Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Công nghệ thông tin mở đường cho ‘nông nghiệp thông minh’

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhà nông có thể chủ động trong mọi khâu từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến tìm kiếm thị trường.
Nông nghiệp cần có CNTT mới có thể đạt năng suất cao. Ảnh: Đoàn Văn Kiên.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), cho biết nông nghiệp Việt Nam hiện có năng suất lao động còn thấp hơn cả Lào, Campuchia và chỉ có CNTT mới giải quyết được vấn đề này.
Chẳng hạn, nhờ ứng dụng CNTT, một hecta đất của Israel có thể đạt năng suất “trong mơ” như hơn 3 triệu bông hồng hay một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm. Chỉ với khoảng 3% dân số làm nông nghiệp và điều kiện thời tiết không thuận lợi, nước này đã áp dụng CNTT để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho phát triển nông nghiệ. Nhờ đó, nền nông nghiệp điện tử của Israel đã tạo ra tổng giá trị sản lượng gần 23 tỷ USD, không chỉ bảo đảm đủ nhu cầu lương thực mà còn xuất khẩu 3 tỷ USD nông sản/năm.
Hay như tại Mỹ, nông nghiệp điện tử giúp người nông dân tiết kiệm 7% chi phí phân bón và trung bình một nông dân Mỹ sản xuất lương thực đủ nuôi 140 người.
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn,  nông nghiệp rất cần CNTT để tạo ra “năng suất ghê gớm”, hình thành nên một nền nông nghiệp chính xác, thông minh. Ví dụ, một hệ thống giám sát nông nghiệp vệ tinh sẽ giúp phân tích các loại đất, dự báo năng suất, phát hiện sâu bệnh… Hay các cảm biến tích hợp trong các vùng đất sẽ tính toán về lượng nước, phân bón phù hợp nhằm giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường…
nông nghiệp
Ông Trương Gia Bình cũng bày tỏ mong muốn về viễn cảnh “CNTT thấm đẫm từng hạt lúa, củ khoai”. Thế nhưng, ông cũng thẳng thắn thừa nhận, đa số doanh nghiệp phần mềm của VINASA “vẫn chưa chạm vào nông nghiệp”, chưa nghĩ đến các giải pháp công nghệ cao cho nhà nông. Còn ông Đặng Kim Sơn cho rằng thực trạng này một phần là “thiếu cầu” bởi bên nông nghiệp cũng ít có ai đặt hàng. Người dân cũng muốn áp dụng CNTT nhưng họ không có nguồn tin, chưa hiểu nên bắt đầu từ đâu, hoặc không có đủ kinh phí.
Ông Bình cho biết sẽ sớm tổ chức đại hội của giới CNTT với các doanh nhân trẻ để cùng bàn bạc, đem kiến thức về quản trị, năng lực chuyển giao công nghệ, tiếp cận nguồn vốn… thúc đẩy phát triển CNTT trong nông nghiệp.
Trong khi đó, ASOCIO ICT Summit, diễn đàn cấp cao về CNTT lớn nhất ở châu Á và châu Đại Dương, sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 28-31/10 tới sẽ có chủ đề Ứng dụng CNTT trong tái cấu trúc nông nghiệp. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm thế giới, đưa CNTT thành nền tảng của phương thức phát triển mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, thay đổi mô hình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
ASOCIO ICT Summit 2014 được kỳ vọng sẽ đem lại những lợi ích thiết thực không chỉ cho sự phát triển CNTT mà cả kinh tế – xã hội của Việt Nam, đồng thời tạo một dấu ấn mới của Việt Nam trong ngành CNTT khu vực và thế giới. Tại Diễn đàn năm nay cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp của các nước phát triển như Nhật Bản và Israel sang tìm kiếm đối tác để chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam.
ASOCIO là hiệp hội quốc tế lớn nhất về CNTT của châu Á – châu Đại dương với 22 hiệp hội thành viên chính thức, đại diện cho 22 nền kinh tế trong khu vực, bao gồm: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Hongkong, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam… và 5 hiệp hội thành viên quan sát viên là: Mỹ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Canada.
nông nghiệp
Việt Nam có 70% dân số sống ở nông thôn, chính vì thế mà trong Thông điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt trọng tâm vào nông nghiệp, đưa người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, Thông điệp của Thủ tướng đã đi vào thực tế, được các cấp, các ngành và nhân dân cả nước triển khai sâu rộng và đồng loạt. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ manh mẽ và kịp thời của Chính phủ về cả pháp lý và tài chính đều đang phát huy tác dụng, làm cho bức tranh nông nghiệp Việt Nam dần thay đổi diện mạo, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Châu An Vnexpress

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây