Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Chuối hột rừng tốt cho sỏi thận và bài thuốc dân gian ông bà để lại

Chuối hột rừng có cái tên “rừng” vì nó được mọc ở rừng, nắng gió tây nguyên làm cho gien loại chuối này khác biệt so với chuối hột nhà. Chuối hột rừng ngày xưa rất nhiều, nhưng do nạn phá rừng, khai thác quá mức nên diện tích chuối rừng thu hẹp lại trong những năm vừa qua. Chuối hột rừng cái tên nghe có vẻ lạ tai với người thành phố nhưng thật ra là một đặc sản hết sức gần gũi với người dân sống ở vùng núi Tây Nguyên. Ngày nay chuối hột rừng được xem là một món quà đặc sản cao nguyên đến từ vùng núi cao nguyên Kon Tum.
Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi

chuối hột rừng

Có lẽ bạn hơi bất ngờ khi thấy trái chuối rừng, nó chỉ to bằng ngón tay cái, nếu chuối mà trồng thì nó sẽ to hơn 1 tý, trái có nhiều hạt, hạt cứng, lúc chín vàng ươm ăn vào miệng ngọt lịm. Vì quả chuối hột rừng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Khi phơi khô chuối có mùi rất thơm, quả có màu nâu đậm. 
Nếu bạn đôi khi đi ngang qua những cánh rừng Tây Nguyên ở những đèo dốc sườn núi, có thể gặp hoa chuối hột rừng. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống, đó là điểm đặc biệt của hoa chuối, có loại màu đỏ thẫm. Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Thường Cây cao tới 3 – 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ.  Các bộ phận trên cây chuối hột đều có tác dụng làm thuốc, có thể nói đây là một trong những loại cây có thể dùng từ thân đến gốc và không bỏ phí một bộ phận nào.
Rượu chuối hột rừng ngâm thơm ngon, đầm, trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt. Mỗi ngày uống một ly tốt cho sức khỏe, không nên dùng uống nhậu. 
Chuối hột có tác dụng giải độc rất tốt, theo ông bà xa xưa dùng chuối hột rừng để chữa đau lưng nhức mỏi. Đây là công dụng hữu hiệu của chuối hột rừng trước giờ. . Chuối hột rừng sau khi phơi khô có thể tán ra làm thuốc, nhưng thông thường được ngâm với rượu cao độ, cho ra một loại rượu có màu vàng nâu, uống thơm và bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi. 

chuối hột rừng 3

Tác dụng:
Chữa sỏi thận:
chuối hột rừng già phơi khô sau đó sao vàng, hạ thổ sau đó sắc với ba bát nước ăn cơm, còn 1 bát, uống lúc còn nóng khi no. Mỗi lần 1 bát, ngày 4 bát. Hay có thể cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 - 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Chữa sỏi tiết niệu từ hạt chuối hột: Chuối hột rừng chín lấy hạt phơi khô, tán nhỏ hoặc xay nhuyễn nấu lấy nước uống. Tầm 7 muỗng cà phê bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hàng ngày như uống nước trà liền trong 2 - 3 tháng, cho kết quả khá tốt.
Chữa sỏi thận, bàng quang: dùng chuối hột già sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận, bàng quang trở lại bình thường.
chuối hột rừng 2
Chữa đái tháo đường: chuối hột rừng già, tán nhỏ, hãm với nước sôi như pha trà, uống hàng ngày, uống lúc còn nóng.
Chữa huyết áp cao do bệnh thận và với người béo: dùng chuối hột chín thái lát mỏng, phơi khô kỹ, sao qua chừng một nắm. Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa (sao kỹ), lượng bằng 1/3 lượng chuối hột. Cả hai thứ sắc với 3 bát nước lấy một bát, uống ngày hai lần.
Chữa tăng mỡ máu: chuối hột rừng sau khi phơi khô, sao vàng, hạ thổ, sắc với 3 bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc nóng, khi no, mỗi lần một bát.
chuối hột rừng 5
 

Tác giả bài viết: Nhật Trường

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây