Khi đàn ong bị mất chúa, ong thợ đẻ trứng thì cách xử lý như thế nào?
- Thứ năm - 17/03/2016 20:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi đàn ong mất ong chúa mà trong cầu ong không có trứng, không có ấu trùng 1 - 2 ngày tuổi thì ong thợ sẽ đẻ trứng. Hiện tượng ong thợ đẻ trứng để nhận biết vì trứng ong thợ nhỏ, đẻ không đúng vị trí, thường là dính bên thành lỗ tổ, mỗi lỗ tổ có 2 - 3 trứng, thậm chí có lỗ 5 - 6 trứng, không theo một thứ tự nào. Nếu không phát hiện để xử lý thì trứng ong thợ sẽ nở ra toàn là ong đực, nhỏ con, không có ong thợ non cho ăn sẽ chết hết. Đàn ong đi đến tiêu diệt.
Để khắc phục hiện tượng này có mấy cách sau đây:
- Trước tiên phải loại bỏ trứng ong thợ đẻ bằng cách điều tra thay cầu ong mới, hoặc viện trợ một cầu ong của tổ khác có trứng, ấu trùng, nhộng là tốt nhất. Sau đó gắn mũ chúa mới hoặc giới thiệu ong chúa mới cho đàn. Khi thấy có mũ chúa, có trứng rồi thì ong thợ sẽ không đẻ trứng nữa, đặc biệt khi có chúa mới thì chất hocmon của chúa sẽ ức chế ong thợ đẻ trứng. Còn cầu ong có trứng ong thợ đem phun nước vào cho ong ung hỏng đi, phơi sấy khổ để dự trữ, hoặc trả lại cho đàn.
- Cách thứ hai là áp dụng kỹ thuật nhập đàn: nhập đàn ong mất chúa vào một đàn khác để duy trì số ong thợ còn lại. Khi nhập xong thì loại bỏ cầu ong có trứng ong thợ đi.- Cách thứ ba là khi phát hiện được sớm ong thợ đẻ ít thì dùng gim gắp trứng ong thợ bỏ đi, gắn mũ chúa hoặc giới thiệu ong chúa mới.
- Cách thứ tư là diệt trứng ong tại cầu bằng cách phun nước sạch vào các lỗ có trứng ong thợ làm cho trứng ung hỏng, mới gắn mũ chúa hoặc giới thiệu ong chúa mới. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là khi trứng ong thợ bị ung sẽ có mùi hôi trong cầu ong, mặc dầu ong thợ sẽ mang đi ra ngoài tổ khi dọn vệ sinh nhưng như vậy không có lợi cho đàn ong. Khi ong thợ dọn không kịp sẽ có nguy cơ gây bệnh cho đàn ong.Điều cần chú ý trong khi xử lý hiện tượng này là khi chúa mới được giới thiệu, hoặc chúa mới nở từ trứng chúa đều phải có ong thợ non cho ăn. Trong cầu ong mà không có nhộng hoặc ít nhộng thì nhất thiết phải viện trợ cho đàn một cầu nhộng (có trứng, ấu trùng và nhộng) thì chúa mới không bị bỏ đói mà chết. Nhiều người khi xử lý hiện tượng ong thợ đẻ trứng khi mất chúa quên không chú ý trường hợp này dẫn đến mất chúa liên tục và đàn thì bị diệt.
- Trước tiên phải loại bỏ trứng ong thợ đẻ bằng cách điều tra thay cầu ong mới, hoặc viện trợ một cầu ong của tổ khác có trứng, ấu trùng, nhộng là tốt nhất. Sau đó gắn mũ chúa mới hoặc giới thiệu ong chúa mới cho đàn. Khi thấy có mũ chúa, có trứng rồi thì ong thợ sẽ không đẻ trứng nữa, đặc biệt khi có chúa mới thì chất hocmon của chúa sẽ ức chế ong thợ đẻ trứng. Còn cầu ong có trứng ong thợ đem phun nước vào cho ong ung hỏng đi, phơi sấy khổ để dự trữ, hoặc trả lại cho đàn.
- Cách thứ hai là áp dụng kỹ thuật nhập đàn: nhập đàn ong mất chúa vào một đàn khác để duy trì số ong thợ còn lại. Khi nhập xong thì loại bỏ cầu ong có trứng ong thợ đi.- Cách thứ ba là khi phát hiện được sớm ong thợ đẻ ít thì dùng gim gắp trứng ong thợ bỏ đi, gắn mũ chúa hoặc giới thiệu ong chúa mới.
- Cách thứ tư là diệt trứng ong tại cầu bằng cách phun nước sạch vào các lỗ có trứng ong thợ làm cho trứng ung hỏng, mới gắn mũ chúa hoặc giới thiệu ong chúa mới. Tuy nhiên cách này có nhược điểm là khi trứng ong thợ bị ung sẽ có mùi hôi trong cầu ong, mặc dầu ong thợ sẽ mang đi ra ngoài tổ khi dọn vệ sinh nhưng như vậy không có lợi cho đàn ong. Khi ong thợ dọn không kịp sẽ có nguy cơ gây bệnh cho đàn ong.Điều cần chú ý trong khi xử lý hiện tượng này là khi chúa mới được giới thiệu, hoặc chúa mới nở từ trứng chúa đều phải có ong thợ non cho ăn. Trong cầu ong mà không có nhộng hoặc ít nhộng thì nhất thiết phải viện trợ cho đàn một cầu nhộng (có trứng, ấu trùng và nhộng) thì chúa mới không bị bỏ đói mà chết. Nhiều người khi xử lý hiện tượng ong thợ đẻ trứng khi mất chúa quên không chú ý trường hợp này dẫn đến mất chúa liên tục và đàn thì bị diệt.