448 9,499 -51,594
Nguồn tài liệu: Niên giám thống kê FAO
Ghi chú: Sản phẩm thuỷ sản và rau quả không tính vào số liệu của năm 1971-1991
Đức là một thực thể kinh tế thứ 3 thế giới, có 82,26 triệu dân, diện tích canh tác 11,83 triệu ha, bình quân đầu người tương đương 2,5 lần Hà Lan. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Đức đạt 20 tỉ USD/năm, nhưng lại là nước nhập siêu nông sản. Trong 10 năm gần đây, mức nhập siêu bình quân trên 18 tỉ USD/năm.
III. Cơ cấu sản xuất
Người Hà Lan tự tìm tòi khám phá lợi thế so sánh của một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, biết tranh thủ nguồn lực từ tài nguyên quốc tế và thị trường thế giới để không ngừng đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu hoá, tạo ra những thành công về nông nghiệp.
1. Ngành cây lương thực-thực phẩm
Do đất ít, điều kiện ánh sáng, nhiệt độ có hạn chế, nên giá thành sản xuất cây lương thực- thực phẩm cao, chất lượng sản phẩm cũng không tốt (chẳng hạn chất lượng bột mì của Hà Lan rất kém). Sản xuất lương thực thực phẩm đã chuyển hướng sang trồng cây rau, hoa, cây cảnh hoặc chăn nuôi, hoặc thông qua mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả, hoặc chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp ( như du lịch ) hoặc để làm khu bảo tồn tự nhiên, hoặc chuyển sang nền nông nghiệp hữu cơ..., cũng có trường hợp bỏ hẳn nông nghiệp hoặc chuyển sang làm một loại nghề phụ.
Từ năm 1975, diện tích cây lương thực thực phẩm từ 675.000ha tăng lên 810.000 ha vào năm 1998, sau đó đã giảm, năm 2001 còn 798.000ha, chủ yếu trồng ngô ép xanh 204.000 ha, khoai tây197.000ha, lúa mì 125000 ha, củ cải đường109.000 ha, đại mạch 32.000 ha, ngô hạt 27.000 ha v.v...Giá trị sản xuất một số ngành giảm dần, nhưng ngô ép xanh đã phát triển mạnh. Khoai tây cũng được phát triển nhanh do ngành công nghiệp chế biến khoai tây ở Hà Lan rất mạnh, đã tạo ra giá trị cao của khoai tây. Hà Lan cũng là một nước xuất khẩu khoai tây nhiều nhất thế giới, trong đó xuất khẩu khoai tây giống chiếm 60%-70% thị phần thế giới. Hành tây với chất lượng tốt cũng được phát triển khá.
2. Ngành rau-hoa-cây cảnh
Hà Lan nổi tiếng thế giới là " vườn hoa châu Âu " hoặc " vương quốc hoa". Ngành sản xuất rau-hoa-cây cảnh có vị thế quan trọng trong nền nông nghiệp Hà Lan, gồm trồng hoa, củ hoa Tuylip, cây cảnh, rau, quả, nấm và cây giống.
Ở Hà Lan, nghề trồng rau-hoa-cây cảnh chủ yếu sản xuất trong nhà kính, sản xuất ngoài trời rất ít, chỉ chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp. Trong 11000ha nhà kính, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5-6 lần sản xuất ngoài trời. Đầu tư nhà kính rất tốn kém, vốn xây lắp và thiết bị cần khoảng 1 triệu USD/ha, tức khoảng 100USD/1m2. Thiết bị trong nhà kính đều được điều hành bằng hệ thống tin học, sản xuất được cơ giới hoá, tự động hoá, gồm các khâu làm ấm, thông gió, hạ nhiệt, tưới nước, bón phân, phun thuốc, thanh trùng.v.v...Có những nhà kính sử dụng công nghệ không dùng đất. Sản xuất trong nhà kính được chuyên môn hoá cao độ, sản xuất ra sản phẩm có đẳng cấp cao, chẳng hạn mỗi công ty hoặc một trang trại với mấy ha nhà kính chỉ sản xuất vài giống cây.
nông nghiệp hà lan

Bốn mùa trong năm, Hà Lan bán ra thị trường các loại hoa cắt gồm 5500 loại, 2000 giống cây trong chậu cảnh, 2200 loại cây cảnh. Hoa Tuylíp là quốc hoa của Hà Lan, đã đưa ra thị trường bán buôn 200 loài. Những loài hoa nhiệt đới, á nhiệt đới nhập khẩu đều là những giống mới. Hiện nay, hàng ngày Hà Lan bán ra thế giới 17 triệu cành hoa cắt và 1,7 triệu chậu hoa. Cây cảnh cũng là nguồn quan trọng về thu nhập. Diện tích sản xuất củ hoa cũng lớn, riêng hoa Tuylíp có 8500ha, sản xuất 3 tỷ củ hoa Tuylip/năm. Hàng năm sản xuất khoảng 7 tỉ củ hoa các loại, giá trị 750 triệu USD.
Hà Lan tự hào là xứ sở của hoa Tuy-lip mà nhiều nhà du lịch đến đất nước cối xay gió này là để ngắm hoa Tuylip. Công viên Câu-ken-cốp rộng 32 ha với 7 triệu cây hoa, trong đó có 1000 loài hoa Tuylip, được coi là một công viên hoa đẹp nhất, lớn nhất của Hà Lan và của thế giới, cách Amsterđam chừng 18 km, được coi là "bảo tàng hoa" độc đáo nhất trên hành tinh.
Trong nhà kính, sản xuất cà chua, dưa, ớt chủ yếu bằng công nghệ trồng không đất. Hà Lan có nhiều giống mới về các loại rau. Có giống cà chua leo tới 30 m, thời gian sinh trưởng 12 tháng, năng suất từ 600-700 tấn/ha năm, ớt ngọt cao tới 3 m, năng suất 300 tấn/ha năm.
Hà Lan sản xuất nấm từ năm 1950, tốc độ phát triển nhanh. Diện tích một trang trại nấm khoảng 1400 m2, có nơi nuôi nấm trong hầm để tiết kiệm đất. Nấm sản xuất quanh năm, 1 chu kỳ là 3 tuần, năng suất 1 chu kỳ đạt 25-30kg/m2...Sản lượng nấm của Hà Lan đứng thứ 3 thế giới, khoảng 200.000 tấn/năm.
Trái cây của Hà Lan chủ yếu là táo và lê. Người dân đã tạo ra giống có tán cây thấp 2,5m, ghép trên cây, năm thứ 2 ra trái, mật độ trồng 4000cây/ha, năng suất 20 tấn/ha.
3. Ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng nhất của nền nông nghiệp Hà Lan. Tuy quỹ đất ít, nhưng diện tích đồng cỏ lại lớn hơn diện tích đất canh tác.
- Chăn nuôi gia súc thông thường.
Là một ngành sản xuất nổi tiếng của Hà Lan, nhưng do ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp EU nên có phần bị hạn chế. Nghề nuôi bò sữa có lịch sử lâu đời. Năm 1740, Hà Lan đã có 50 nhà buôn cỏ khô làm thức ăn nuôi đàn bò sữa 7000 con.
Sữa bò phát triển không những tăng thu nhập cho người dân, nâng cao thể chất của người Châu Âu mà còn được coi là một ngành sản xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội Châu Âu, nhất là Hà Lan. Ngành sản xuất này tạo tiền đề cho sự phát triển của hợp tác xã và ngành chế biến cũng là ngành thúc đẩy sự truyền bá công nghệ mới, là nguồn tạo tích luỹ vốn, cũng là ngành giúp nông dân dễ tiếp cận phương thức sống của đô thị. Trong các loại gia súc, bò sữa là một loài gia súc có hiệu suất chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm dinh dưỡng quý giá cho người cao hơn các loại gia súc khác. Rất ít loài gia súc có giá trị cao như bò sữa khi chúng đem lại cho loài người 4 loại sản phẩm quý: sữa, thịt, da và sức kéo. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa bò chiếm tới 15% tổng mức xuất khẩu nông sản toàn thế giới. Không những vậy, chu trình sản xuất sữa bò kéo dài, cần nhiều lao động, yêu cầu trình độ quản lý cao, đòi hỏi hệ thống dịch vụ đồng bộ, là một ngành tạo ra nhiều cơ hội tôi luyện tinh thần hợp tác cộng đồng trong nông dân, cũng là một trường học về kỹ thuật và quản lý cho nông dân. Có người cho rằng, nghề nuôi bò sữa là bàn đạp thúc đẩy nền văn minh nông nghiệp Châu Âu.
Năm 1998, đàn bò Hà Lan có 4,28 triệu con, trong đó đàn bò sữa là 18,8 triệu con vào năm 1990 giảm xuống còn 16,1 triệu con vào năm 1998. Trang trại bò sữa mở rộng dần với 1612 trang trại nuôi trên 100 con, năng suất sữa năm 1970 đạt 4332kg/con nâng lên 6890 kg/con một chu kỳ vắt sữa, sản lượng sữa năm 1985 đạt 12,53 triệu tấn giảm xuống còn 11,1 triệu tấn vào năm 1998. Hà Lan là một nước sản xuất sữa và chế phẩm sữa bò lớn nhất thế giới. Hơn 1 nửa sản lượng sữa dùng để sản xuất pho- mat, phàn còn lại là sản xuất các sản phẩm khác như bơ, sữa bột. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sữa hàng năm của Hà Lan đạt 2,5 tỉ Euro, trong đó các sản phẩm chiếm tới 1/6 thị phần thế giới.
Ở Hà Lan, nghề nuôi cừu giảm dần, nhưng đàn dê lại tăng từ 6,4 vạn lên 13,2 vạn con từ năm 1994 đến năm 1998, trong đó có một nửa là dê sữa.
- Chăn nuôi gia súc tập trung
Chăn nuôi lợn phát triển mạnh. Quy mô trang trại ngày càng lớn, những trang trại nuôi trên 1000 đầu lợn tăng 22%. EU không hạn chế nuôi lợn, nhưng ở Hà Lan có yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, nên vẫn hạn chế nuôi lợn. Đàn lợn năm 1998 còn 13,45 triệu con, sản lượng thịt 1,68 triệu tấn.
EU không hạn chế nuôi gà, cho nên ở Hà Lan, chăn nuôi gà phát triển rất nhanh. Năm 1960, năng suất trứng 210 quả, năm 1995 đạt 301 quả/con. Gà thịt 44 ngày tuổi đạt 1,7 kg. Năm 1998 đàn gà đạt 98,7 triệu con, trong đó gà thịt chiếm 57%, sản lượng thịt gà năm 1998 đạt 728000 tấn, sản lượng trứng 624.000 tấn. Hà Lan còn nuôi gà tây, vịt, trong đó, đàn gà tây có 1,36 triệu con
4. Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.
Hà Lan có 12 cảng cá, là một trong tám nước sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu. Sản lượng cấ 520.000 tấn/năm, ngư trường chủ yếu ở Bắc Hải, Bắc Đại Tây Dương, Tây và Nam Ailen v.v...Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hà Lan năm 1996 đạt 1,48 tỉ USD, đứng thứ 11 thế giới, nhập khẩu 1,14 tỉ USD, xuất siêu 337 triệu USD.
Để bảo vệ tài nguyên, việc đánh bắt hải sản ven bờ đã bị hạn chế, từ đó nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển nhanh, hiện có 25 ngư trường nuôi cá trê, sản lượng 45 vạn tấn/năm, 10 ngư trường nuôi cá chình, sản lượng 25 vạn tấn/năm, 10 ngư trường nuôi cá quế nước ngọt sản lượng 5 vạn tấn/năm.
Hà Lan có diện tích rừng ít ỏi, từ 29.550 ha năm 1981 tăng lên 32330 ha năm 1996, chiếm 13,7% diện tích lục địa. Nhà nước hạn chế khai thác, khuyến khích trồng rừng, tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ dựa vào nhập khẩu. Chức năng của rừng chủ yếu là bảo tồn tự nhiên và sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng cho dân.
5. Ngành chế biến nông sản.
Hà Lan có ngành công nghiệp chế biến nông sản hùng hậu, rất hiện đại, gồm chế biến sữa, thịt, thuỷ sản, trứng, khoai tây, rau quả, kẹo bánh, dầu ăn, ngũ cốc, đồ uống, gia vị, phụ liệu thực phẩm, thức ăn nhanh.v.v...Các hãng Unilever và Heineken đã trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng thế giới. Ngành chế biến thực phẩm chiếm tới 27% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc. Chế biến nông sản là khâu then chốt để tạo giá trị gia tăng của nguyên liệu nông sản, tạo ra nhiều việc làm. Năm 1995, nông nghiệp, ngư nghiệp Hà Lan tạo được 25,1 vạn chỗ làm việc, còn trong toàn khối nông-công nghiệp tạo ra được 58 vạn chỗ làm việc, trong đó ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống tạo ra 15,2 vạn chỗ làm việc chiếm 60% tổng số lao động nông nghiệp. Năm 1995, giá trị sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi là 35,77 tỉ Guilder, nhờ chế biến, giá trị gia tăng đã tăng vọt, đưa giá trị sản lượng nâng lên 79,1 tỉ Guilder, mức gia tăng toàn ngành đạt 121%.
Nguyên liệu chế biến ở Hà Lan, có sử dụng một phần quan trọng là nguyên liệu nhập khẩu, sau đó thông qua chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Chẳng hạn, Hà Lan không sản xuất đậu tương, nhưng trong 1993-1995, hàng năm nhập khẩu 4.140.000 tấn đậu tương, và một số sản phẩm đậu tương khác, tốn 1,3 tỉ USD, ngoài để tiêu dùng trong nước, còn xuất siêu về dầu đậu tương và khô đậu tương, đạt mức tương ứng là 365000 tấn/năm và 826000 tấn/năm, xuất siêu hàng năm đạt 800 triệu USD. Một thí dụ khác về bia. Toàn bộ nguyên liệu để sản xuất bia là dựa vào nhập khẩu, nhưng từ những năm 70, Hà Lan đã trở thành một cường quốc sản xuất bia, xuất khẩu bia tăng nhanh, mức xuất siêu năm 1980 là 330.000 tấn, năm 1985 là 500.000 tấn, đến năm 1997 tăng lên 810.000 tấn.
IV. Bí quyết thành công của nền nông nghiệp Hà Lan
1. Biết phát huy lợi thế so sánh của đất nước, biết khai thác nguồn lực về tài nguyên thế giới, xây dựng và kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất hướng tới tối ưu hoá, đảm bảo ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, dựa vào những ý tưởng sau đây:
+ Nâng cao sức cạnh tranh quốc tế:
Hà Lan thông qua chính sách lớn" nhập lớn, xuất lớn " để phát huy lợi thế so sánh tự thân, tăng sức canh tranh quốc tế.
Trên thị trường thế giới, Hà Lan có nhiều mặt hàng nông sản và hàng thực phẩm có sức cạnh tranh cao. Chẳng hạn, ngoài mặt hàng hoa cắt tươi và củ hoa nổi tiếng thế giới, còn xuất khẩu nhiều chồi giâm và hạt giống hoa, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chồi giâm và hạt hoa đã đạt 122 triệu USD, tăng 43% so với năm trước đó. Xuất khẩu các mặt hàng khoai tây, cà chua, trứng gà, pho mát, bia, đứng hàng đầu thế giới.
Những thành tựu nông nghiệp của Hà Lan được thế giới hâm mộ, có liên quan đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hà Lan. Nếu không tính đồ uống, thuốc lá, thuỷ sản thì hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Hà Lan gồm 3 lĩnh vực: sản phẩm hoa- rau-cây cảnh; thịt; sữa và trứng.
nông nghiệp hà lan 7
Ngược lại, những ngành sản xuất dựa vào quỹ đất lớn, Hà Lan tự coi là thế yếu, thì không phát triển mà dựa vào nhập khẩu như hạt cốc, hạt có dầu...
Trên thị trường thế giới, các mặt hàng nông sản của Hà Lan có sức cạnh tranh cao dựa vào những giải pháp chủ yếu sau đây:
- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước ngoài. Một thí dụ khác là về khoai tây, vốn là một loại "thực phẩm bình dân" của thế giới, giá cả bình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn, vỏ nhẵn bóng được coi là " lương thực thứ hai " được thế giới ưa chuộng, từ đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến thức ăn nhanh.
- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao.
- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu.
Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn.
+ Sản xuất để xuất khẩu
Tổ hợp công-nông-thương nghiệp là một trụ cột lớn của tổng thể nền kinh tế Hà Lan, cộng với truyền thống buôn bán lâu đời đã làm cho độ phụ thuộc vào xuất khẩu của nông nghiệp Hà Lan rất cao.
Mức độ tuỳ thuộc xuất khẩu của một một số hàng nông sản Hà Lan ( 1997-1999)
Tên hàng nông sản Sản lượng
(1000 tấn)
Lượng xuất khẩu
( 1000 tấn)
Tỉ lệ xuất khẩu so với sản lượng (%)
Khoai tây 7141 1356 19,0
Cà chua 535 610 > 100,0
Hành tây khô 692 516 74,6
Trứng gà 631 330 52,3
Thịt các loại
- Thịt gà
- Thịt bò
- Thịt lợn
2867
714
536
1600
1807
570
373
656
63,0
79,8
69,6
41,0
Pho mát 659 457 69,4
141 164 >100,0
Bột sữa 166 266 >100
Nguồn tài liệu: FAO, LEI
Nền nông nghiệp Hà Lan là một nền nông nghiệp tạo ra ngoại tệ.
Lợi thế so sánh là 1 biến số, nhất là nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro nhất trước những biến động về thị trường, thiên tai, dịch bệnh.v.v..Nền nông nghiệp phụ thuộc quá cao vào xuất khẩu, dễ gặp rủi ro, chịu tác động lớn của sự biến động thị trường quốc tế, bởi vậy, Chính phủ, doanh nghiệp, Hiệp hội sản xuất phải bắt mạch được nền kinh tế thế giới, cập nhật thông tin, kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất.
Ở Hà Lan, xuất phát từ lợi ích so sánh, có loại sản phẩm có hệ số tự túc rất thấp ( như lương thực chỉ 25% ), ngược lại có loại rất dư thừa ( thịt lơn 283%, thịt bò 160%, gà 221%, trứng gà 253%, pho mát 224%, bơ 153%, rau 256%, khoai tây 145%, đường 194% ), phải xuất khẩu lớn. Chỉ cần có tín hiệu về lợi nhuận, sản xuất sẽ được gia tăng.
Nhu cầu tiêu dùng quốc tế phức tạp hơn nhiều so với thị trường trong một nước. Thị hiếu người tiêu dùng thế giới yêu cầu đa dạng hoá, mặt hàng luôn được đổi mới, tiện ích gia tăng, do đó phải không ngừng đổi mới công nghệ.
Hà Lan có chủ trương khai thác nguyên liệu quốc tế, sử dụng tài nguyên thế giới để bổ xung tài nguyên hiếm hoi của mình để phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Với chủ trương đó, việc nhập khẩu nông sản và nguyên liệu của Hà Lan có ý đồ rõ ràng về khai thác tài nguyên quốc tế, mà xuất khẩu cũng có mục tiêu kinh tế-xã hội rõ ràng: tạo thêm việc làm, tăng thu nhập quốc dân.
Mặt hàng nhập khẩu có đặc trưng là:
- Sản phẩm thuộc dạng " dựa vào quỹ đất lớn " như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi. Mức nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 19 năm ( 1980-1989)tốn 6,84 tỉ USD, đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển mạnh, mức sản xuất tính theo đầu người trong thời kỳ 1997-1999 về thịt đạt 538kg/năm, , về sữa đạt 705 kg/năm, pho mát đạt 124kg/năm, trứng gà 118 kg/năm, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn.
- Là những sản phẩm trong nước không tự sản xuất được như ca cao, cà phê, chè, quả nhiệt đới, thuốc lá, hoa bia, sắn được gọi là " kinh tế tài nguyên số không ". Những sản phẩm này được nhập khẩu và thông qua chế biến thành hàng hoá xuất khẩu lớn. Chẳng hạn, hàng năm nhập 1 triệu tấn đại mạch, 20 vạn tấn mạch nha, toàn bộ hoa bia, để xuất khẩu hàng năm (1997-1999) 92,3 vạn tấn rượu bia với kim ngạch 900 triệu USD, chiếm 19% thị phần thế giới. Địa bàn tập kết ca cao lớn nhất thế giới hiện nay không phải ở Châu Phi mà là ở Hà Lan, trong đó hạt ca cao có lượng giao dịch chiếm 1/5 thị phần, sản phẩm ca cao chiếm 37% thị phần, đứng đầu thế giới, sản phẩm sôcôla đứng thứ 2 thế giới. Nghề chế biến nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu tạo ra giá trị gia tăng lớn, là một thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp Hà Lan.
- Là những mặt hàng có thể tự sản xuất nhiều, nhưng không đảm bảo nhu cầu nguyên liệu chế biến như sữa bò, thịt...Trong thời gian 1997-1999, hàng năm lượng sữa nhập khẩu 663000 tấn (trong nước sản xuất 1.128.700 tấn) đảm bảo nguyên liệu chế biến sữa. Trong thời gian này, giá sữa nhập khẩu 329 USD/tấn, chế biến xuất khẩu đạt 786 USD/tấn, thu lời khá lớn. Ngành sản xuất pho- mát cũng vậy, hàng năm xuất khẩu 1 tỷ USD, các sản phẩm sữa xuất khẩu cũng chiếm tới 20% thị phần thế giới. Tính chung lại, từ 1980-1990, lượng sữa nhập khẩu 200 triệu USD, nhưng kim ngạch xuất siêu về pho mát từ 700 triệu USD tăng lên 1,7 tỉ USD vào năm 1995.
Nhờ nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống...,chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học-công nghệ.
Kết cấu hạ tầng là cơ sở vật chất của kỳ tích nông nghiệp Hà Lan, đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững.
- Công trình thuỷ lợi
"Thượng đế tạo ra trái đất", nhưng mảnh đất Hà Lan đã hứng chịu những uy hiếp của thiên tai khắc nghiệt. Mỗi thế kỷ, Hà Lan đều chịu đựng 1 đến 2 lần tập kích cực lớn triều cường. Các dòng sông cũng thường gây ngập úng. Từ thế kỷ thứ 4, vùng này đã có đê nhân tạo. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, đã xây dựng đê bao để lập điền. Ban đầu là các biện pháp tiêu úng nội đồng, vào khoảng năm 1400, bắt đầu sử dụng cối xay gió để tiêu nước. Cũng vào thời kỳ đó, đại dương đã nuốt chửng lục địa Hà Lan. Biển Zuidergee là hậu quả của nước biển dâng làm ngập vùng đất trũng tạo nên. Năm 1287, Bắc Hải phá huỷ vùng đất ven bờ, làm ngập vùng đất trũng, từ đó Bắc Hải tạo ra 1 vịnh biển cắm sâu vào đất liền, diện tích 338.800 ha. ở miền Nam, biển cũng xâm nhập trên diện rộng. Trong mấy thế kỷ liền, diện tích đất bị biển lấn còn lớn hơn diện tích đất khai khẩn từ biển. Năm 1916, Bắc Hải đã chịu đã chịu tác động của cơn cuồng phong, nhấn chìm giải đất phía Bắc Amsterdam. Sau đó, Hà Lan đã ban hành luật xây dựng đập lớn ngăn biển và các cửa tiêu nước. Công trình này do công trình sư Comelis Lely thiết kế. Năm 1932 hợp long, đê rộng 90m, cao 12m, dài 32,5 km. Sau khi đập này làm xong, nước được tiêu ra biển, được nước sông Ijsselmeer bồi đắp, tạo thành hồ nước ngọt, diện tích 120.000 ha gọi là hồ Ijsslmer, tiếp đó cải tạo được 4 vùng đất trũng, diện tích 165.000 ha.Vào thế kỷ 20, trận lũ đại hồng thuỷ tàn khốc nhất đã xảy ra vào ngày 1/2/1953, nước biển đã nhấn chìm 200.000 ha đất, làm 1835 người thiệt mạng, sau đó Hà Lan đã ban hành luật xây dựng " công trình tam giác châu ".
Năm 1995, Chính phủ Hà Lan quyết định xây dựng công trình chỉnh trị dòng sông, hoàn thành vào năm 2015, vốn đầu tư 500 triệu Eurô. Để phòng chóng thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ đã quy định những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở mức hiếm có trên thế giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất " 1 vạn năm 1 lần ", tiêu chuẩn an toàn các để sông có tần xuất " 1250 năm 1 lần ". Đến năm 1997, đã hoàn thành 15 công trình phòng chống lũ tốn 9 tỉ USD. Năm 1996, Quốc hội đã ban hành luật về nước, trong đó đã quy định các cấp chính quyền cứ năm 5 một lần phải tổ chức một lần khảo nghiệm kỹ thuật với đê lớn.
Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô, bình quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.
Động mạch lớn của nền kinh tế là mạng lưới giao thông hiện đại được hoàn chỉnh. Hà Lan có 2800 km đường sắt, 110.000 km đường bộ, trong đó có 2400 km đường cao tốc. Đường hàng không đứng thứ 9 thế giới, với 80 hãng hàng không có 230 tuyến bay đến khắp các nước.
nông nghiệp hà lan 5
Quỹ đất ít, "tấc đất, tấc vàng", Hà Lan đã áp dụng công nghệ "dùng vốn thay đất". Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết kiệm đất ( thậm chí có nơi không dùng đất ), lại có thể khống chế hoàn toàn điều kiện tự nhiên. Trong nhà kính đã lắp đặt các thiết bị hiện đại, tự động hoá, thông qua máy tính và hệ thống máy móc khác để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, nước, thức ăn trong nhà kính, tạo ra một môi trường ưu việt, loại trừ hoàn toàn các yếu tố bất lợi của điều kiện tự nhiên (Hà Lan vốn là một nước không sản xuất được phong lan, nhưng nhờ nhà kính khắc phục được những trở ngại đến sự sinh trưởng phát triển của hoa lan nhiệt đới, á nhiệt đới, nên những năm gần đây Hà Lan đã sản xuất được 200 triệu hoa lan, đứng thứ 9 thế giới ).
Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan được xếp vào những nước hàng đầu thế giới, đặc biệt là thành tựu tạo giống và nhà kính, với phương thức đầu tư tập trung vốn và chất xám, theo hướng đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu suất cao.
Với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ "tăng diện tích đất", tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.
Năng suất một số cây trồng ( 1995 )
Cây trồng Năng suất ( tấn/ha ) Số lần cao hơn năng suất bình quân thế giới ( số lần )
Lúa mì 8,664 3,5
Khoai tây 41,00 2,65
Cà chua 466,67 16,98
Dưa vàng 600,00 36,92
340,00 20,78
ớt xanh 230,00 20,93
Nguồn tài liệu: FAO
Hiệu quả kinh tế cao về sử dụng đất, tạo ra giá trị gia tăng đứng đầu EU. Đất đai không thích hợp trồng trọt chuyển sang trồng hoa, rau, chăn nuôi lợn, gia cầm. Từ đó làm cho kim ngạch xuất siêu của Hà Lan từ 4910 USD/ha vào năm 1985, nâng lên 13.110 USD vào năm 1990 ( cùng thời gian đó, Pháp từ 126 USD tăng lên là 366 USD, Mỹ từ 18 USD tăng lên 42 USD). Hà Lan cũng áp dụng công nghệ tăng năng suất chăn nuôi. Hà Lan có giống bò sữa HF nổi tiếng thế giới, nhưng vẫn xây dựng các trung tâm tin học ở Mỹ, Pháp để thu thập thông tin, hội tụ các nguồn gen tốt nhất thế giới, nâng cao tiến bộ di truyền của của bò Hà Lan.
Khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu chuyên môn hoá, công nghiệp hoá trong sản xuất, nâng cao hiệu quả. Công nghệ nhà kính thường xuyên được đổi mới, cứ 6-7 năm, lại có một thế hệ thiết bị mới.
Hà Lan không những coi trọng " công nghệ cứng ", mà còn quan tâm "công nghệ mềm" về quản lý và tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả của công nghệ cứng, đặc biệt là công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi, hoa. Nhờ thành tựu công nghệ mới, trong thời gian 1975- 1988, giá trị sản xuất cây lương thực-thực phẩm tăng 23%, cây hoa-rau-cây cảnh tăng 162%, trong đó hoa tăng 2,3 lần, nấm tăng 2,5 lần. Trong thời gian 1975-1994, trong tổng giá trị nông nghiệp, giá trị ngành chăn nuôi từ 67% giảm còn 54,7% còn lương thực- thực phẩm từ 12% giảm còn 7,5%, nhưng cây rau-hoa-cây cảnh từ 21% tăng lên 37,8%. Cơ cấu nông nghiệp được điều chỉnh kịp thời, hiệu quả tăng lên ( trừ kinh tế lâm nghiệp có vị trí không đáng kể, mặc dầu tên nước Hà Lan ( Holland ) với nguyên nghĩa là đất của rừng ). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tăng trưởng lớn, được gọi là hiệu ứng "tăng trưởng chuyển dịch" .
3. Sức sống mãnh liệt của trang trại nông nghiệp gắn với các tổ chức mạnh của nông dân, được vận hành trong một cơ chế thông thoáng, hiệu quả.
3.1. Sức sống của kinh tế trang trại
Sức sống của kinh tế trang trại nông nghiệp Hà Lan bắt nguồn từ những đặc trưng độc đáo sau đây:
+ Phần lớn kinh tế trang trại của nông dân là trang trại gia đình:
Chế độ kinh tế của Hà Lan quyết định tính chất doanh nghiệp nông nghiệp Hà Lan. Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình ( family farms ) theo chế độ tư hữu. Tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, còn các trang trại dựa vào thuê đất để sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhưng do quỹ đất nhỏ bé bình quân đất theo đầu người ít,việc mở rộng quy mô trang trại không dễ, biện pháp khả thi vẫn phải nhờ một phần vào đất thuê.
Sở hữu của trang trại và sự biến động (%)
Loại trang trại Năm 1970 Năm 1997 Năm 1987 Năm 1997 Năm 1999
Hoàn toàn tự có 38,1 43,2 47,4 53,8 49,9
Tự có 80%-100% 8,8 9,4 11,2 13,8 15,0
Tự có 50%-79% 14,1 14,7 15,0 12,9 14,4
Tự có 20%-49% 10,4 10,5 9,9 8,0 8,9
Tự có< 20% 6,0 5,8 5,3 4,0 4,7
Thuê toàn bộ 22,6 16,4 11,2 7,5 7,1
Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI ), Cục thống kê (CBS)
Hà Lan là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các chủ trang trại có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài nguyên của mình, khuyến khích chủ trang trại hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận tối đa. Các chủ trang trại phải nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên có hạn, không ngừng đổi mới, thích ứng kịp tình hình biến động cơ cấu, công nghệ, hạn chế rủi ro về thiên nhiên và thị trường, nếu không, sẽ bị phá sản.
Tính ưu việt của lao động gia đình trong trang trại là giảm được "giá thành giám sát". Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp làm ăn lúc vất vả, lúc nhàn rỗi, có tính thời vụ nghiêm ngặt, nếu thuê lao động sẽ gặp trở ngại lớn là sử dụng lao động không đầy đủ và rất khó giám sát. Có nhiều nhà kinh tế còn cho rằng sản xuất nông nghiệp không thích hợp sử dụng lao động làm thuê. Các nước Châu Âu đều có cách làm giống nhau là lao động sử dụng trong trang trại chủ yếu là thành viên trong gia đình, tỉ lệ lao động làm thuê rất ít. Theo G.H.Schmitt thì trong EU, tỉ lệ lao động làm thuê năm 1985 chỉ 7,4%, trừ Anh 50,3%, ở Đan Mạch, Pháp 19%, còn phần lớn các nước đều dưới 9%.
nông nghiệp hà lan 4
Ở Hà Lan, tỉ lệ lao động gia đình/lao động thuê là 1/0,44. Tuy nhiên, tuỳ loại việc, tỉ lệ này có khác nhau. Chẳng hạn, sản xuất trong nhà kính, công việc được phân công rõ, "giá thành giám sát" thấp, tỉ lệ người làm thuê có thể cao hơn.
Các nước phát triển đều trải qua quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Thoạt đầu là kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp, tự túc, hiệu suất rất thấp. Do phân công xã hội ngày càng rõ, hiệu suất lao động ngày càng tăng, công nghệ ngày càng tiến bộ, đô thị ngày càng phát triển, giao thông đi lại ngày càng thuận tiện, kinh tế hàng hoá phát triển, vốn được tích luỹ, kinh tế hộ tiểu nông chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, tiếp đó chuyển sang hộ sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá, rồi dần dần chuyển thành trang trại lớn hiện đại, sản xuất vì lợi nhuận, tạo nên dạng kinh tế tổ hợp " nông-công-thương " (agribusiness hoặc agri complex). Nền tảng của sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp Hà Lan là những tổ hợp nông-công-thương, trong đó tế bào cấu thành những tổ hợp này chính là những trang trại gia đình tràn đầy sức sống.
+ Các trang trại được tích tụ ruộng đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền với quá trình tạo việc làm phi nông nghiệp, đủ sức thu hút nông dân "ly nông", giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém hiệu quả.
Quy mô trang trại ở Hà Lan ngày càng mở rộng, đó là hệ quả tất yếu của việc giảm số lượng trang trại, đó cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp ở Hà Lan.
So sánh quy mô trang trại ở Hà Lan và các nước EU
Nước Ha/trang trại Quy mô trang trại bình quân
( đơn vị quy mô EU là ESU )
  1997 1995 1997
Hà Lan
Đan mạch
Anh
Bỉ
Pháp
Đức
Itali
Bình quân 15 nước EU
18,6
42,6
69,3
20,6
41,7
32,1
6,4
18,4
78,89
51,72
42,62
42,61
31,32
27,95
7,47
14,91
84,11
57,24
47,73
46,97
35,29
32,27
8,01
16,67
Nguồn tài liệu: Cục thống kê EU ( Eurostat
Sự biến đổi số trang trại khoai tây
Ha/trang trại 1975 1985 1995 2000 2001
1 23805 9246 2530 1469 1227
<1-10 15234 12406 9057 7728 6378
10-30 4490 5445 5194 4888 4329
>30 347 584 1041 1189 1169
Cộng 43876 27681 17822 15274 13103
Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI )
Sự biến đổi số trang trại bò sữa
Số bò sữa/trang trại 1975 1985 1995 2000 2001
1-30 63.330 23642 11355 6855 5759
30-50 19376 14890 11269 8572 7097
50-100 8218 17119 13172 12208 12775
< 100 636 2344 1669 1832 2295
Cộng 91560 57995 37465 29467 27926
Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI )
Quy mô trang trại dựa 2 tiêu chí: một là diện tích đất hoặc đầu con gia súc, hai là cách tính EU ( gọi là ESU: đơn vị quy mô Châu Âu ) dùng lợi nhuận để tính.
Số lượng trang trại chăn nuôi, trong đó có bò sữa ngày càng giảm, những trang trại chăn nuôi lớn từ 50-100 con trở lên ngày càng tăng. Với trang trại lớn, để không phải thuê nhân công thì dùng máy vắt sữa, sử dụng người máy để thay thế lao động thủ công. Trang trại khoai tây trên 100 ha cũng tăng nhanh.
Việc mở rộng quy mô trang trại dựa vào 2 chính sách của nhà nước.
Một là chính sách mua và thuê đất. ở Hà Lan có 2 loại hình sở hữu đất, đất tư hữu được mua bán, đất công hữu do nhà nước đầu tư quai đê lấn biển thì cho thuê thời gian dài. Hai là chính sách khuyến khích trang trại làm ăn kém được giải thể. Trong quá trình cạnh tranh, trang trại làm ăn kém sẽ giải thể, rời bỏ nông nghiệp chuyển cho trang trại làm ăn giỏi mở rộng quy mô, xã hội sẽ tạo điều kiện cho người lao động từ những trang trại giải thể tìm được chỗ làm việc mới.
Sự phát triển của nền kinh tế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt dần. Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn 145000, năm 1990 còn 125000, năm 2000 chỉ còn khoảng 100.000, số lao động nông nghiệp từ 1959 đến 1980, giảm được một nửa, từ đó đã giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và tạo nên một tình thế mới là lực lượng nông dân làm nông nghiệp không hiệu quả đều rời khỏi nông nghiệp, còn sản xuất nông nghiệp dựa hẳn vào lực lượng nông dân làm ăn giỏi, đam mê với nghề nông, ham muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nông.
+ Sản xuất kinh doanh của trang trại có trình độ chuyên môn hoá cao.
Chuyên môn hoá cao độ là đặc trưng nổi bật của trang trại gia đình ở Hà Lan. Mở rộng quy mô trang trại dù về trồng trọt hay chăn nuôi đều gặp khó khăn trăm bề, phải tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà theo kinh nghiệm của Hà Lan, phải dựa vào chuyên môn hoá.
Từ thế kỷ 19, ở Hà Lan đã có trang trại chuyên môn hoá. Số trang trại kinh doanh đa ngành nghề ( kinh doanh hỗn hợp ) ngày càng giảm, năm 1980 là 12,7%, năm 2001 chiếm 9,5%, từ 9600 trang trại sau 10 năm, giảm xuống còn 6000 trang trại. Năm 2001, trang trại chuyên môn hoá chiếm tỉ trọng trên 90%, là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới.
Tỉ lệ trang trại chuyên môn hoá cao, là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đảm bảo hiệu suất sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà Lan hơn hẳn nhiều nước khác trên thế giới.
Thành bại trên thị trường, trước hết là do chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm lại được quyết định bởi trình độ tri thức, kỹ năng của nhà sản xuất. Muốn vươn tới đỉnh cao của tri thức và kỹ năng yêu cầu một xã hội được phân công hợp lý theo hướng chuyên môn hoá. Không những vậy, chuyên môn hoá còn có lợi cho cơ giới hoá, tin học hoá, giảm giá thành sản phẩm.
Trình độ chuyên môn hoá đã được cơ quan thống kê phân loại ngày càng chi tiết. Chẳng hạn, ngành sản xuất rau-hoa-cây cảnh được chia thành loại sản xuất trong nhà kính, loại sản xuất ngoài trời, sau đó lại chia ra ngành hoa, rau, trồng trong chậu, vườn ươm.v.v. ..Trong ngành hoa, lại chia ra các ngành hoa cắt, chậu củ hoa. Nhiều nhà sản xuất hoa lại chuyên sâu 1-2 loài hoa. Cách làm này giúp họ nâng cao trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng, có lợi cho cơ giới hoá thao tác, thuận tiện cho việc quản lý, thu hái, phân cấp, đóng gói, bảo quản được thực thi theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh.
Hiệu quả về chuyên môn hoá còn được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác như việc tăng tỉ lệ lao động toàn nhật trong các trang trại. Trong 4 năm 1992-1996, những trang trại có chế độ làm việc toàn nhật có tỉ trọng từ 80,1% nâng lên 82,3%, trong đó có trang trại trồng rau-hoa-cây cảnh, tỉ trọng này đạt tới 92,8%. Với chế độ làm việc toàn nhật, thu nhập của các thành viên trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào kinh doanh của trang trại, từ đó buộc họ phải toàn tâm toàn ý phục vụ trang trại, làm cho bản thân chủ trang trại cũng phải trở thành những người thạo việc, trở thành chuyên gia. Trong nền nông nghiệp thâm canh cao, chỉ khi những người trong trang trại mang hết khả năng của mình làm việc cho trang trại, mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thiết bị, từ đó giảm được giá thành.
Việc chuyên môn hoá cũng tạo ra mặt trái là tăng độ rủi ro thị trường, yêu cầu các trang trại phải cập nhật thông tin, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ về tư vấn công nghệ, tài chính, pháp luật, và các dịch vụ khác, ngoài ra còn cần sự hỗ trợ của hợp tác xã , các Hiệp hội và các cấp chính quyền.
Với những đặc trưng trên đây, trang trại nông nghiệp của Hà Lan là một chủ thể sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, thực chất là một doanh nghiệp nông nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường, hội nhập hoàn toàn vào thị trường thế giới, đọ sức với mọi thách thức trong cạnh tranh quốc tế.
3.2. Các tổ chức của nông dân
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Hà Lan, tổ chức Hợp tác xã và các Hiệp hội ngành nghề của nông dân đã đóng góp vai trò quan trọng.
Trang trại gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất nông nghiệp Hà Lan. Nhưng dù quy mô trang trại lớn đến đâu chăng nữa, trong biển cả của thị trường, trang trại vẫn chỉ là những hạt cát trên bãi biển. Họ phải dựa vào hợp tác xã, để các trang trại nhỏ bé, phân tán liên kết "nhỏ biến thành lớn" cùng nhau hợp tác, nâng cao hiệu suất của toàn hệ thống kinh tế. Với các loại hợp tác xã: mua vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng.v.v...đảm bảo nông dân yên tâm sản xuất, thực thi chuyên môn hoá, áp dụng công nghệ thâm canh, từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm, giảm rủi ro, nâng cao sức cạnh tranh.
Các loại Hiệp hội ngành nghề và Hiệp hội thương mại, trong đó Hiệp hội ngành hàng là tổ chức ngang của trang trại nhằm liên kết các bộ môn của trang trại, còn Hiệp hội hàng hoá coi như tổ chức ngành dọc, liên kết khâu cung ứng nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm của trang trại.
nông nghiệp hà lan 3
Các chủ trang trại và người làm thuê có đại biểu của tổ chức mình nằm trong chính quyền, đảm bảo rằng, một khi lợi ích cộng đồng của họ gặp trắc trở, thì lập tức được hiệp thương xử lý. Ngoài ra, các chủ trang trại còn lập ra các tổ chức về kỹ thuật, tin học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để hỗ trợ lẫn nhau.
Nông dân Hà Lan sử dụng nguồn lực của mình để lập ra Ngân hàng hợp tác, đã có 110 năm lịch sử dịch vụ tiền tệ cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân giải quyết vốn, mở rộng sản xuất, kể cả về tư vấn đầu tư. Hơn 100 năm qua, các Ngân hàng này đã bám rễ sâu vào nông nghiệp và các ngành thực phẩm, trở thành nhà cho vay lớn nhất của tổ hợp nông-công-thương nghiệp Hà Lan, đảm bảo 90% vốn cho các chủ trang trại, 40% vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước và nhiều hoạt động quốc tế. Năm 2001, tập đoàn ngân hàng Rabobank group là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới, có tài sản 140 tỉ USD, đứng thứ 2 trong toàn ngành ngân hàng Hà Lan, có 1900 chi nhánh, đã có mạng lưới dịch vụ xuyên suốt nhiều lĩnh vực.
Với cơ chế, chính sách khác nhau, nhất là về trang trại và các tổ chức của nông dân, làm cho nông nghiệp Hà Lan đã vượt nhiều nước giàu có công nghệ tiên tiến, trong đó phải kể tới nước Nhật. C.Van der Meer đã viết cuốn sách " Nông nghiệp Nhật bản " vào năm 1990, trong đó có nêu Nhật và Hà Lan đều là nước phát triển cao, đất ít, người đông, nhưng Hà Lan là nước nhỏ, diện tích bằng 1/9, dân số bằng 1/8 nước Nhật, nhưng Hà Lan là nước " quán quân thế giới " về xuất siêu nông sản, mà Nhật lại là nước " quán quân thế giới " về nhập siêu nông sản.
So sánh một số chỉ tiêu nông nghiệp Nhật và Hà Lan
Chỉ tiêu Nhật Hà Lan
Dân số ( năm 2000, triệu dân )
Lao động nông nghiệp ( vạn người )
Số trang trại (vạn)
Tỉ lệ trang trại toàn nhật (%)
Diện tích đất trồng trọt ( vạn ha )
Diện tích đất canh tác theo đầu người(ha)
Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 trang trại (ha)
Diện tích đất canh tác/lao động nông nghiệp (ha)
Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp/lao động nông nghiệp(USD)
Số người kéo/lao động nông nghiệp
Số máy tẽ hạt/lao động nông nghiệp
Số máy vắt sữa/lao động nông nghiệp
Số đầu bò sữa/1lao động nuôi bò
Số đầu lợn/1 lao động nuôi lợn
Sản lượng thịt/1 lao động nông nghiệp (tấn)
Sản lượng sữa/lao động nông nghiệp (tấn)
Tỉ lệ giá trị trồng trọt/chăn nuôi trong giá trị
sản xuất nông nghiệp.
Kim ngạch xuất siêu nông sản (1990-1999) tỉ USD/năm
126,714
323,6
345,4
16,0
394,0
0,031
1,14
1,22
1711
4547
0,68
0,37
0,05
0,41
3,03
0,9
2,7
73,2/26,1
-33,61
15,786
26,9
11,1
82,0
100,0
0,064
9,04
3,72
2468
44339
0,68
0,02
0,14
6,32
52,99
9,5
41,6
44,7/55,3
14,05
Nguồn tài liệu: FAO, LNV, Trung tâm nghiên cứu thực phẩm và chính sách nông nghiệp Nhật (FAPRC)v.v...
Tỉ lệ tự túc các mặt hàng nông sản chủ yếu ở Nhật (%)
  1975 1985 1995 1996
Hạt cốc
Trong đó: - Gạo
- Lúa mì
40
110
4
31
107
14
30
103
7
29
102
7
Đậu tương 4 5 2 3
Rau 99 45 85 86
Quả 84 77 49 47
Đường 15 33 35 32
Thịt lợn 86 86 62 59
Thịt bò 81 72 39 39
Sữa bò và sản phẩm sữa 81 85 72 72
Trứng gà 97 98 98 96
Rong biển 102 96 75 69
Nguồn tài liệu: "Nông dân nhật báo" 11/2/2003
Sản xuất nông nghiệp, năng suất và hiệu quả kinh tế nông nghiệp của Nhật ngày càng sa xút, nguyên nhân chủ yếu là do những khiếm khuyết về cơ chế, chính sách nông nghiệp, chủ yếu là.
- Chính sách đất và kinh tế trang trại
Ở Nhật, chính sách nhất quán về đất thể hiện ở chỗ pháp luật ngăn cấm việc tích tụ đất. Nhật đã xoá sổ các trang trại lớn để lập những trang trại nhỏ. Hộ nông dân muốn giữ trang trại vừa nhỏ, vừa phân tán nên giá thành dịch vụ cao. Hộ nông dân phải tốn kém kinh phí tiêu thụ sản phẩm nên phải dựa vào việc cắt xén lợi ích của các trang trại lớn để bù đắp cho trang trại nhỏ, gây thiệt hại cho trang trại lớn.
Ở Nhật, Chính phủ không khuyến khích trang trại giải thể (nhưng được cho thuê), không những vậy, nhà nước còn dùng chế tài về thuế để đánh vào người cho thuê đất. Vả lại, khi trang trại lớn thuê được đất cũng không có cách nào dồn điền đổi thửa, làm cho việc mở rộng quy mô trang trại cũng chỉ là một khẩu hiệu suông. Mặt khác, với những trang trại đa ngành còn được Chính phủ tài trợ.
Chính phủ Hà Lan có thái độ minh bạch về hạn chế trang trại đa ngành. Chính phủ Hà Lan tài trợ rất ít cho trang trại, chỉ tài trợ chút ít cho những trang trại về áp dụng công nghệ mới, nhưng với những trang trại rút khỏi nông nghiệp tuy có nhận được tài trợ, nhưng bắt buộc phải bán đất cho trang trại khác hoặc bán lại cho Chính phủ, góp phần mở rộng quy mô trang trại.
- Chính sách về Hợp tác xã
Ở Nhật, hợp tác xã được xây dựng từ năm 1947, có tác dụng tương tự như ở Hà Lan. Nhưng từ năm 1970, tình hình đã khác đi nhiều. Hợp tác xã ở Nhật (còn gọi là Nông hội) đã được Chính phủ giành cho nhiều đặc quyền, thậm chí hợp tác xã đã hình thành những " thương lái " tổng hợp mang tính lũng đoạn. Họ được nhà nước giao một số quyền năng, trở thành một cơ cấu hành chính hoá, thực thi chính sách của nhà nước. ở Trung ương, địa phương họ được cho vay, và trở thành một thực thể "thoát ly" nông nghiệp, như làm dịch vụ cho cư dân không phải nông nghiệp (bán lẻ, tín dụng, bảo hiểm) đang có vị trí, ưu thế áp đảo ở thị trường nông thôn. Những hoạt động phi nông nghiệp mang tính lũng đoạn đó đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho hợp tác xã, từ đó họ đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đứng về lợi ích của các nông hộ đa ngành nghề đang chiếm số đông, bảo vệ lợi ích của cộng đồng này, nhằm củng cố thế lực ảnh hưởng của hợp tác xã, tìm kiếm vốn chính trị cho bản thân mình.
Ở Hà Lan, hoạt động hợp tác xã nông nghiệp chuyên nhất như tín dụng, tiêu thụ, cung ứng, chế biến, không tham gia hoạt động chính trị, ngoài chính sách ưu đãi về thuế với số lượng ít, không được thụ hưởng bất cứ nguồn tài trợ nào của nhà nước.
Các hợp tác xã ở Hà Lan phải đối mặt với thị trường cạnh tranh, phải mở rộng quy mô, liên kết lại và về thực chất hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Lan không khác gì những công ty tư nhân trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Nền kinh tế Nhật đã có tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng quá trình phát triển theo kiểu Nhật đã làm mất cân đối công- nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Nhật đã rơi vào thế trì trệ và sa xút kéo dài, mà ngay từ những năm 1980, nhiều nhà kinh tế đã từng cảnh báo. Sự trì trệ đó là hậu quả tất yếu của cơ chế, chính sách Nhà nước, không phải là do công nghệ lạc hậu. Vì vậy, có nhà kinh tế đã nói rằng "thể chế quan trọng hơn công nghệ"
nông nghiệp hà lan 2
Hiện nay, lao động nông nghiệp Nhật đã lão hoá. Từ năm 1992 đến năm 1997, tỉ lệ lao động dưới 40 tuổi từ 12,2% giảm xuống còn 10%, tỉ lệ người già trên 60 tuổi từ 61,1% tăng lên 68,5%. Trong tổng số người cao tuổi , có một phần lớn là những người về hưu từ thành phố " quay lại " với nông thôn, làm nghề sản xuất lúa truyền thống. Khi số trang trại ở Nhật giảm xút, chủ yếu dựa vào lực lượng này kế thừa. Cựu thủ tướng Nhật Tanaka KaKuei từ lâu đã cho rằng nông thôn Nhật chỉ còn sự "tranh chấp lao động nông nghiệp vất vả của những người già", nhà nông chỉ dựa vào thu nhập nông nghiệp không sống nổi, "nông nghiệp không có người kế thừa", " với một nông thôn như vậy, làm gì có lực lượng để xây dựng Nhật Bản trong ngày mai ".
Một nền nông nghiệp trì trệ của Nhật tương phản với một nền nông nghiệp đầy sức sống của Hà Lan. Nông dân Nhật dựa vào ô bảo hộ của Chính phủ, còn nông dân Hà Lan tự lực tự cường, đã gợi lên nhiều điều mà cả thế giới phải nghiên cứu để rút kinh nghiệm.
4. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tố chất nông dân mang bản sắc Hà Lan: căn cơ, giỏi buôn bán, năng động và sáng tạo.
Lịch sử phát triển đất nước đã tạo cho người Hà Lan nói chung, và nông dân Hà Lan nói riêng những bản lĩnh rất đặc thù với những tố chất rất đáng quý, đó là " tài nguyên " quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo nền nông nghiệp hàng hoá Hà Lan phát triển bền vững.
Người Hà Lan thông thạo và có năng khiếu buôn bán. Nhiều nhà kinh tế đánh giá rằng "Trong các nước Châu Âu, người Hà Lan coi trọng nhất nghề buôn bán, đồng thời là người coi trọng nhất về những lời cam kết. Người Hà Lan cũng có những đức tính quan trọng về tiết kiệm, căn cơ". Một người Pháp đã phát hiện từ năm 1697 rằng, ở các nước trên thế giới, người Hà Lan chú ý nhất về tiết kiệm ăn, mặc, rất ít phô trương và chi tiêu vào những việc chưa cần thiết ".
Hà Lan đã trải qua lịch sử đấu tranh chống thiên tai, ngập lụt. Từ thế kỷ thứ 12, một số nơi đã lập ra "Cục thuỷ vụ" do những nhà chuyên môn có tín nhiệm đảm trách. Trong quá trình đấu tranh với thiên tai, đã hình thành một cộng đồng dân tộc vì lợi ích chung, đặt nền móng cho sự hoà hợp, đồng thuận của dân cư, hình thành một đặc trưng văn hoá trong nếp sống của người Hà Lan, tạo nên một loại "tinh thần quốc gia", những mâu thuẫn về lợi ích của dân được thông qua đối thoại để hoà giải, biết tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau, không kích động xích mích và hận thù, xây dựng một xã hội đồng thuận.
nông nghiệp hà lan 10
Vị trí địa lý cũng tạo nên thuận lợi về buôn bán của Hà Lan. Sông ngòi chằng chịt, đường vận chuyển trên biển, mặt đất, và hàng không rất thuận lợi, tạo nên những thuận lợi đặc biệt cho môi trường buôn bán giữa Hà Lan với thế giới. Nếu lấy tâm là Amsterdam thì vòng tròn có bán kính 1000 km, đều là những nước có thu nhập cao, với dân số tới 300 triệu người, kim ngạch buôn bán của Hà Lan đạt tới 437,7 tỉ USD, chiếm 3,47% thị phần, đứng thứ 9 thế giới, kim ngạch dịch vụ đạt 103,2 tỉ USD, chiếm 3,6% thị phần, đứng thứ 9 thế giới. Với nhiều thế kỷ bắt đầu từ thế kỷ XVII, với đội tầu buôn bán lớn nhất ở Hà Lan ra đời, đến nay, Hà Lan vẫn là cường quốc buôn bán của thế giới, tạo cho người Hà Lan thành thạo về nghề buôn bán, rất năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
Nông dân Hà Lan chịu đựng gian khổ, tương thân tương ái, có đầu óc sáng tạo, biết tôn trọng kỷ luật. Nông dân Hà Lan có chí tiến thủ, chịu khó học hỏi để nắm bắt công nghệ tiên tiến nhất của thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nông dân Hà Lan hiện nay, dù ở trại nuôi bò sữa hay ở trại nuôi lợn, gia cầm, đều được trang bị máy tính, coi đó là một phương tiện không thể thiếu để quản lý sản xuất tự thân. Họ căn cơ, nhưng sẵn sàng bỏ vốn đầu tư để kiếm lời. Một chủ trang trại mỗi lần đầu tư từ vài trăm ngàn đến vài ba chục triệu USD để đổi mới thiết bị, là việc bình thường.
Hà Lan có nền giáo dục nông nghiệp rất phát triển. Giáo dục nghĩa vụ ở Hà Lan bắt đầu từ năm 1901, trong đó mọi nông dân, kể cả con em người làm thuê đều được học phổ thông miễn phí. Pháp luật về bảo vệ trẻ em đã cấm sử dụng lao đông trẻ em. Để truyền bá kỹ thuật, các địa phương có khu vực thương xuyên mở lớp huấn luyện tại nông thôn. Mục tiêu của giáo dục nông nghiệp nhằm nâng cao tố chất nông dân, giúp họ nắm bắt được tri thức và công nghệ.
Ngành giáo dục dạy nghề được phát triển. Các thanh niên của nông thôn bắt buộc phải học các lớp chuyên nghiệp.Các chủ trang trại phải có chứng chỉ về đào tạo chuyên nghiệp
Giáo dục chuyên nghiệp cao học có 5 trường, đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại, các Giám đốc nhà máy thực phẩm .v.v... học 4-5 năm.
Ngành giáo dục đại học có 12 trường đào tạo về nông nghiệp
Giáo dục nông nghiệp ở Hà Lan coi trọng thực tế, nâng cao năng lực thực hành, xử lý độc lập các tình huống phát sinh trong thực tiễn.
Năm 1997, Chính phủ Hà Lan sử dụng 800 triệu Guilder đầu tư vào giáo dục nông nghiệp, trong đó 51% giành cho giáo dục nông nghiệp sơ cấp, nâng cao tố chất nông dân. Khi kiến thức, kỹ năng của nông dân được nâng cao, lực lượng nông dân làm ăn giỏi ngày càng nhiều, chiếm tỉ lệ ngày càng lớn thì càng có khả năng nâng cao sức cạnh tranh nông nghiệp, trong đó lực lượng nòng cốt chính là những chủ trang trại tài giỏi của nông nghiệp Hà Lan, là lực lượng quyết định nông nghiệp Hà Lan vươn tới những "quán quân" của thế giới.
Trình độ giáo dục nông nghiệp của chủ trang trại Hà Lan (1996)
Tuổi của chủ trang trại Tổng số trang trại % giáo dục sơ cấp chuyên nghiệp % giáo dục trung cấp nông nghiệp % giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp
< 40 tuổi 28493 29 60 12
40-50 24922 49 51 10
>50 53687 69 26 5
Cộng 107102 54 38 8
Nguồn tài liệu: LEI
5. Hiệu lực cao của quản lý Nhà nươc về cơ chế, chính sách
" Kỳ tích " nền nông nghiệp Hà Lan có quan hệ trực tiếp đến vai trò của Nhà nước.
Với thế giới đương đại, không phải nước nào cũng có một "Chính phủ tốt". Xét về góc độ kinh tế thì một " Chính phủ tốt " cũng được đánh giá là một loại "tài nguyên quý hiếm". Loại "tài nguyên"này khác hẳn các tài nguyên khác, sản phẩm của nó là những chiến lược phát triển phát huy được lợi thế của đất nước, đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế, đủ sức phát triển bền vững trong môi trường quốc tế đầy biến động, trước những nguy cơ nước mạnh, nước lớn, nước phát triển, " bắt nạt " các nước yếu, nước nhỏ, chậm phát triển; đề ra cơ chế, chính sách vĩ mô đúng đắn, sáng tạo. Một cơ chế, chính sách có hiệu quả là cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh, cải thiện và tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, làm tốt các dịch vụ công, có nghĩa là đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ công và các sản phẩm công cộng mà cơ chế thị trường không đáp ứng được ( chẳng hạn một môi trường an ninh, trật tự trong nước, môi trường hoà bình thế giới ), từ đó gia tăng khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
nông nghiệp hà lan 11
Một số nhiệm vụ về quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp, quản lý thiên nhiên và nghề cá (trong đó có phần việc của Chính phủ Hà Lan) như sau:
5.1. Thống nhất về hệ thống quyết sách nông nghiệp:
Quá trình ra quyết sách về nông nghiệp ở Hà Lan như sau: đặt các vấn đề và mâu thuẫn lên bàn nghị sự, cùng nhau tranh luận về lợi ích các bên có liên quan, cùng nhau bàn bạc đi tới thoả thuận, khi đã nhất trí thì phải nghiêm túc chấp hành, tạo ra một mô hình về xử lý hài hoà quan hệ Chính phủ, người chủ và người làm thuê. Bộ Nông nghiệp- nghề cá Hà Lan có chức năng bao quát toàn hệ thống quá trình "từ đồng ruộng đến bàn ăn", được quản lý thống nhất, với 2 lý do sau đây: (1). Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp là thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. (2). Trong cơ chế thị trường, chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp của Chính phủ về cơ bản chỉ là những lĩnh vực mà cơ chế thị trường không có khả năng xử lý, như đề ra chính sách thực thi pháp luật, giám sát chất lượng, thực hiện các dịch vụ công, phát triển kết cấu hạ tầng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.v.v...Các phần việc khác về sản xuất và lưu thông trong sản xuất nông nghiệp là do chủ thể kinh tế trong thị trường tự xử lý, Chính phủ không can dự. Việc xoá bỏ những, "cắt khúc" giữa các ngành đã làm giảm các khâu hành chính, tăng hiệu suất quản lý. Bộ Nông nghiệp-nghề cá giành tâm sức vào dịch vụ công phát triển nông nghiệp.
5.2. Chủ trì kinh tế đối ngoại nông nghiệp, xúc tiến mở rộng thị trường quốc tế.
Nền nông nghiệp Hà Lan có vị thế là nước xuất khẩu lớn, Bộ Nông nghiệp nghề cá Hà Lan và các Công ty có đóng góp to lớn. Do thị trường nội địa nhỏ bé, cơ chế hoạt động đã được hoàn thiện, nên nhiệm vụ hàng đầu của các Công ty Công thương là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Họ đã có Thương vụ đặt ở 36 thành phố của thế giới, nắm bắt thông tin, xuất bản ấn phẩm, quảng bá toàn diện nền nông nghiệp và nông sản hàng hoá của Hà Lan với các nước trên thế giới.
5.3. Ưu tiên tài trợ sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ.
Khoa học công nghệ là tiêu điểm liên kết giữa chính sách, quản lý và tri thức. Do đó chính sách nông nghiệp của Hà Lan có 2 mảng công việc: đầu tư vào tri thức và khoa học công nghệ và chính sách cơ cấu nông nghiệp. Năm 1996, Nhà nước tài trợ cho "Khoa học và truyền bá kiến thức", khoảng 830 triệu USD, chiếm 41,5% kinh phí tài trợ của Chính phủ cho nông nghiệp, tính ra bình quân là 3000 USD/trang trại, hoặc 420 USD/ha. Nghiên cứu khoa học, giáo dục và chuyển giao công nghệ là một tam giác có lực thúc đẩy lẫn nhau, phục vụ lợi ích của nông dân.
5.4. Phát triển kết cấu hạ tầng
Nước Hà Lan có 110000 km đường bộ xuyên suốt đến tận thôn, xã, gia dình nông dân, với những cảng biển lớn và lượng hàng hoá ở cảng từ 760.000 đến 14 triệu tấn hàng nông sản/năm.
Đường hàng không đảm bảo đưa hoa, rau, của Hà Lan được vận chuyển nhanh chóng đến các nước mà chỉ trong vòng 48 giờ hàng có thể đến được các siêu thị ở Luân đôn, Niuooc, Tokio, Xingapo, v.v...
Chính phủ đã đầu tư xây dựng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi đủ sức đối phó với mọi loại thiên tai, nhất là lũ lụt.
5.5. Các chính sách cơ cấu và bảo vệ môi trường.

nông nghiệp hà lan 9

Hà Lan có quỹ đất ít, Chính phủ rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất đất dựa chủ yếu vào việc phát triển quy mô trang trại và đổi mới cơ cấu nông nghiệp.
Nguyên tắc quan trọng của chính sách đất là các trang trại có được quyền sử dụng đất với giá thấp, vừa có lợi cho chủ sử dụng, vừa có lợi cho công bằng trong phân phối thu nhập, tránh được sự phân hoá thu nhập quá đáng. Đương nhiên, khi quy mô trang trại tăng thì chỗ làm việc trong nông nghiệp giảm bớt, nhưng đó lại là quy luật tất yếu của lịch sử phát triển. Vì vây, một mặt, Chính phủ khuyến khích các trang trại đạt và duy trì quy mô đất cần thiết, chí ít phải đảm bảo một chỗ làm việc toàn nhật (tốt nhất là hai hoặc hơn nữa) tại trang trại, có nghĩa là Chính Phủ không khuyến khích thành viên trong gia đình đến làm việc và có thu nhập kiêm việc ở một trang trại khác. Đó là nguyên nhân gốc gác của tỉ lệ trang trại chuyên môn hoá cao ở Hà Lan khác hẳn nhiều nước khác. Mặt khác, Chính phủ cũng không bảo hộ trang trại làm ăn yếu kém. Những trang trại tự nguyện giải thể được tài trợ mức độ nhất định được pháp luật cho phép, để họ tự tìm việc mới. Do công thương nghiệp dịch vụ phát triển, ở Hà Lan không có chuyện lao động " dư thừa ". Sau khi người làm nghề nông rút khỏi nông nghiệp, đất được chuyển nhượng cho những trang trại làm ăn giỏi, mở rộng quy mô, góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế đất nước.
Từ nửa cuối của thế kỷ XX, do thay đổi chính sách nông nghiệp ở Châu Âu, chính sách môi trường đã được quan tâm đặc biệt. Con người có đòi hỏi cao về thiên nhiên, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo yêu cầu pháp luật về vệ sinh môi trường Châu Âu, Chính phủ Hà Lan đã đề ra chủ trương khống chế mức sử dụng phân bón, chất thải chăn nuôi gia súc, thông qua 3 lĩnh vực: điều chỉnh cơ cấu, mức khống chế tổng lượng, biện pháp xử lý chất thải gia súc, thông qua các biện pháp tài trợ và các chính sách thuế mới.
Nhà nước đề ra pháp luật, Chính phủ thông qua kế hoạch và thu thuế bảo vệ môi trường, trọng điểm trong nông nghiệp là: sử dụng hoá chất (phân, thuốc) ngăn ngừa ô nhiễm nước và đất, xử lý vô hại hoá phân gia súc, khống chế lượng phân giải NH3 và P, khuyến khích thoái canh đối với đất không thích hợp trồng trọt, chuyển loại đất này thành vùng bảo tồn tự nhiên hoặc vui chơi giải trí, xây dựng mạng sinh thái quốc gia gồm vùng hạt nhân, vùng khai thác tự nhiên và các hành lang sinh thái bảo hộ động, thực vật hoang dã.v.v...Nhà nước thông qua các chính sách thuế và các chế tài khác, xây dựng tiêu chí những "doanh nghiệp tương lai" để có định hướng phát triển, đề ra các loại thuế liên quan đến môi trường, như " thuế nhiên liệu ", thuế " sử dụng phân quá mức ", đồng thời khuyến khích các hệ thống sản xuất phát triển bền vững, bảo vệ phúc lợi động vật nuôi, và các hoạt động sản xuất " xanh ". Các nhà sản xuất, thương mại phải công khai hoá các tiêu chí sản phẩm trên thị trường như chứng chỉ " sản phẩm sinh thái " để nâng cao giá trị thương hiệu của mình và đảm bảo chất lượng sản phẩm trước người tiêu dùng, thực hiện "trách nhiệm xã hội" của doanh nghiệp.
Bức tranh toàn cảnh nền nông nghiệp Hà Lan, đích thực là một tấm gương của thế giới, xứng đáng được thế giới ngưỡng mộ và học tập, là niềm tự hào không chỉ cho người dân Hà Lan mà cũng là niềm tự hào của loài người trong quá trình chinh phục thiên nhiên, vì lợi ích con người./.
 

Tác giả bài viết: Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn theo Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây