Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Người mới học Yoga cần biết

Những năm gần đây, không chỉ ở Việt Nam mà khắp thế giới đang dấy lên phong trào tập Yoga rất sôi nổi. Nhiều người xem Yoga là một phát minh giúp thư giãn, phòng chữa bệnh tật, thay thế năng lượng và nâng cao hiệu suất làm việc hay là phương thức thay đổi các khiếm khuyết trong sức khỏe.
Không nên ép buộc bản thân khi luyện tập Yoga

yoga 1

Nhưng cũng sẽ có nhiều câu hỏi lấp đầy trong đầu bạn:
+ Tôi luyện tập Yoga có hợp không?
+ Tôi không thực hiện được các động tác thì làm thế nào?
+ Cơ thể tôi có quá cứng không?
+ Và rất nhiều câu hỏi khác ………
Các câu hỏi này khiến bạn cứ do dự đứng ngoài cánh cửa Yoga hay lo lắng trong khi luyện tập. Ngay bây giờ, hãy để chúng tôi đưa ra từng câu trả lời cho nỗi lo của bạn.
1. Yoga không phân biệt giới tính
Ở Ấn Độ, nam giới luyện tập Yoga chiếm trên 60%, và huấn luyện viên chính tông phần lớn cũng thuộc về phái này. Ở Trung Quốc và một số nước khác, Yoga được lưu truyền như là một phương thức giảm béo, tạo dáng cho cơ thể, vì vậy, luyện tập Yoga phần lớn là nữ giới. Những suy nghĩ đó đã dẫn đến nhận thức sai lầm của mọi người. Trên thực tế, vì áp lực công việc của nam giới rất lớn, càng phải luyện tập Yoga để giảm bớt áp lực, loại bỏ những gì không thích hợp với cơ thể. Nam giới nên tìm đến những câu lạc bộ Yoga chuyên nghiệp, ở những nơi này, nam nữ có thể cùng luyện tập chung. Bởi vì, cơ thể của nam giới thường cứng hơn nữ giới, do đó, khi luyện tập chỉ cần đạt đến giới hạn của bản thân là được, không nên cưỡng ép.

Yoga và bệnh thoái hóa cột sống4

2. Yoga không chỉ dành cho người có cơ thể mềm dẻo
Không phải chỉ thân hình mềm dẻo mới có thể tập Yoga, mà Yoga giúp cơ thể bạn mềm dẻo hơn. Nhìn từ góc độ khác, cơ thể cứng đơ chứng tỏ bạn đang có bệnh, và đang dần thoái hóa. Bắt đầu luyện tập theo đúng trình tự, bạn sẽ phát hiện sự thay đổi của bản thân. Chú ý, khi luyện tập chỉ cần mỗi động tác đều đạt đến giới hạn cao nhất của bản thân là được. Phối hợp với phương pháp hô hấp đúng, nắm bắt trọng tâm của động tác, giữ tư thế trong khoảng thời gian ngắn ở một nơi thích hợp, thì sẽ thu được hiệu quả cao nhất.
3. Nên lựa chọn môi trường phù hợp
Bất luận là bạn luyện tập Yoga ở trong phòng hay ngoài trời, môi trường xung quanh nhất định phải yên tĩnh, hài hòa và ấm áp. Mặt đất phải bằng phẳng (nhưng không quá cứng), khoảng không xung quanh phải đủ để bạn duỗi thẳng cơ thể dù về bất kỳ hướng nào, và phải có không khí trong lành. Tóm lại, phải bảo đảm độ yên tĩnh cho không gian luyện tập để giúp bạn bước vào trạng thái ôn hòa, thăng hoa.
4. Chuẩn bị đầy đủ công tác phòng bị
Loại bỏ tất cả những vật sắc nhọn, hình cầu, có bánh xe hay bất cứ vật gì có thể mang đến nguy hại cho bạn. Nếu bạn mắc các chứng bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, nên đặt thuốc ở gần bên để bảo đảm an toàn trong quá trình tập luyện. Khi bắt tay vào luyện tập, nhất là những động tác khó, phải có sự giám sát của người có kinh nghiệm hơn bạn hay huấn luyện viên.
5. Khởi động trước khi tập
Động tác khởi động giúp làm nóng cơ thịt, khớp xương và dây chằng; giúp các bộ phận này khi vận động mạnh sẽ không xuất hiện các hiện tượng co giật, sái khớp. Đồng thời, khởi động còn giúp nâng cao năng lực của tim, phổi và để thích ứng với các vận động mạnh.

yoga

6. Phải chọn lựa các động tác phù hợp với sức khỏe
Nếu bạn mắc các chứng bệnh như tim mạch, cao huyết áp, bong tróc võng mạc mắt, mao mạch mắt yếu, hay vì áp lực mà mắc các chứng bệnh về tai, mang thai hay trong chu kỳ kinh nguyệt thì không nên thực hiện các động tác chống vai hay lộn ngược thân mình. Nếu bạn bị viêm khớp xương, phải thực hiện các động tác thật nhẹ nhàng. Nếu lưng bạn dễ tổn thương, khi thực hiện cong lưng phải bắt đầu thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Nếu bạn đang mang thai, không nên tập động tác hóp bụng quá nhiều, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
7. Không nên ép buộc bản thân khi luyện tập
Dù bạn cố gắng chịu đau để thực hiện bất kỳ động tác nào cũng sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Nếu trong quá trình thực hiện một động tác yoga mà thấy đau; có thể là do nó không thích hợp với bạn. Hãy thử từ từ thích ứng động tác đó, giảm bớt số lần tập, hay dứt khoát không tập nó nữa. Yoga không phải là hoạt động thi đấu thể dục thể thao, trạng thái tốt nhất là “hưởng thụ niềm vui, và cố gắng hết mình”. Hoàn thành động tác khi cơ thể điều hòa, thoải mái mới đạt được hiệu quả duy trì sức khỏe.
8. Đừng lo âu khi không thể tập trung ý thức
Người mới tập luyện Yoga ý thức không thể nào tập trung là hiện tượng rất bình thường, vì thế đừng quá lo âu. Như vậy chỉ càng làm bạn mất tập trung, và điều đó cũng trái ngược với quyết tâm theo đuổi tâm trạng bình an, thỏa mãn của Yoga. Lúc mới bắt đầu luyện tập, đừng quá lo lắng, cũng không nên cố gắng quá sức. Chúng ta chỉ cần không ngừng nhắc nhở bản thân để ý thức tập trung vào các bộ phận chịu lực của cơ thể là được. Ví dụ, khi luyện tập hít thở, nên tìm hiểu sự chuyển động của luồng hơi thở trong cơ thể mình, dẫn dắt để ý thức tập trung vào các bộ phận chịu lực. Nếu bạn không thể tự dẫn dắt bản thân, có thể hỏi huấn luyện viên Yoga.

yoga2

9. Không nên để tâm đến hô hấp
Hô hấp đã được quán triệt suốt chặng đường luyện tập. Đặt một lọ nước hoa trước mặt, bạn sẽ thường xuyên hít và thở khí. Nhưng khi bị nhắc nhở ngửi nước hoa thì sự hô hấp của bạn sẽ gia tăng rất nhiều. Luyện tập Yoga cũng gặp vấn đề tương tự, chỉ cần nhắc đến hô hấp, thì não bộ con người sẽ trở nên căng thẳng, rất kho thực hiện hít thở một cách tự nhiên. Hô hấp có thể luyện tập, từ từ khống chế tư duy, đừng ám chỉ bản thân nên hít thở, để sự hô hấp của bạn luôn tự do
10. Nên nhịn ăn 2-3 tiếng trước khi luyện tập
Bởi vì các động tác của Yoga là lấy cột sống làm trọng tâm; khi tiến hành luyện tập thì cơ thể phải xoay về nhiều hướng, co gập tứ chi, nên nếu dạ dày quá nặng sẽ dễ phát sinh các hiện tượng buồn nôn, nhức đầu, tức ngực; nghiêm trọng hơn là ói mửa liên tục. Bạn cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng theo Yoga.
11. Một tiếng sau khi luyện tập không nên dùng thức ăn có nhiều năng lượng
Khi vừa luyện tập xong, dạ dày chúng ta vẫn đang ở trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, lập tức ăn uống sẽ gây áp lực cho dạ dày. Hơn nữa, lúc đó, máu trong cơ thể đang phân bổ ở các nơi trong da thịt và xương, nếu ăn ngay sẽ tăng gán nặng cho tim. Cũng cần nói rõ thêm, nếu bạn chọn lựa Yoga năng lượng, Yoga nhiệt độ cao có thể cảm giác đói sẽ lớn hơn. Tuy vậy, dù không thể nhịn đói cũng nên nửa tiếng sau mới ăn.
12. Người mang thai vẫn có thể luyện tập Yoga
Luyện tập Yoga có thể cải thiện tuần hoàn lympho, giúp nó không quá ngắn hay quá to. Do đó, bà bầu luyện tập Yoga không cần lo lắng phù thủng hay sưng khớp xương. Đồng thời, hệ thống nội phân tiết cũng điều tiết rất tốt. Ngoài ra, luyện tập còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi và thuận lợi khi sinh đẻ, giảm bớt những phản ứng không tốt trong thời kỳ mang thai, điều chỉnh các vấn đề tâm lý. Nhưng khi mang thai, người mẹ rất dễ bị tổn thương, nên luyện tập cẩn thận dưới sự chỉ dẫn của giáo viên chuyên nghiệp.

Tác giả bài viết: (theo Yoga for Wellness)

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây