Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Y học cổ truyền phương Đông phát triển hơn cả Tây Y ngày nay? Chuyện về ‘Tứ đại Thần y’

Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có bốn vị danh y nổi tiếng là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân. Mỗi người lại sở hữu một phương pháp chữa bệnh vô cùng độc đáo, kỳ lạ, khiến người đời nay không sao lý giải nổi.
Có thật sự y học hiện nay đang đi thụt lùi so với lịch sử?
Biển Thước: Bắt bệnh bằng… mắt
biển thước
Chân dung phục dựng của Biển Thước. Ảnh: History Cultural China
Biển Thước (401 – 310 TCN), tên thật là Tần Hoãn, tự Việt Nhân, người nước Triệu (thời Chiến Quốc). Ông là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc (770 – 221 TCN).
Theo các sử liệu, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người nghĩ ra phương pháp bắt mạch. Trong “Sử Ký”, nhà sử học lỗi lạc Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN) viết: “Đến nay thiên hạ nói đến bắt mạch là do Biển Thước vậy”.
Biển Thước vận dụng thành thạo 4 kỹ thuật y khoa, được gọi là “tứ chẩn” để bắt bệnh, bao gồm: nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài ra, ông cũng rất giỏi dùng các thuật loại trị liệu khác như: châm cứu, phẫu thuật, kê thuốc, xoa bóp…
Có rất nhiều giai thoại về khả năng chữa bệnh thần kỳ của Biển Thước vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
Theo “Hán thư ngoại truyện”, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái “chết giả”. Sau đó, ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Nhờ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh”.
biển thước 1
Biển Thước nổi tiếng với tài bắt mạch. Ảnh: Wikipedia.
Một giai thoại khác kể rằng Biển Thước có thể dùng mắt mà đoán được bệnh ở bên trong cơ thể người bệnh. Trong “Sử Ký”, Tư Mã Thiên chép: Biển Thước sang nước Tề, gặp vua Tề thấy khí sắc không tốt bèn tâu: “Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm”.
Vua Tề không nghe, cho rằng đó là chuyện hoang đường. Vài ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến vua, lại nói rằng: “Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng, phải chữa ngay đi!”. Một lần nữa vua Tề bỏ ngoài tai lời cảnh báo.
Năm hôm sau, khi chỉ mới vào yết kiến, nhìn mặt vua Tề, Biển Thước đã quay gót trở đi, chẳng nói chẳng rằng. Vua Tề thấy lạ, cho người chạy theo níu lại hỏi. Biển Thước thẳng thắn: “Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được. Nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi”.
Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, vua Tề đổ bệnh, phái người đến gọi Biển Thước lại chữa. Nhưng Biển Thước đã sang đất Tần từ lâu, vốn chẳng còn ở lại. Bệnh của vua Tề ngày càng nặng, thuốc thang thế nào cũng không chữa dứt, được ít lâu thì qua đời.
Hoa Đà: Ông tổ của khoa phẫu thuật
hoa đà 2
Hoa Đà nổi tiếng với tài phẫu thuật. Ảnh: Wikipedia.
Hoa Đà được biết đến là thầy thuốc phẫu thuật đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Ông sống vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc. Theo sử sách, Hoa Đà được xem là Thần y của Trung Hoa.
Hoa Đà là người đã sáng tạo ra loại thuốc gây mê và giảm đau “Ma Phí Tán” (trộn rượu và thảo dược) để dùng trong các ca phẫu thuật, điều mà người phương Tây chỉ biết đến sau đó hơn 1600 năm. Hoa Đà cũng là người phát triển “Ngũ Cầm Hí”, vốn là một môn khí công Đạo gia phỏng theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.
Có một giai thoại đi vào sử sách kể về lần Hoa Đà trị thương cho Quan Vũ, vị tướng quân nổi tiếng của Lưu Bị, nước Thục trong thời Tam Quốc. Trong một lần xuất quân giao chiến, Quan Vũ bị trúng tên độc ở cánh tay phải. Hoa Đà đã sử dụng thuốc giảm đau và phẫu thuật cắt bỏ phần thịt bị nhiễm độc ngay trong lúc Quan Vũ đang đánh cờ vây.
hoa đà quan vũ
Cảnh Hoa Đà chữa thương cho Quan Vũ. Ảnh: Wikipedia.
Một câu chuyện khác kể rằng Hoa Đà nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình nên đã giam ông trong ngục cho tới chết. Quả nhiên sau đó Tào Tháo đã thực sự phát bệnh đau đầu mà chết.
“Tam Quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung) chép lại rằng, trong khi bị giam trong ngục tối, vì cảm kích trước sự chăm sóc tận tình của viên coi ngục, Hoa Đà đã truyền lại toàn bộ y thuật của mình cho người này. Tuy nhiên, khi về nhà, vợ của anh ta lại đem sách y thuật đó đốt đi vì sợ chồng mình cũng có kết cục giống Hoa Đà. Kết quả là y thuật của Hoa Đà mãi mãi thất truyền, chỉ còn được hậu thế biết đến qua những giai thoại dân gian.
Tôn Tư Mạc: ‘Thần y’ của lòng nhân ái
tôn tư mạc
Chân dung Tôn Tư Mạc. Ảnh: Epoch Times.
Tôn Tư Mạc (550 – 691) thời Đường được xưng tụng là Dược vương Tôn Thiên Y. Ông sinh vào thời Tây Ngụy (535 – 556), thuở nhỏ thường ốm yếu nên lớn lên quyết lập chí học nghề y. Với tư chất thông minh sẵn có, chẳng mấy chốc Tôn Tư Mạc thông hiểu nhiều kinh điển Trung Hoa, trở thành thầy thuốc nổi tiếng nhất thời đại của mình.
Tương truyền, Tôn Tư Mạc sống tới năm 141 tuổi rồi đi tu tiên. Ông cũng là người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh. Dù rất tài năng nhưng Tôn Tư Mạc chỉ ở nhà chuyên tâm nghiên cứu y thuật, quyết không ra làm quan. Sử sách kể lại rằng, vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân từng tự mình thân hành lên núi yết kiến ông.
tôn tư mạc 1
Chân dung vẽ tranh của Tôn Tư Mạc. Ảnh: Kannewyork.
Tôn Tư Mạc rất coi trọng đạo đức của người thầy thuốc, luôn kiên định bảo trì một trái tim từ bi, hòa ái và tấm lòng hy sinh cao cả đối với bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, đẹp xấu, thân sơ…
Ông đã cống hiến cho nền y học Trung Hoa hai kiệt tác y học là “Thiên kim yếu phương” và “Thiên kim dược phương”, tập hợp và phân loại toàn diện các bài thuốc Trung y.
Lý Thời Trân: Người chép sử về các loài thảo mộc
lý thời trân
Chân dung Lý Thời Trân. Ảnh: Wikipedia.
Lý Thời Trân (1518 – 1593), tự là Đông Bích, sống vào thời nhà Minh, là một dược sư vĩ đại của Trung Hoa. Ông được xem là cha đẻ của các bài thuốc Trung y và là vị Y thánh tinh thông về các loài thảo dược.
Lý Thời Trân sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc. Ngay từ nhỏ, ông đã lập chí theo ngành y cứu chữa người. Nhưng để chiều ý cha, ông cũng bước ra ứng thí, theo con đường hoạn lộ.
Sau vài lần thi cử không đỗ đạt, ông quyết định bỏ nghiệp quan trường, toàn tâm toàn ý theo nghề thầy thuốc. Ở tuổi 30, Lý Thời Trân đã trở thành một danh y nức tiếng. Nhiều lần ông được triều đình đề bạt giữ các chức vụ quan trọng, trong đó có cả công việc ở Thái y viện. Tuy nhiên, vốn chẳng màng công danh, lợi lộc, Lý Thời Trân sớm xin từ chức, trở về quê nhà viết sách, nghiên cứu y thuật.
Cống hiến vĩ đại nhất của Lý Thời Trân là bộ sách “Bản thảo cương mục”, trong đó miêu tả chi tiết gần 1,900 loại thảo dược phân thành 60 mục. Để hoàn thành công trình đồ sộ hơn 2 triệu chữ ấy, Lý Thời Trân đã phải bỏ ra ngót 27 năm lao động miệt mài, khó nhọc, đi khắp núi cao vực sâu sưu tầm thảo dược rồi phân loại, định danh. Đây được coi là một cuốn bách khoa toàn thư về thảo dược, vẫn còn có giá trị tham khảo tới tận ngày nay.
lý thời trân 1
Lý Thời Trân là tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Bản thảo cương mục”. Ảnh: creations.vn
Truyền thuyết kể rằng, các vị danh y của Trung Hoa cổ đại đều có những khả năng siêu thường. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người bằng “thiên mục” hay con mắt thứ ba. Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên và ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các môn pháp tu luyện tâm linh.
Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại đã công nhận rằng, phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.

Tác giả bài viết: Thanh Ngọc biên dịch (NTD Tiếng Việt) Hữu Bằng hiệu đính

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây