Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Vài suy nghĩ về nông nghiệp công nghệ cao

Những năm gần đây nước ta đã xuất hiện một số mô hình về nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) trong nông nghiệp dưới nhiều hình thức, chủ yếu là trên cây rau và hoa. Tuy nhiên thế nào là NNCNC, tổ chức như thế nào là hợp lý vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây là một vài suy nghĩ xin trao đổi.
Trăn trở nông nghiệp công nghệ cao
I. Những tiêu chí cần có của CNC trong nông nghiệp
Theo chúng tôi trong điều kiện của nông nghiệp nước ta hiện nay CNC cần hội tụ đủ một số mặt như sau:
1/ Trước tiên công nghệ đó phải có hàm lượng chất xám cao hơn so với mặc bằng SX hiện tại.
2/ Công nghệ đó phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ kỹ thuật của địa phương nơi áp dụng.
3/ Sản phẩm của công nghệ đó phải có chất lượng tốt, an toàn, có thị trường và hiệu quả kinh tế.
Như vậy, tùy theo đối tượng SX không nhất thiết lúc nào cũng phải SX bằng công nghệ sinh học hiện đại, trồng cây trong nhà kính nhà lưới đắt tiền mới là CNC. Nhiều khi cứ gò bó theo những công nghệ đó rất đắt tiền, không hiệu quả kinh tế, không có sức lan tỏa, chỉ nặng về hình thức. Có thể có những công nghệ đối với các nước tiên tiến chỉ là SX bình thường, nhưng đối với nước ta là CNC.
Theo kinh nghiệm của một số đơn vị SX, trước khi chọn một công nghệ SX phải điều nghiên trước thị trường, đối tượng nhu cầu sản phẩm là ai, ở đâu, có hiệu quả kinh tế hay không để quyết định phương án đầu tư.
II. Tổ chức, quản lý SX CNC trong nông nghiệp
Hiện nay trong nước đang có nhiều hình thức tổ chức quản lý CNC:
- Mô hình khu quản lý công nghệ tập trung, như “Ban quản lý nông nghiệp CNC” của TP HCM. Nhằm thu hút đầu tư của những DN có công nghệ tiêu biểu vào khu quản lý để kinh doanh; Kết hợp với nghiên cứu khoa học; Huấn luyện đào tạo, chuyển giao công nghệ. Khu CNC của thành phố còn có nhiệm vụ liên kết với các cơ quan khoa học, trong và ngoài nước, liên hệ với các tỉnh để chuyển giao, lan tỏa công nghệ trong diện rộng.
Đây là một mô hình có nhiều tham vọng trong NNCNC. Tuy nhiên cái khó của mô hình này là cần phải có hội đồng khoa học và lực lượng quản lý đủ mạnh để tuyển chọn và quản lý các DN thành viên hoạt động bằng những kỹ thuật NNCNC và có hiệu quả kinh tế và lan tỏa rộng. Hiện nay hiệu quả của mô hình này sẽ như thế nào vẫn còn thời gian để thử thách đánh giá.
- Những mô hình công nghệ của những DN là trang trại, nhà máy đóng gói, sơ chế, chế biến hoạt động độc lập. Như các mô hình trồng rau, hoa có CNC, các nhà máy cấp đông, chế biến rau quả, chế biến lúa gạo XK, nhà máy xử lý chiếu xạ, xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả XK sang các thị trường có yêu cầu kiểm dịch ở TP HCM, Đà Lạt và một số tỉnh khác. Nhiều DN CNC của loại hình này cũng đã hoạt động trong thời gian dài có hiệu quả, có sức lan toã nhất định trong SX, nhà nước ít tốn kém đầu tư.
nông nghiệp công nghệ cao
Sau một số năm hoạt động cần phải đúc kết rút kinh nghiệm xem mô hình nào có hiệu quả. Tuy nhiên theo chúng tôi, trước mắt, trong những vùng SX nguyên liệu tập trung như: Lúa gạo, rau hoa quả, điều, ca cao, cà phê, hồ tiêu, cao su nếu tổ chức được những mô hình SX và chế biến sản phẩm bảng CNC để có năng suất và chất lượng tốt, SX bền vững có thị trường, có hiệu quả kinh tế cao thì sức sống của những mô hình này sẽ rất lớn, sức lan tỏa mạnh, và sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong SX của các cây trồng trọng điểm.
SX NNCNC chỉ có thành công trong mô hình DN, trang trại, HTX có sự ứng dụng tiến bộ KH-KT của các nhà khoa học, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước.
III. Một số vấn đề về chuỗi công nghệ hoàn chỉnh trong NNCNC
- Hiện nay nhiều DN công nghệ sau thu hoạch: Chế biến đóng gói, xử lý cấp đông, chiếu xạ, xử lý nhiệt rau hoa quả bằng công nghệ khá hiện đại, nhưng thiếu đầu tư và quản lý đồng ruộng (các DN chỉ mua nguyên liệu qua thương lái), nên sản phẩm rau hoa quả có chất lượng kém, hàm lượng nitrate cao do bón quá nhiều phân đạm hoá học, dư lượng thuốc BVTV quá ngưỡng cho phép vì lạm dụng thuốc hóa học. Những sản phẩm này không có nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, không thể gọi sản phẩm CNC được.
- Nhiều năm qua một số cơ sở đã nhập nhà lưới tự động của Israel, nơi có điều kiện khí hậu lục địa khô về áp dụng nguyên xi ở ta, có điều kiện nhiệt đới ẩm, là hoàn toàn không phù hợp. Mặt dầu kỹ thuật trồng có vẻ hiện đại. Nhưng sản phẩm rau hoa quả SX ra có giá thành rất cao, không có thị trường tiêu thụ. Đó là những bài học quá đắt giá.
- TP HCM đã thiết kế được mô hình nhà lưới có thể trồng cây phù hợp trong điều kiện nhiệt đới ẩm như ở ta, có thể trồng rau hoa quả trong nhà lưới được quanh năm. Sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên chưa nghiên cứu hoàn chỉnh biện pháp quản lý dịch hại (IPM) sao cho phù hợp với quần thể sâu bệnh hại phát sinh trong nhà lưới. Vì vậy, kỹ thuật nhà lưới ở ta chưa thể hoàn chỉnh được.
- Bằng công nghệ sinh học chuyển gen, một số viện nghiên cứu ở nước ta đã nghiên cứu thành công tạo cây thuốc lá kháng được một số bệnh virus quan trọng, cây cà chua kháng được bệnh virus xoăn lá, cây đu đủ kháng được bệnh virus đu đủ, nhưng chưa nghiêu cứu chọn tạo từ những cá thể kháng bệnh thành ra giống kháng bệnh. Đây là công nghệ sinh học cao, nếu không tiếp tục nghiên cứu thành giống sẽ rất lãng phí.
- Mô hình kỹ thuật công nghệ theo hướng hữu cơ, sinh thái (Ecological Ingenering) là một định hướng SX nông nghiệp theo chuỗi CNC, bền vững, tránh được nhiều rủi ro trong quản lý dịch hại, nhất là đối với những cây trồng như: hồ tiêu, cà phê, cây rau hoa quả. Nhưng cho đến nay công nghệ này còn chưa được chú ý đúng mức.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất về định hướng về tổ chức, quản lý, kỹ thuật về SX cây trồng, trước mắt là sau hoa quả, CNC để trao đổi.

Tác giả bài viết: GS Nguyễn Thơ

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây