Phật giáo có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn?
- Thứ bảy - 11/04/2015 11:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là để đạt được giác ngộ, nhưng suốt lộ trình thức tỉnh đó, có rất nhiều bài học bổ ích về cách điều hành một cách đạo đức và hiệu quả các hoạt động trên thế giới.
Nhìn từ góc độ cải thiện quá trình hoạt động thành công thông qua kiểm tra nội bộ, hiểu biết và sự điều chỉnh, thì xét cho cùng việc phát triển tinh thần và tăng trưởng kinh doanh không phải là tách rời nhau.
Tôi điều hành các cửa hàng kinh doanh và nhân viên của mình, và tôi sử dụng những lời dạy của Phật giáo để giúp các cơ sở này cải thiện khả năng giao tiếp, để xây dựng những cách làm việc hiệu quả, để giúp nhân viên đối phó với sự thay đổi và để kiềm chế sự căng thẳng.
Hãy xem xét Bát Chánh đạo, đó là nền tảng của việc thực hành Phật giáo. Nó được tạo thành từ 8 cách thiết thực trong việc tổ chức suy nghĩ và hành vi của bạn từ đó bạn sẽ làm giảm thiểu những sinh hoạt không đạt yêu cầu. Những con đường này dễ dàng áp dụng để làm giảm xung đột, căng thẳng và thiếu hiệu quả trong một môi trường kinh doanh.
Dưới đây là hướng dẫn nhanh làm thế nào mà ba khía cạnh của Bát Chánh đạo có thể tạo lợi ích cho doanh nghiệp của bạn:
Trí tuệ (Panna): Các yếu tố đầu tiên trong Bát Chánh đạo liên quan đến Chánh kiến và Chánh tư duy. Theo Đức Phật, chúng ta cần phải nhận ra rằng tất cả mọi thứ là vô thường. Sự ngắn ngủi này khiến chúng ta đau khổ, đặc biệt là khi chúng ta phủ nhận sự thật của nó và đeo bám quá mạnh vào các thứ. Đức Phật cũng dạy rằng tất cả mọi thứ được liên kết và phụ thuộc lẫn nhau.
Việc đào tạo lực lượng lao động của bạn với những hiểu biết sâu sắc có thể dẫn đến sự sáng tạo, làm việc theo nhóm và hợp tác lớn hơn khi các đồng nghiệp hiểu được rằng không nên cố chấp vào các ý tưởng hay cách làm việc cố định của mình, và để chia sẻ những thành công của họ với người khác. Việc học tập này cũng xây dựng một khả năng gia tăng để thích nghi, linh hoạt và bền bỉ khi đối mặt với sự thay đổi.
Giới (sila): Phật giáo dạy chúng ta không làm hại và hãy nói và hành động một cách quan tâm và hữu ích cho người khác.
Cách tiếp cận như vậy không chỉ khuyến khích quá trình giao tiếp hài hòa và cởi mở hơn tại nơi làm việc mà còn là một yếu tố quan trọng trong dịch vụ khách hàng. Các công ty sẽ tự thể hiện mình là đạo đức, minh bạch và sự hỗ trợ cộng đồng địa phương cũng mang lại uy tín của thương hiệu từ người tiêu dùng trong thế giới hiện đại.
Định (Samadhi): Trong Phật giáo, "Chánh định" có nghĩa là tập trung vào một đối tượng hoặc đề mục để loại trừ tất cả những thứ không liên quan, như trong thực hành chánh niệm. Điều này được đi kèm với một cam kết tạo ra nỗ lực để cải thiện, phát triển nâng cao nhận thức và tăng cường hiểu biết. Việc mang một thái độ muốn phát triển và vượt trội vào phòng họp của ban giám đốc và vào thực tiễn kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp.
Phát triển Chánh định cũng có nghĩa là người lao động học được cách tập trung hơn, định hướng hơn, hiệu quả hơn và có thể quản lý thời gian tốt hơn. Trong quá trình rèn luyện tâm trí, công nhân học cách vượt qua những trở ngại để tập trung, chẳng hạn như sự lười biếng, trì trệ và một tâm trí lang thang. Họ cũng học cách kiềm chế phản ứng của stress.
Không cần phải nói, trong các cuộc hội thảo, tôi không đứng đó và tụng kinh cho các đại biểu nghe. Tôi chuyển dịch những bài học thành các hình thức và công thức thực tế mà các nhà quản lý, nhân viên và cả các tổ chức có thể sử dụng để điều hành việc kinh doanh của họ thông suốt hơn, hài hòa hơn và có hiệu quả cao hơn.
Một thực tế là các doanh nghiệp lớn như Google, Apple và Procter & Gamble tất cả đã giới thiệu việc thực hành thiền chánh niệm vào văn phòng của họ như một cách để giảm bớt căng thẳng của nhân viên.