Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Nhân giống bằng nuôi cấy mô: Chưa nhân được giống cây “ăn khách”

Giờ đây, ngay cả người nông dân cũng đã quen tìm mua những cây nuôi cấy mô như hoa, cây ăn quả, cây dược liệu… Tuy nhiên, nhiều giống mà thị trường có nhu cầu lớn vẫn chưa nhân được thành công bằng công nghệ này.
Một tập quán mới về sử dụng cây giống nuôi cấy mô trong sản xuất như một loại cây giống có nhiều ưu việt đã được tạo ra.
Công nghệ nuôi cấy mô được nhân rộng

nuoi cay mo

Trên thế giới hiện có trên 700 công ty giống cây trồng áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, cơ quan và tế bào thực vật để sản xuất hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh mỗi năm, bao gồm cây dược liệu, cây ăn quả, cây lương thực, cây hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp. Công nghệ nuôi cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các phương pháp truyền thống, góp phần bảo vệ an ninh lương thực và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Việc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ưu tiên đầu tư cho mỗi tỉnh một phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật phục vụ nhân giống cây trồng là giải pháp mang tính đột phá. Chủ trương này tạo tiền đề cho việc triển khai công nghệ nhân giống một cách nhanh chóng và rộng khắp tại các địa phương.
Hiện ở Việt Nam có trên 100 phòng thí nghiệm nuôi cấy mô. Riêng tỉnh Lâm Đồng đã có trên 50 xưởng sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô do các doanh nghiệp tự đầu tư. Nhà nước cũng đầu tư hai phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào thực vật tại Viện Di truyền nông nghiệp và Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM.

nuôi cấy mô

Để phục vụ các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đã được xây dựng, Bộ KH&CN triển khai nhiều dự án chuyển giao công nghệ về nhân giống in vitro (vi nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng) cho các địa phương. Nhiều công nghệ đã được chuyển giao thành công sau khi các viện, trường đại học nghiên cứu, hoàn thiện. Thông qua các chương trình nghiên cứu ở các viện, các trường, đã có nhiều cán bộ được đào tạo nâng cao tay nghề về công nghệ tế bào thực vật ở trong và ngoài nước. Đến nay, Việt Nam đã có một đội ngũ thành thạo về nhân giống in vitro - từ các công nghệ đơn giản đến hiện đại như nuôi cấy mô tế bào, nuôi cấy meristem, nuôi cấy phôi, dung hợp tế bào trần, nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô kết hợp với công nghệ thủy canh và khí canh…
Quy trình nhân giống cho nhiều loại cây trồng quan trọng đã được xây dựng và ứng dụng trực tiếp trong sản xuất ở quy mô lớn như khoai tây, hoa, lạc, cây keo, bạch đàn, càphê…
Các quy trình này đã được Bộ KH&CN công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho áp dụng sản xuất rộng rãi. Ví dụ, quy trình công nghệ vi nhân giống cây bạch đàn, keo lai quy mô công nghiệp đã được hoàn thiện và ứng dụng thành công tại Quảng Ninh, Yên Bái với công suất 10 triệu cây giống mỗi năm.
Quy trình công nghệ vi nhân giống hoa quy mô công nghiệp tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ cũng được đánh giá rất tốt.
Cần nhìn rõ thực trạng
Một tập quán mới về sử dụng cây giống nuôi cấy mô trong sản xuất như một loại cây giống có nhiều ưu việt đã được tạo ra.
Giờ đây, ngay cả nông dân cũng đã rất quen thuộc với việc tìm mua những cây nuôi cấy mô như các loài hoa, cây ăn quả, cây dược liệu… Trong ngành lâm nghiệp, người trồng rừng rất ưa chuộng cây giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Mặc dù đã thu được những kết quả đáng khích lệ, lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ nhân giống ở Việt Nam còn bộc lộ một số tồn tại, điển hình là chưa làm chủ được những giống cây có nhu cầu thị trường lớn. Ví dụ, hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập hàng triệu cây giống lan hồ điệp, hàng chục triệu củ giống hoa ly…
nuôi cấy mô

Khâu kiểm tra mức độ sạch bệnh của vật liệu đưa vào nhân giống vô tính cũng chưa được chú trọng. Sẽ là tội lỗi khi nhân vật liệu mang mầm bệnh - đặc biệt là bệnh virus lây nhanh với tốc độ không hạn chế.
Việc phân bổ đề tài, đầu tư cơ sở vật chất cho hướng nghiên cứu công nghệ nhân nhanh chưa được coi trọng như công nghệ sinh học phân tử.
Để công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô phát huy hiệu quả, Bộ KH&CN nên cho tiến hành đề tài, điều tra, khảo sát thực trạng của công nghệ nhân giống để có những định hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Cần chú trọng phát triển kỹ thuật đánh giá mức độ nhiễm bệnh của nguồn vật liệu khi đưa vào nhân giống vô tính, đưa ra chế tài xử lý các cơ sở nhân giống từ các nguồn giống không sạch bệnh.
“Nhân giống in vitro” - còn gọi là vi nhân giống là việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng, bắt đầu bằng các mảnh cắt nhỏ ở nhiều bộ phận khác nhau của thực vật. Sau khi làm sạch vi sinh vật, những mảnh này được nuôi cấy vô trùng (trong ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác). Trong thực tế, thuật ngữ nhân giống in vitro và nuôi cấy mô được sử dụng để chỉ mọi phương thức nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng.
 

Tác giả bài viết: GS-TS Quang Thạch (Viện Sinh học nông nghiệp)

Nguồn phát: Sâm Tươi Ngọc Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây