Kon Tum: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp
- Thứ năm - 02/04/2015 08:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng với cây lan, trung tâm cũng đã phối hợp với Viện Sinh học Tây nguyên triển khai nhân giống thành công cây sâm Ngọc Linh, sâm dây và đã đưa vào trồng thử nghiệm tại vùng núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông, mở ra một hướng mới cho việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Kon Tum đã triển khai hàng chục đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học (CNSH), trong đó, tập trung chủ yếu nhân giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất chế phẩm sinh học… nhằm lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, cà phê là giống cây chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều vườn cây cà phê vối lâu năm bị thoái hóa, năng suất thấp. Nếu chặt bỏ vườn cây, đầu tư rất nhiều tiền của và công sức, từ 3 đến 5 năm mới cho thu hoạch. Nắm bắt được yêu cầu này, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum đã đưa công nghệ ghép chồi cà phê đầu dòng là : TR5, TR9, TR10 để thay thế dần cho những vườn cà phê vối kém chất lượng và năng suất thấp. Chỉ cần 1,5 năm sau khi ghép chồi là cà phê có thể cho thu hoạch. Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum đã tập huấn hàng trăm học viên, để người dân nắm bắt và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành thạo tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo vườn cà phê của mình. Đơn cử như hộ gia đình ông Lê Thế Trình, trú tại xã Ya Chim, TP. Kon Tum, gia đình có hơn 3ha cà phê vối, cập nhật thông tin về dòng cà phê mới qua người thân và từ Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Kon Tum, dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên, đã ghép thành công hơn 2ha giống cà phê đầu dòng. Ông Lê Thế Trình-cho biết :”Kết quả ghép cà phê cho hiệu quả rõ rệt. Cà phê ghép cho lá xanh đậm, cây phát triển đồng đều, tàn, cành và cành thứ cấp ổn định. Năng suất tăng từ 30-40% so với giống cà phê cũ”.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, cà phê là giống cây chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa cao, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều vườn cây cà phê vối lâu năm bị thoái hóa, năng suất thấp. Nếu chặt bỏ vườn cây, đầu tư rất nhiều tiền của và công sức, từ 3 đến 5 năm mới cho thu hoạch. Nắm bắt được yêu cầu này, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum đã đưa công nghệ ghép chồi cà phê đầu dòng là : TR5, TR9, TR10 để thay thế dần cho những vườn cà phê vối kém chất lượng và năng suất thấp. Chỉ cần 1,5 năm sau khi ghép chồi là cà phê có thể cho thu hoạch. Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum đã tập huấn hàng trăm học viên, để người dân nắm bắt và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều hộ nông dân đã áp dụng thành thạo tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo vườn cà phê của mình. Đơn cử như hộ gia đình ông Lê Thế Trình, trú tại xã Ya Chim, TP. Kon Tum, gia đình có hơn 3ha cà phê vối, cập nhật thông tin về dòng cà phê mới qua người thân và từ Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Kon Tum, dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên, đã ghép thành công hơn 2ha giống cà phê đầu dòng. Ông Lê Thế Trình-cho biết :”Kết quả ghép cà phê cho hiệu quả rõ rệt. Cà phê ghép cho lá xanh đậm, cây phát triển đồng đều, tàn, cành và cành thứ cấp ổn định. Năng suất tăng từ 30-40% so với giống cà phê cũ”.
Một số giống vật nuôi như lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, bò lai sind, dê Bách Thảo… cũng được tiến hành khảo nghiệm và đưa vào nuôi đại trà trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cùng với việc nâng cao năng suất một số giống cây trồng và vật nuôi, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum. Từ những mô hình khảo nghiệm về ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã biết tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, cám, mùn cưa, lõi ngô, vỏ cà phê... để sản xuất các loại nấm, phân bón vi sinh. Đến nay, trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Kon Tum đã xây dựng 6 mô hình trồng nấm, sản xuất trong 3 vụ tại một số thôn, làng thuộc xã Diên Bình và xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô; tập huấn, đào tạo cho gần 400 học viên về kỹ thuật trồng nấm; tổ chức sản xuất và thu được gần 14 tấn nấm Bào Ngư tươi. Một số giống nấm như Bào Ngư, Mộc Nhĩ, nấm Rơm, nấm Linh Chi, Vân Chi từ cấp 1 đến cấp 3 cũng đã được đưa vào sản xuất nhân giống phục vụ công tác nuôi trồng trên địa bàn. Từ những mô hình trồng nấm này, không ít hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hộ gia đình anh Lê Văn Lành, trú tại phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, trước năm 2005, gia đình sống phụ thuộc vào nghề làm gạch, thu nhập bấp bênh. Từ khi ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng nấm, anh mạnh dạn đầu tư, chuyển sang nuôi nấm bào ngư, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Giống lan quý hiếm được nuôi trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô. tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ KonTum đã ứng dụng thành công CNSH trong nhân giống một số loại cây trồng có giá trị bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. Điển hình như sản xuất một số loài phong lan tại huyện Kon Plông. Đến nay, trung tâm này đã xây dựng bộ sưu tập lan giống gần 700 cá thể, nuôi cấy hơn 2.000 bình lan giống tại phòng thí nghiệm và đưa vào sản xuất thành công tại vườn ươm hơn 5000 cây lan con bằng phương pháp nuôi cấy mô. Các loại lan được nhân giống chủ yếu là các loại lan quý như: Hồ điệp, Vũ nữ, Ngọc điểm, Huyết nhung, Cẩm báo … Ngoài việc đưa ra bán trên thị trường, số lan này còn phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kon Plông. Cùng với cây lan, trung tâm cũng đã phối hợp với Viện Sinh học Tây nguyên triển khai nhân giống thành công cây sâm Ngọc Linh, sâm dây và đã đưa vào trồng thử nghiệm tại vùng núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông, mở ra một hướng mới cho việc phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song việc ứng dụng CNSH vào sản xuất nông nghiệp và tiềm lực về nghiên cứu CNSH ở tỉnh Kon Tum đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ông Đoàn Trọng Đức-Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum-cho biết: “Công tác triển khai ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn chậm, hiệu quả chưa cao, triển khai vẫn còn manh mún. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum vẫn chưa có những định hướng chiến lược về nghiên cứu và ứng dụng CNSH”. Ông Đoàn Trọng Đức trăn trở:”Nguồn lực con người và trang thiết bị còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị hiện đại dùng để nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học rất thiếu. Mặt khác, do tập quán sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum còn lạc hậu nên nhân rộng các mô hình ứng dụng CNSH còn gặp khó khăn”. Vấn đề khó khăn nữa là tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm do người nông dân làm ra.
Ứng dụng CNSH chính là chìa khóa cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, để đạt được mục tiêu này, tỉnh Kon Tum cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề tài ứng dụng và phát triển công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH vào sản xuất và đời sống. Khuyến khích, kêu gọi đầu tư, chuyển giao, tiếp nhận các công nghệ mới có hiệu quả kinh tế. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò quan trọng của CNSH. Đẩy mạnh hơn nữa vấn đề liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp” trong quản lý, sản xuất, nghiên cứu khoa học và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp.