Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Thương mại điện tử và nông nghiệp

Cần cuộc cách mạng trong giáo dục: ưu tiên phổ cập các chương trình đào tạo tin học, internet tại các trường học ở nông thôn, hình thành một lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp cận với tin học, Internet và tri thức trên internet. Đào tạo khả năng tự học theo phương pháp "từ xa" qua internet, chứ không chỉ là "đọc" internet.
Nông dân và thương mại điện tử
1. Sự cần thiết sử dụng internet và ứng dụng CNTT-TT ở nông thôn
Khoảng 75% dân số cả nước là nông dân sinh sống, lao động tại nông thôn.
Sản phẩm nông nghiệp của chúng ta đang chịu các áp lực: chất lượng sản phẩm và công nghệ cao của các quốc gia phát triển, giá cả cạnh tranh của những quốc gia có thị trường lớn. Trong khi xu hướng hiện nay là xóa bỏ những rào cản bảo hộ cho các sản phẩm nội địa khi hội nhập kinh tế với thế giới. Vì vậy phát triển nông thôn là hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp; nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hơn, tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh tốt hơn.
2. Chính sách phát triển:
Trong Chương trình trọng điểm quốc gia về ứng dụng và phát triển CNTT&TT giai đoạn 2005-2010 của Bộ BCVT đề ra dự án "Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nông thôn" do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ thông tin cho nông dân (giá nông sản, thông tin về kỹ thuật, giống,...) tức là tạo được dịch vụ công, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ nông dân và phát triển nông thôn.
Theo QĐ 246/2005/QĐ-TTG ngày 6/10/2005 của Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ký phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và TT Việt Nam đến năm 2020 có chỉ rõ là để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải Xây dựng và phát triển công dân điện tử: Đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet. Từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử.
Giải pháp chủ yếu dành cho nông thôn là:
+ Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Phát triển hệ thống các điểm Bưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng. Đưa Internet đến 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng, phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Những khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng: hệ thống internet chưa phổ biến đ/v nông dân.
- Đa số lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá thấp. Thu nhập thấp. Chưa được phổ cập tin học.
- Thông tin về nông nghiệp trên Internet bằng tiếng Việt quá ít.
- Khả năng thay đổi tư duy: thay đổi kinh nghiệm truyền thống sản xuất bằng kiến thức khoa học tiên tiến, hiện đại từ internet.
Theo kết quả điều tra về tình hình phát triển Internet tại tất cả các quốc gia trên thế giới được Quĩ nghiên cứu Internet GOV3 của Anh công bố vào ngày 17/11 tại Hội nghị thượng đỉnh xã hội thông tin toàn cầu, Việt Nam nằm thứ ba trong nhóm các quốc gia tiên phong về tốc độ phát triển mạng lưới Internet với số người sử dụng Internet tăng hơn 27% trong bốn năm vừa qua. Gần 10% dân số sử dụng Internet. (Truyền hình Việt Nam - 21/11/2005). Tuy nhiên chỉ số tiếp cận số (DAI) không cao, do trình độ sử dụng thấp, ít các ứng dụng thiết thực. Tỉ l ệ tăng trưởng Internet rất cao nhưng phần lớn Internet chỉ được sử dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM (75%).
Lượng truy cập mạng Internet của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Giá cả truy cập internet còn khá cao so với thu nhập của người dân. Tốc độ và chất lượng truy cập mạng còn rất thấp. Nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn rất ít, không hấp dẫn, tương tác thấp, không được cập nhật thường xuyên trừ các trang web báo chí.
4. Phương hướng:
- Phát triển mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng internet về các điểm Bưu diện văn hóa xã. Có chế độ ưu đãi sử dụng internet cho nông dân (miễn phí, giá thấp...)
- Phát triển các dịch vụ chuyển tải thông tin từ internet đến nông dân: phát thanh, truyền hình, bản tin... từ các nguồn tin từ internet phù hợp với từng đặc thù của mỗi địa phương. Đầu tư cho các chương trình hướng dẫn sử dụng Internet cho nông dân
- Cần cuộc cách mạng trong giáo dục: ưu tiên phổ cập các chương trình đào tạo tin học, internet tại các trường học ở nông thôn, hình thành một lực lượng lao động trẻ có khả năng tiếp cận với tin học, Internet và tri thức trên internet. Đào tạo khả năng tự học theo phương pháp "từ xa" qua internet, chứ không chỉ là "đọc" internet.
5. Nhu cầu là đã có thật:
Theo Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: hiện nay cả nước có khoảng 8.000 điểm BĐVHX. Sẽ xây dựng 100% các xã sẽ có điểm BĐVH. Đến cuối năm nay sẽ có 4.000 điểm BĐVHX kết nối Internet. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao trên Internet có nội dung thiết thực cho bà con nông dân, nông thôn. (http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2005/so48/thoisu/t1b2.htm).
Để có được một điểm BĐVHX đi vào hoạt động, ngoài sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã đầu tư trung bình 65 triệu đồng cho mỗi điểm BĐVHX, những xã vùng cao, vùng sâu số tiền đầu tư có thể phát sinh lên tới cả trăm triệu đồng. Từ khi có điểm BĐVHX, khoảng cách bình quân tới các điểm giao dịch bưu điện của người nông dân đã giảm từ 8 – 10km xuống còn 1,6 km. Tính đến hết quý II/2005, trong số 10.782 xã, thị trấn trên toàn quốc, thì số điểm BĐVHX được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động là gần 8.000 điểm. Trong đó 1819 xã/2.374 xã nghèo, đặc biệt khó khăn có điểm BĐVHX, chiếm gần 80% là một nỗ lực lớn của VNPT trong việc đưa dịch vụ bưu chính viễn thông đến với những người dân ở vùng sâu, vùng xa. Năm 2004, dự án “Đưa Internet về các vùng nông thôn” đã được VNPT triển khai tại các điểm BĐVHX. Sau 1 năm VNPT triển khai giai đoạn I, với tổng kinh phí gần 28 tỷ đồng, đã có 2.000 điểm BĐVHX có dịch vụ Internet với 2.200 máy tính nối mạng, trong đó, 1.800 điểm sử dụng hình thức Internet quay số trực tiếp, 200 điểm sử dụng đường truyền tốc độ cao ADSL. Hiện doanh thu từ dịch vụ Internet đã chiếm 14,1% tổng số doanh thu từ các dịch vụ của điểm BĐVHX. Giải pháp đưa Internet về nông thôn của VNPT là bước khởi đầu giúp cho người nông dân, đặc biệt là lớp thanh, thiếu niên nông thôn tiếp cận với máy tính và Internet. 
Một số ví dụ:
Đà Nẵng: 100% xã trên địa bàn Đà Nẵng đã có Điểm Bưu điện Văn hóa xã (ĐBĐVHX), trong đó 80% số ĐBĐVHX này đều có bộ tập trung thuê bao của tổng đài kỹ thuật số, trang bị Internet (Báo Nông thôn ngày nay - 09/09/2005)
An giang: từ năm 2004 đã có chương trình Internet nông thôn và phát triển 62 điểm truy cập internet tại các xã + 5 điểm truy cập internet tại câu lạc bộ nông dân. An Giang đã trở thành một trong những tỉnh đầu tiên hoàn thành mục tiêu này. Hiện, 88/88 điểm BĐ-VHX của An Giang đã có Internet, nhiều điểm có từ 10 đến 30 máy tính nối mạng. (VNPT - 30/03/2005)
Theo Phó Giám đốc Trung tâm TH - TTKHCN An Giang Nguyễn Trúc Lâm, toàn tỉnh hiện có khoảng 100 nông dân có khả năng làm được như ông Tư Định và đã hình thành nhiều CLB nông dân truy cập Internet tương tự như ở Núi Voi. Qua 32 lớp tập huấn sử dụng Internet, đã có 716 cán bộ (trong đó có 167 vị là bí thư, chủ tịch và phó chủ tịch UBND) và nông dân của 143 xã, phường, thị trấn tham gia. Hiện nay, có 100/150 xã, phường, thị trấn có Internet. Ngoài máy tính, máy in, dây, thiết bị hỗ trợ kết nối (modem),... tỉnh còn hỗ trợ thẻ truy cập (thời gian sử dụng từ 13 - 16 giờ) cho tất cả những cán bộ, nông dân tham gia tập huấn. (báo Cần Thơ, 16/4/2005)
Đồng Tháp: Sau 6 năm triển khai, Đồng Tháp chỉ còn 5 "xã trắng" điểm bưu điện văn hóa (BĐVH) và dịch vụ Internet đã xuất hiện ở 34 làng quê. Ngay cả nơi xa xôi nhất thuộc vùng Đồng Tháp Mười giáp Campuchia như xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, người dân cũng dễ dàng lên mạng toàn cầu "lướt web". (Báo Nhân dân Điện tử - 05/10/2004)
Đồng Nai: để phổ biến những thông tin liên quan đến nông nghiệp trên mạng cho nông dân, xã An Viễn đã thực hiện bằng cách chuyển loại hình này sang hệ thống loa phát thanh trong xã. Và hằng ngày, hệ thống loa phát thanh trong xã lại có thêm nhiệm vụ truyền tải những tư liệu, tin tức mà những nhân viên trong xã phụ trách Internet “thu lượm” được đến bà con nông dân. Hơn 10 xã có trang web riêng.
Lào Cai: 15/90 điểm bưu điện văn hoá xã được nối mạng Internet. Thực hiện dự án “Đưa Internet về các vùng nông thôn” giai đoạn một, từ đầu năm đến nay bưu điện Lào Cai đã triển khai kết nối Internet tới 15/90 điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX). Đây là tỉnh miền núi đầu tiên thực hiện kết nối Internet. Hiện tại, các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên có từ 2 – 3 máy vi tính tại điểm BĐVHX. Hàng ngày, mỗi điểm có hàng trăm khách đến truy cập, tiếp cận thông tin qua mạng Internet. (Hà Nội Mới 16/5/2005)
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Nguồn: Mô hình nông thôn làm thương mại điện tử - Website Bộ Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây