Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Mía lau quê ngoại

Cây mía lau có tên khoa học là Sac-harum Officinanum, là loại cỏ sống dai, thân yếu, thân rễ mang các thân cây mọc trên mặt đất cao từ 2 – 5m. Thân có đốt chứa nhiều sacaroza.Trong thân cây mía lau có chứa sacaroza chiếm từ 7 – 10%, protein 0,22%, chất béo (0,5%) và một số chất khác như: glyxin, arabinoza, glutamin, guanin, arabinoza… dùng toàn cây (bỏ rễ và ngọn). Theo y học cổ truyền, mía lau có tác dụng tiêu đờm.
Theo y học cổ truyền, mía lau có tác dụng tiêu đờm.
Ở nhà ngoại tôi, sát hàng rào, cặp vườn trầu, từ nhỏ tôi đã thấy mấy bụi mía lau. Những thân mía lau chỉ cỡ ngón chân người lớn, cao nghệu nên trông cà tong cà teo. Trời nắng, đám trẻ con hay rình rình chặt mía về nhai cho đỡ khát, dù mía lau thì cứng mà lại không ngọt, chỉ được cái thơm thơm… Ngoại thấy, lại la: “Cứng ngắc mà ăn cái gì…”. Nói vậy chứ rồi ngoại đi chọn những cây mía to nhất, róc sạch vỏ cho chúng tôi ăn, miệng lẩm bẩm: “Tụi bây xước vỏ cứng coi chừng rụng răng hết…”. Đám trẻ con cười hề hề, vài đứa chưa từng xước mía mà đã sún răng rồi, còn ngoại thì không biết có ăn mía lau không mà hai hàm răng đã rụng gần hết… Có đứa bạo dạn hỏi: “Bà có ăn mía không mà sao cũng rụng răng vậy?”, ngoại cười móm mém: “Tổ cha bây”…
 
 
Có hôm ngoại tẩn mẩn chặt mấy cây mía nhỏ, róc sạch rồi cho vào nồi nấu. “Nước mía” màu vàng nhạt, thơm thơm, ngòn ngọt. Bây giờ nhớ lại, giá mà bỏ vào tủ lạnh cho mát thì uống càng ngon… Nhưng ngày xưa chẳng có tủ lạnh, chẳng có đá cục, cứ vục cái ca nhôm nhỏ vào trong nồi nước múc uống. Sao mà ngon lành đến thế! Nước mía lau không chỉ đã cơn khát, mà còn bổ sung chất ngọt thời thiếu đói... Mùa nắng, tôi hay lon ton theo ngoại tưới trầu, tới chừng vô nhà đã đẫm mồ hôi, uống vội một ca nước mía lau thiệt là đã khát. Một lát lại mè nheo ngoại: “Mai nấu nước mía lau nữa nghen ngoại…”. Ngoài kia, nắng đổ vàng, gió thổi mạnh, cát bay mịt mù, ngoại nhìn xa xăm. Ngày đó tôi nào biết ngoại đang lo năm nay không biết có đủ gạo ăn không…
 
Tôi không được ăn mía cứng, uống nước mía thơm của ngoại bao lâu. Năm tôi tám tuổi, ngoại đã theo ông bà, sau thời gian bệnh nặng. Trên mộ ngoại, tôi thấy cậu Út cắm một cây mía lau, chẳng biết để làm gì, chỉ thấy đang mùa mưa nên chỉ ít lâu mía nảy chồi xanh um. Giàn trầu vườn nhà chẳng còn ai chăm sóc, chẳng còn ai hái ăn nên cũng đi theo bà ngoại tôi về cát bụi. Mấy bụi mía đang trổ bông trắng phơ phất đón gió xuân cũng bị chặt, nhường chỗ cho cái hàng rào mới. Cái chõng tre trước thềm nơi ngoại hay ngồi ngoáy trầu nhìn ra sân rợp bóng vú sữa, xanh mát những bụi cây, bây giờ đầy nắng…
 
Đi đâu đó thấy mía lau, thậm chí chỉ thấy ngọn lau sậy thôi, đã nghĩ ngay đến bà ngoại, đến quê ngoại một thời giản dị, đơn sơ. Nụ cười hiền móm mém, cái dáng còng còng, bàn tay tỉ mẩn, cái điệu ngoáy trầu… của ngoại đã mấy chục năm mà vẫn như còn ngay trước mắt.

Tác giả bài viết: TRÚC GIANG

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây