Hướng dẫn nuôi ong căn bản
- Thứ năm - 17/03/2016 20:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm điều chỉnh thế đàn ong cho đồng đều. Nên nhập đàn vào buổi tối. Trước khi nhập đàn phải tách ong chúa khoảng 6 giờ để tránh ong thợ giữa 2 đàn đánh nhau.
TỔ CHỨC CỦA ĐÀN ONGĐàn ong gồm có 1 ong chúa (ong mẹ), ong đực và ong thợ:
Ong chúa: Là mẹ của đàn ong. Ong chúa đẻ ra các ong thợ, ong đực kế tiếp nhau và cả ong chúa mới. Ong chúa có thể sống 1 năm nhưng giai đoạn khai thác kinh tế kéo dài khoảng 6 tháng. Ong chúa điều khiển mọi hoạt động của đàn ong. Nếu ong chúa kém đàn ong kém phát triển, khi mất ong chúa, đàn ong sẽ tự tiêu diệt hoặc bốc bay.
Ong đực: Được nở ra từ trứng ong không được thụ tinh và chỉ làm 1 nhiệm vụ là giao phối với ong chúa nhằm duy trì nòi giống.
Ong thợ: Được nở ra từ trứng có thụ tinh và là những ong cái nhưng do không được nuôi dưỡng bằng chế độ đặc biệt như con ong chúa nên không có khả năng giao phối với ong đực và không có khả năng sinh sản. Ong thợ làm mọi nhiệm vụ trong đàn, đặc biệt là việc tìm kiếm phấn hoa để làm mật.
Mọi hoạt động của đàn ong đều thực hiện trên bánh tổ (còn gọi là cầu ong) với một không gian thích hợp, đó là vùng tiểu khí hậu của ong. Khi nuôi ong không nên mở tổ ong để xem quá nhiều hoặc làm xáo trộn bánh tổ sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đàn ong.
DỤNG CỤ ĐỂ NUÔI ONG
Thùng ong:
Thùng nuôi ong là nhà của đàn ong. Có thùng nuôi ong tốt thì việc nuôi ong sẽ có nhiều hiệu quả.
Thùng nuôi ong có nhiều loại. ở miền núi người ta tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong gọi là bộng ong. Cách làm bộng để nuôi ong có mặt tốt duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, nhưng khó khăn khi tổ chức sản xuất lớn để có nhiều mật ong hàng hoá. Tốt nhất nuôi ong trong thùng cải tiến với khung cầu di động tiện lợi cho người nuôi ong và cho năng suất mật cao.Khung cầu:
Nuôi ong bằng khung cầu di động là dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao.
Các dụng cụ khác:
Các dụng cụ khác khi nuôi ong cần có: Dao cắt mặt tổ để lấy mật, khay đựng, máy quay li tâm, dụng cụ lọc khi khai thác mật, kim di trùng.
KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ NUÔI ONG
Chọn địa điểm đặt đàn ong:
Nên chọn địa điểm đặt đàn ong gần nguồn phấn hoa, địa hình thoáng mát yên tĩnh. Không nên đặt đàn ong gần nơi đi lại, trên nền xi măng, nền sân gạch, nơi quá ẩm thấp hoặc gần chuồng gia súc.
Chia đàn tự nhiên:
Do gần nguồn phấn hoa dồi dào, đàn ong phát triển mạnh. Các cá thể sống chen chúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy khi phát hiện đàn ong phát triển mạnh nên chủ động chia và nhân đàn với sự can thiệp của người nuôi ong.
Ong bốc bay:
Khi bị quấy rầy hoặc bị nhiễm bệnh, đàn ong sẽ bốc bay. Muốn hạn chế sự bốc bay của đàn ong nên có ong chúa đẻ dưới 8 tháng tuổi, ong chúa đẻ tốt, thức ăn đầy đủ, chống nóng, chống rét và phòng trị bệnh kịp thời cho đàn ong.Nhập đàn và cầu ong:
Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm điều chỉnh thế đàn ong cho đồng đều. Nên nhập đàn vào buổi tối. Trước khi nhập đàn phải tách ong chúa khoảng 6 giờ để tránh ong thợ giữa 2 đàn đánh nhau.
Cách chia đàn ong:
Chủ động chia đàn ong là để giảm sự chia đàn tự nhiên và tăng số đàn ong. Có 3 cách chia đàn ong như sau:
– Chia đàn ong song song: Khi đã có ong chúa hoặc mũ ong chúa để chia đàn thì dùng thùng nuôi ong mới có mầu sơn giống với thùng cũ rồi chia đều số cầu cho 2 đàn và đặt 2 thùng liền nhau. Cách chia này ưu thế là không phải đem ong đi xa, tiện chăm sóc nuôi dưỡng nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên trì.
– Tách 2 – 3 cầu từ đàn ong cũ sang thùng nuôi ong mới rồi chuyển đi xa khoảng 1 km (thường đem đi thùng có ong chúa đẻ).
– Tách cầu ong rồi ghép thành đàn mới: Khi sắp đến vụ lấy mật có một số đàn ong phát triển mạnh, đàn ong có hiện tượng sắp chia đàn tự nhiên thì cần chủ động chia đàn bằng cách tách cầu ong rồi ghép thành đàn mới. Cách làm như sau: Mỗi đàn ong mạnh lấy 1 cầu nhộng và quân ghép thành đàn mới. Ngày đầu lấy 1 cầu của đàn ong làm cơ sở của đàn mới, ngày hôm sau ghép tiếp 1 cầu của đàn ong khác, ngày hôm sau nữa ghép thêm 1 cầu của đàn ong thứ 3. Nếu 1 trong 3 cầu ghép với nhau có ong chúa đẻ thì đàn ong sẽ phát triển nhanh.
Chống nóng, chống rét cho ong:
Nhiệt độ trong đàn ong luôn luôn được duy trì khoảng 33 – 350C và độ ẩm 60 – 80%. Nếu trong đàn ong không đạt các tiêu chuẩn trên thì ong phải mất sức để điều hoà nhiệt độ và độ ẩm vì thế ảnh hưởng đến năng suất mật và phấn hoa. Cho nên không để thùng nuôi ong ở hướng Tây và ngoài trời nắng nóng. Những ngày nóng bức có thể đặt máng nước ngay trong thùng ong.
Mùa rét, hanh khô đàn ong dễ bị sa sút, cần phải cho ong ăn uống đầy đủ cho đến khi từng ô mật vít nắp. Dùng rơm, lá chuối khô. . . để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên xà cầu chống rét cho ong. Các khe hở ở thùng nuôi ong cần được bịt kín, không để cửa sổ của thùng quay về hướng Bắc nhằm tránh gió rét. Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét tạo thế đàn ong đồng đều và nên kết thúc việc nhân đàn trước 30 tháng 11 hàng năm để có thời gian nâng thế đàn chuẩn bị qua mùa đông.
Việc cho ong ăn thêm trong những ngày giá rét mùa đông do nguồn phấn hoa ít và nhiệt độ xuống thấp bằng nước đường pha theo tỷ lệ 1 nước: 1 đường.
Kỹ thuật tạo ong chúa:Tạo ong chúa mới để thay ong chúa đã già, sức đẻ kém hoặc để chủ động chia đàn. Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .
Những gia đình có ít đàn ong, có thể tạo ong chúa bằng các phương pháp:
– Sử dụng mũ ong chúa chia đàn tự nhiên: Chọn đàn ong phát triển mạnh, cho ăn 2 – 3 tối bằng nước đường (tỷ lệ 1: 1), chi viện thêm cầu có nhộng già, rút bớt cầu cũ để ong tập trung hơn. Làm vậy đàn ong sẽ xây thêm mũ chúa sớm hơn để chuẩn bị chia đàn. Chọn mũ chúa to, dài, thẳng, đẹp để làm giống. Khi mũ chúa già, dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5cm rồi đem gắn vào đàn ong cần thay chúa.
– Tạo ong chúa bằng phương pháp cấp tạo: Chọn đàn ong phát triển mạnh để làm giống. Lấy cầu có trứng của ong chúa mới đẻ dùng dao cắt dích dắc để ong xây các mũ chúa ở chỗ có ấu trùng tuổi nhỏ. Nên chọn những bánh tổ còn mới để ong dễ tiếp thu hơn.
– Tạo ong chúa di trùng: Tách chúa khỏi đàn mạnh. không bị bệnh. Sau 2 giờ di ấu trùng 1 ngày tuổi vào các chén sáp gắn trên các thang của cầu tạo chúa cho vào đàn đã bắt chúa. Cho đàn ong ăn thêm 3 – 4 tối. Sau 2 ngày vặt bỏ các mũ cấp tạo. Sau 9 – 10 ngày tách mũ chúa sử dụng.
– Gắn các mũ chúa vào đàn ong mới chia hoặc đàn ong có chúa già cần thay, khoảng 10 – 12 ngày sau, chúa mới sẽ đẻ trứng. Nếu chúa tơ bị mất, cần giới thiệu mũ chúa khác hoặc nhập đàn lại.
– Định kỳ 6 – 9 tháng thay chúa 1 lần.Chuẩn bị đàn ong cho vụ mật:
Muốn có năng suất mật cao thì phải có đàn ong mạnh, đông quân, nhất là lớp ong ở lứa tuổi đi làm. Đàn ong không bị bệnh và bị chia đàn tự nhiên. Việc chuẩn bị cho vụ mật cần làm:
– Cho ăn nước đường (tỷ lệ 1: 1) trước vụ mật 30 – 40 ngày để kích thích chúa đẻ, kích thích ong thợ đi làm.
– Cho ong xây tầng mới để tăng chỗ đẻ trứng và chỗ chứa mật.
– Đổi cầu nhộng đàn ong mạnh cho đàn yếu để các đàn đồng đều, phòng chống chia đàn tự nhiên.
BỆNH ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ:
Đàn ong thường mắc 2 bệnh chủ yếu sau đây:
Bệnh thối ấu trùng Châu âu (thối ấu trùng nuôi nhỏ).
– Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn gây ra làm thối ấu trùng 3 – 5 ngày tuổi.
– Triệu trứng:
+ Mầu sắc của ấu trùng thay đổi từ mầu trắng sang mầu trắng đục sau đó mầu càng đậm hơn.
+ Ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng khi mở thùng ong ra ngửi thấy mùi chua.
+ Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có đàn ong non kế tiếp.– Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vít nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
– Điều trị: Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây:
+ Pha 1gram (1 lọ) Streptomycine trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha hỗn hợp Streptomycine (1 gram) với 1 triệu đơn vị Peniciline trong 3 lít nước đường dùng cho 30 cầu ong/ 1tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun hạt nhỏ, cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động đàn, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị bệnh nên loại bớt cầu ong bị bệnh thì mới hiệu quả.
Bệnh ấu trùng túi (Bệnh nhọn đầu):
Đây là bệnh phổ biến và nguy hại nhất đối với đàn ong nội nước ta.
– Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra, gồm 2 chủng:
+ Virus Thái Lan, gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
+ Virus Trung Quốc gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc.
– Triệu trứng:
+ Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như 1 cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa 1 chất lỏng trong suốt, có mầu hơi vàng.
+ ấu trùng chết không có mùi chua.
– Phòng bệnh: Luôn duy trì ong chúa đẻ khoẻ, đàn ong phát triển mạnh, quân đông bám đầy cầu.
– Điều trị: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học:
+ Thay chúa cũ bằng mũ chúa mới khoẻ mạnh, hoặc nhốt chúa 7 đến 10 ngày nhằm làm gián đoạn ong chúa sinh sản ấu trùng.
+ Rũ bớt cầu ong bị bệnh phủ đầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá thì nhập các đàn yếu lại với nhau.
+ Cho ong ăn liên tục 3 – 4 ngày hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nơi có nguồn hoa mới.Hướng dẫn nuôi ong căn bản
Ong chúa: Là mẹ của đàn ong. Ong chúa đẻ ra các ong thợ, ong đực kế tiếp nhau và cả ong chúa mới. Ong chúa có thể sống 1 năm nhưng giai đoạn khai thác kinh tế kéo dài khoảng 6 tháng. Ong chúa điều khiển mọi hoạt động của đàn ong. Nếu ong chúa kém đàn ong kém phát triển, khi mất ong chúa, đàn ong sẽ tự tiêu diệt hoặc bốc bay.
Ong đực: Được nở ra từ trứng ong không được thụ tinh và chỉ làm 1 nhiệm vụ là giao phối với ong chúa nhằm duy trì nòi giống.
Ong thợ: Được nở ra từ trứng có thụ tinh và là những ong cái nhưng do không được nuôi dưỡng bằng chế độ đặc biệt như con ong chúa nên không có khả năng giao phối với ong đực và không có khả năng sinh sản. Ong thợ làm mọi nhiệm vụ trong đàn, đặc biệt là việc tìm kiếm phấn hoa để làm mật.
Mọi hoạt động của đàn ong đều thực hiện trên bánh tổ (còn gọi là cầu ong) với một không gian thích hợp, đó là vùng tiểu khí hậu của ong. Khi nuôi ong không nên mở tổ ong để xem quá nhiều hoặc làm xáo trộn bánh tổ sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đàn ong.
DỤNG CỤ ĐỂ NUÔI ONG
Thùng ong:
Thùng nuôi ong là nhà của đàn ong. Có thùng nuôi ong tốt thì việc nuôi ong sẽ có nhiều hiệu quả.
Thùng nuôi ong có nhiều loại. ở miền núi người ta tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong gọi là bộng ong. Cách làm bộng để nuôi ong có mặt tốt duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, nhưng khó khăn khi tổ chức sản xuất lớn để có nhiều mật ong hàng hoá. Tốt nhất nuôi ong trong thùng cải tiến với khung cầu di động tiện lợi cho người nuôi ong và cho năng suất mật cao.Khung cầu:
Nuôi ong bằng khung cầu di động là dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho năng suất mật cao.
Các dụng cụ khác:
Các dụng cụ khác khi nuôi ong cần có: Dao cắt mặt tổ để lấy mật, khay đựng, máy quay li tâm, dụng cụ lọc khi khai thác mật, kim di trùng.
KỸ THUẬT CƠ BẢN VỀ NUÔI ONG
Chọn địa điểm đặt đàn ong:
Nên chọn địa điểm đặt đàn ong gần nguồn phấn hoa, địa hình thoáng mát yên tĩnh. Không nên đặt đàn ong gần nơi đi lại, trên nền xi măng, nền sân gạch, nơi quá ẩm thấp hoặc gần chuồng gia súc.
Chia đàn tự nhiên:
Do gần nguồn phấn hoa dồi dào, đàn ong phát triển mạnh. Các cá thể sống chen chúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy khi phát hiện đàn ong phát triển mạnh nên chủ động chia và nhân đàn với sự can thiệp của người nuôi ong.
Ong bốc bay:
Khi bị quấy rầy hoặc bị nhiễm bệnh, đàn ong sẽ bốc bay. Muốn hạn chế sự bốc bay của đàn ong nên có ong chúa đẻ dưới 8 tháng tuổi, ong chúa đẻ tốt, thức ăn đầy đủ, chống nóng, chống rét và phòng trị bệnh kịp thời cho đàn ong.Nhập đàn và cầu ong:
Nhập ong thợ từ đàn này sang đàn khác nhằm điều chỉnh thế đàn ong cho đồng đều. Nên nhập đàn vào buổi tối. Trước khi nhập đàn phải tách ong chúa khoảng 6 giờ để tránh ong thợ giữa 2 đàn đánh nhau.
Cách chia đàn ong:
Chủ động chia đàn ong là để giảm sự chia đàn tự nhiên và tăng số đàn ong. Có 3 cách chia đàn ong như sau:
– Chia đàn ong song song: Khi đã có ong chúa hoặc mũ ong chúa để chia đàn thì dùng thùng nuôi ong mới có mầu sơn giống với thùng cũ rồi chia đều số cầu cho 2 đàn và đặt 2 thùng liền nhau. Cách chia này ưu thế là không phải đem ong đi xa, tiện chăm sóc nuôi dưỡng nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên trì.
– Tách 2 – 3 cầu từ đàn ong cũ sang thùng nuôi ong mới rồi chuyển đi xa khoảng 1 km (thường đem đi thùng có ong chúa đẻ).
– Tách cầu ong rồi ghép thành đàn mới: Khi sắp đến vụ lấy mật có một số đàn ong phát triển mạnh, đàn ong có hiện tượng sắp chia đàn tự nhiên thì cần chủ động chia đàn bằng cách tách cầu ong rồi ghép thành đàn mới. Cách làm như sau: Mỗi đàn ong mạnh lấy 1 cầu nhộng và quân ghép thành đàn mới. Ngày đầu lấy 1 cầu của đàn ong làm cơ sở của đàn mới, ngày hôm sau ghép tiếp 1 cầu của đàn ong khác, ngày hôm sau nữa ghép thêm 1 cầu của đàn ong thứ 3. Nếu 1 trong 3 cầu ghép với nhau có ong chúa đẻ thì đàn ong sẽ phát triển nhanh.
Chống nóng, chống rét cho ong:
Nhiệt độ trong đàn ong luôn luôn được duy trì khoảng 33 – 350C và độ ẩm 60 – 80%. Nếu trong đàn ong không đạt các tiêu chuẩn trên thì ong phải mất sức để điều hoà nhiệt độ và độ ẩm vì thế ảnh hưởng đến năng suất mật và phấn hoa. Cho nên không để thùng nuôi ong ở hướng Tây và ngoài trời nắng nóng. Những ngày nóng bức có thể đặt máng nước ngay trong thùng ong.
Mùa rét, hanh khô đàn ong dễ bị sa sút, cần phải cho ong ăn uống đầy đủ cho đến khi từng ô mật vít nắp. Dùng rơm, lá chuối khô. . . để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên xà cầu chống rét cho ong. Các khe hở ở thùng nuôi ong cần được bịt kín, không để cửa sổ của thùng quay về hướng Bắc nhằm tránh gió rét. Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét tạo thế đàn ong đồng đều và nên kết thúc việc nhân đàn trước 30 tháng 11 hàng năm để có thời gian nâng thế đàn chuẩn bị qua mùa đông.
Việc cho ong ăn thêm trong những ngày giá rét mùa đông do nguồn phấn hoa ít và nhiệt độ xuống thấp bằng nước đường pha theo tỷ lệ 1 nước: 1 đường.
Kỹ thuật tạo ong chúa:Tạo ong chúa mới để thay ong chúa đã già, sức đẻ kém hoặc để chủ động chia đàn. Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên. Nên chọn đàn lấy ấu trùng (đàn mẹ) và đàn nuôi dưỡng có đặc tính tốt như: đông quân, năng suất mật cao, ít bệnh tật, đàn ong hiền lành. . .
Những gia đình có ít đàn ong, có thể tạo ong chúa bằng các phương pháp:
– Sử dụng mũ ong chúa chia đàn tự nhiên: Chọn đàn ong phát triển mạnh, cho ăn 2 – 3 tối bằng nước đường (tỷ lệ 1: 1), chi viện thêm cầu có nhộng già, rút bớt cầu cũ để ong tập trung hơn. Làm vậy đàn ong sẽ xây thêm mũ chúa sớm hơn để chuẩn bị chia đàn. Chọn mũ chúa to, dài, thẳng, đẹp để làm giống. Khi mũ chúa già, dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5cm rồi đem gắn vào đàn ong cần thay chúa.
– Tạo ong chúa bằng phương pháp cấp tạo: Chọn đàn ong phát triển mạnh để làm giống. Lấy cầu có trứng của ong chúa mới đẻ dùng dao cắt dích dắc để ong xây các mũ chúa ở chỗ có ấu trùng tuổi nhỏ. Nên chọn những bánh tổ còn mới để ong dễ tiếp thu hơn.
– Tạo ong chúa di trùng: Tách chúa khỏi đàn mạnh. không bị bệnh. Sau 2 giờ di ấu trùng 1 ngày tuổi vào các chén sáp gắn trên các thang của cầu tạo chúa cho vào đàn đã bắt chúa. Cho đàn ong ăn thêm 3 – 4 tối. Sau 2 ngày vặt bỏ các mũ cấp tạo. Sau 9 – 10 ngày tách mũ chúa sử dụng.
– Gắn các mũ chúa vào đàn ong mới chia hoặc đàn ong có chúa già cần thay, khoảng 10 – 12 ngày sau, chúa mới sẽ đẻ trứng. Nếu chúa tơ bị mất, cần giới thiệu mũ chúa khác hoặc nhập đàn lại.
– Định kỳ 6 – 9 tháng thay chúa 1 lần.Chuẩn bị đàn ong cho vụ mật:
Muốn có năng suất mật cao thì phải có đàn ong mạnh, đông quân, nhất là lớp ong ở lứa tuổi đi làm. Đàn ong không bị bệnh và bị chia đàn tự nhiên. Việc chuẩn bị cho vụ mật cần làm:
– Cho ăn nước đường (tỷ lệ 1: 1) trước vụ mật 30 – 40 ngày để kích thích chúa đẻ, kích thích ong thợ đi làm.
– Cho ong xây tầng mới để tăng chỗ đẻ trứng và chỗ chứa mật.
– Đổi cầu nhộng đàn ong mạnh cho đàn yếu để các đàn đồng đều, phòng chống chia đàn tự nhiên.
BỆNH ONG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ:
Đàn ong thường mắc 2 bệnh chủ yếu sau đây:
Bệnh thối ấu trùng Châu âu (thối ấu trùng nuôi nhỏ).
– Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn gây ra làm thối ấu trùng 3 – 5 ngày tuổi.
– Triệu trứng:
+ Mầu sắc của ấu trùng thay đổi từ mầu trắng sang mầu trắng đục sau đó mầu càng đậm hơn.
+ Ấu trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng khi mở thùng ong ra ngửi thấy mùi chua.
+ Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có đàn ong non kế tiếp.– Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vít nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
– Điều trị: Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây:
+ Pha 1gram (1 lọ) Streptomycine trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường dùng cho 20 cầu ong/1 tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
+ Pha hỗn hợp Streptomycine (1 gram) với 1 triệu đơn vị Peniciline trong 3 lít nước đường dùng cho 30 cầu ong/ 1tối. Cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun hạt nhỏ, cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động đàn, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị bệnh nên loại bớt cầu ong bị bệnh thì mới hiệu quả.
Bệnh ấu trùng túi (Bệnh nhọn đầu):
Đây là bệnh phổ biến và nguy hại nhất đối với đàn ong nội nước ta.
– Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra, gồm 2 chủng:
+ Virus Thái Lan, gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
+ Virus Trung Quốc gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc.
– Triệu trứng:
+ Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như 1 cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa 1 chất lỏng trong suốt, có mầu hơi vàng.
+ ấu trùng chết không có mùi chua.
– Phòng bệnh: Luôn duy trì ong chúa đẻ khoẻ, đàn ong phát triển mạnh, quân đông bám đầy cầu.
– Điều trị: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học:
+ Thay chúa cũ bằng mũ chúa mới khoẻ mạnh, hoặc nhốt chúa 7 đến 10 ngày nhằm làm gián đoạn ong chúa sinh sản ấu trùng.
+ Rũ bớt cầu ong bị bệnh phủ đầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá thì nhập các đàn yếu lại với nhau.
+ Cho ong ăn liên tục 3 – 4 ngày hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nơi có nguồn hoa mới.Hướng dẫn nuôi ong căn bản