Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Ngũ vị tử - An thần, nhuận phế

Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), tên khác huyền cập, ngũ mai tử. Nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.),
Ngũ vị tử là vị thuốc an thần, liễm phế, chỉ khát chữa viêm phế quản mạn, sốt, tim loạn nhịp.

ngũ vị tử

Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), tên khác huyền cập, ngũ mai tử. Nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử. Thành phần hóa học: Có các dẫn chất dibenzo [a,c] cycloocten (các schisandrin), tinh dầu có mùi chanh, acid citrric, acid malic, acid tartric. Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận. Tác dụng: an thần, liễm phế, bổ thận, chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát. Dùng cho trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn. Sau các bệnh sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ hay mê, quên lẫn giảm trí nhớ. Liều dùng: 4 - 8g.
Một số cách dùng ngũ vị làm thuốc
Cố biểu liễm hãn:
(củng cố ngoài biểu, thu giữ mồ hôi). Dùng bài Hoàn bá tử nhân: Bá tử nhân 125g, bán hạ 125g, mẫu lệ 63g, nhân sâm 63g, ma hoàng căn 63g, bạch truật 63g, ngũ vị tử 63g, đại táo 30 quả. Đại táo nấu nhừ, nghiền nát bỏ hạt. Các vị khác nghiền chung thành bột mịn, nhào với nước đặc, đại táo để làm hoàn, hoàn to bằng hạt ngô. Có thể làm dưới dạng bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 30 viên. Chữa chứng cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi (tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm).
Liễm phế chỉ khái(sạch phổi, ngừng ho): Dùng bàiThang ngũ vị tử: Đảng sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngũ vị tử 6g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống. Chữa chứng phế hư, ho hen suyễn.

ngũ vị tử

Ích thận, cố tinh: Dùng bài Hoàn tang phiêu tiêu: Tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Làm thành viên hoàn hoặc sắc uống. Chữa thận dương hư, hoạt tinh.
Sinh tân chỉ khát (sinh tân dịch, khỏi khát nước): Dùng bài Bột sinh mạch: Đảng sâm 12g, mạch đông 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống. Chữa chứng tân dịch không đủ, miệng khô, khát nước.
Một số thực đơn chữa bệnh có ngũ vị tử
Rượu ngũ vị tử:
Ngũ vị tử 40g, rượu 200ml, ngâm làm 2 lần, mỗi lần 100ml, cách 10 ngày. Trộn 2 thứ rượu thuốc với nhau, có thể thêm ít nước cất cho loãng. Ngày 3 lần, mỗi lần uống 2,5ml. Dùng cho bệnh nhân suy nhược thần kinh.
Rượu nhân sâm ngũ vị câu kỷ: Rượu 500ml, nhân sâm 10 - 20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15 - 20ml. Dùng cho trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.
Tim lợn hầm ngũ vị tử:
Tim lợn 1 cái, ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy. Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.

ngũ vị tử

Ngũ vị tử hồ đào tán: Ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước sau nửa ngày cho mềm, tách bỏ hạt, đem sao cùng với hồ đào, để nguội tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 9g với nước sôi hoặc nước hồ nước cơm. Dùng cho trường hợp di mộng tinh.
Ngũ vị tử  tán: Ngũ vị tử sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần. Đợt dùng 30 ngày, uống với nước sôi hoặc nước cơm, thêm chút muối đường. Dùng cho bệnh nhân viêm gan mạn tính, men SGPT tăng cao.
Kiêng kỵ: Bệnh bên ngoài có biểu tà, trong có thực nhiệt không được dùng; viêm khí phế quản mới khởi phát gây ho sốt không dùng.
ngũ vị tử nhật trường kon tum
 

Tác giả bài viết: BS. Nguyễn Tiểu Lan theo Sức Khỏe Đời Sống

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây