Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Vì sao một giải Nobel uy tín nhất của khoa học lại tôn vinh một loại thuốc cổ truyền?

Ít ai biết câu chuyện tìm ra phương thuốc này bắt nguồn từ những năm kháng chiến chống Mỹ của quân dân Việt Nam, lúc này sốt rét rừng là một căn bệnh gây ám ảnh với mọi chiến binh, điều đáng sợ lúc này falciparum đã phát triển thêm khả năng kháng thuốc trước chloroquine, thuốc dùng để chữa sốt rét. Do vậy nên khi bị sốt rét tỉ lệ tử vong là rất cao.
Danh sách ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Y Học 2015
Giải Nobel Y học năm 2015 đã được trao cho 3 nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Ireland, Nhật Bản nhờ 2 công trình nghiên cứu chống bệnh sốt rét và nhiễm trùng từ giun đũa ký sinh.
Tại sao một giải Nobel có uy tín nhất trên thế giới lại vinh danh riêng một nhà khoa học Trung Quốc có tên Youyou Tu sinh năm 1930 (Bà Tu là giáo sư tại Viện y học Cổ truyền Trung Quốc) lại dựa trên một liệu pháp y học cổ truyền của Trung Quốc từ trước giờ vẫn là vấn đề đem ra bàn cân so sánh với y học hiện đại của Phương Tây. Bà đã giành ½ giải thưởng trong khi 2 nhà khoa học còn lại chia ¼ giải thưởng vì chia sẻ chung một công trình. Vậy tại sao một giải thưởng uy tín của khoa học nhất hành tinh lại tôn vinh một công trình đến từ phương Đông mà trước giờ y học cổ truyển luôn cho rằng mang tính màu sắc, bí ẩn đến như vậy?
Tìm hiều về công trình của bà Tu, thì trước hết nó đã tạo ra Artermisinin, đây là một loại thuốc phản ứng với căn bệnh sốt rét gây gây ra bởi trùng Plasmodium falciparum (một loại protozoa ký sinh). P. falciparum lây nhiễm qua đường máu nhờ muỗi Anopheles. Năm 2013 có tới 198 triệu ca sốt rét trên toàn cầu, ước tính có khoảng 584.000 ca đã tử vong theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO. Phần lớn tại các nước kém phát triển, như vùng sa mạc Sahara Châu Phi chiếm tới 75% và hầu hết đều tử vong bởi P. falciparum.
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 1
Trùng P. falciparum (dẹt) bên cạnh các tế bào hồng cầu
Việc tạo ra Artemisinin của bà Tu được đánh giá rất cao vì nó cứu sống rất nhiều người và đằng sau những giải thưởng danh giá này là một câu chuyện dài về Y học cổ truyền.
Ít ai biết câu chuyện tìm ra phương thuốc này bắt nguồn từ những năm kháng chiến chống Mỹ của quân dân Việt Nam, lúc này sốt rét rừng là một căn bệnh gây ám ảnh với mọi chiến binh, điều đáng sợ lúc này falciparum đã phát triển thêm khả năng kháng thuốc trước chloroquine, thuốc dùng để chữa sốt rét. Do vậy nên khi bị sốt rét tỉ lệ tử vong là rất cao.
Trung Quốc lúc này là đồng minh của Việt Nam đã hỗ trợ nghiên cứu tìm ra một loại thuốc có khả năng trị sốt rét. Lúc này nhiều người lính Việt Nam đã bị bệnh trên, số lượng quân nhân chiến đấu giảm hẳn, cục diện cuộc chiến bắt đầu trở nên tồi tệ. Lúc này hơn 500 nhà khoa học Trung Quốc được điều động, nhóm họ tìm ra khoảng 40.000 loại hóa chất để thử nghiệm với sốt rét. Số còn lại đến các vùng quê để nghiên cứu các loại thảo dược trong tài liệu y học cổ.
Bản đồ phân bổ các chủng sốt rét trên toàn cầu (tính đến 2010)
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 2
Xám - Không có sốt rét, Cam - Chưa có sốt rét kháng chloroquine hoặc trùng P. falciparum
Đỏ tươi - Đã có sốt rét kháng chloroquine, Đỏ sậm - Sốt rét kháng nhiều loại thuốc hoặc kháng mạnh chloroquine
Lúc này nhóm theo phương pháp Tây Học đã không thành công, khi các hóa chất không thể ức chế tiêu diệt chủng sốt rét. Nhưng điều bất ngờ đã đến khi nhóm Y Học Cổ Truyền đã thành công khi điều tra hơn 2.000 bài pha chế thảo dược Trung Quốc và nhận ra 640 bài có tiềm năng đối phó được với sốt rét. Và hơn 380 bài trích ra từ 200 thảo dược được đánh giá có tác dụng khi thử nghiệm trên chuột. Tuy vậy toàn bộ quá trình không hề suôn sẻ và không có gì nổi bật xuất hiện nhanh chóng trích lời tạp chí Nature phát hành năm 2011.
Con đường đi tới vinh quang trải qua bao khó khăn tiềm ẩn, không đơn giản đi trên hoa hồng như nhiều người nghĩ. Quá trình nghiên cứu tiếp tục cho tới cuối những năm 60 thế kỷ trước, một văn tự cổ tiết lộ cách sử dụng có tên là Qinghao – Tên Trung Quốc nó là một loài ngải tây ngọt. Tinh chất của loại cây này chính là thành phần làm nên Artemisinin. Phải mất tới 5 năm 1972 thì bà Tu mới chiết xuất thành công để làm thuốc. Xong nó không đơn giản.
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 3
Bà Tu hồi còn trẻ (những năm 1950) khi đang học ở Học viện Y Dược Trung Quốc
Ở thời điểm này, Y học cổ truyền không dễ thuyết phục mọi người chấp nhận công trình này, phải thực hiện đầy đủ trên người và chứng nhận của y học hiện đại. Tiếc thay, cuộc cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lúc bấy giờ đã khiến cho công trình của Tu phải ngừng lại. Và cuộc chiến Việt Nam cũng kết thúc chỉ sau đó ít năm, công sức hàng chục năm của bà đi vào ngõ cụt.
Song đến phút chót, các thành viên trong nhóm của Tu tình nguyện thử thuốc và họ đã giúp Artemisinin được y học phương Tây công nhận. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, Tu đã công bố rộng rãi thành tựu nghiên cứu của mình. Tuy vậy, những sự cố chính trị lẫn các vấn đề sở tại của Trung Quốc đã khiến Artemisinin không có điều kiện phát huy năng lực.
Mãi đến gần 3 thập kỷ sau, tức những năm 2010, WHO mới xác thực khả năng trị sốt rét của Artemisinin và công trình của Tu mới được toàn thế giới biết tới. Giờ đây thứ thuốc có nguồn gốc cổ truyền này trở thành tiêu chuẩn để trị sốt rét trên toàn cầu. Về mặt hoá học, Artemisinin đặc biệt ở chỗ nó là một loại sesquiterpene lactone có một cầu peroxide bất thường. Cầu peroxide trên được cho chính là nguồn gốc gây ra phản ứng với trùng P. falciparum, giúp điều trị căn bệnh. Hiện có khá ít hợp chất nguồn gốc thiên nhiên có kèm theo cầu peroxide mà con người biết đến.
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 4
Công thức hoá học của Artemisinin với cầu peroxide (O - O) ở giữa vòng lactone
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 5
Ngải hoa vàng, thứ dược liệu làm ra Artemisinin
Ngoài khả năng trị sốt rét, Artemisinin còn có tiềm năng điều trị cả ung thư. Hiện một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy thứ hoá chất có nguồn gốc thảo dược này gây ra các phản ứng chống ung thư. Cũng chính cầu peroxide bất thường trên được cho là yếu tố đã tác động tới các vùng tập trung cao các nguyên tử sắt (thành phần phổ biến trong các tế bào ung thư), phản ứng hoá học sau đó đã khiến các phân tử chứa sắt trở nên kém bền và bị phá vỡ. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, Artemisinin hoặc các dẫn xuất từ nó làm giảm khả năng tăng trưởng của các mô ung thư. Tuy vậy, đây chỉ mới là kết quả thực hiện trên các mô thí nghiệm chứ chưa phải trên người. Sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa để kết luận liệu Artemisinin có thực sự trị được ung thư hay không.
Nhưng dù có hiệu quả với ung thư hay không, câu chuyện Artemisinin cho thấy một quan điểm khác về nghiên cứu khoa học. Có những kiến thức của người xưa cho đến ngày nay vẫn có ích cho nhân loại. Song vì lý do này hoặc lý do khác mà rất nhiều cái đã bị lãng quên. Hoặc do tư tưởng "xem thường" những cái cũ kỹ mà chỉ quan tâm tới những cái mới hơn. Mặc dù về bản chất, "cũ" hay "mới" đều có thể được xem xét một cách nghiêm túc dưới lăng kính khoa học hiện đại.
giải nobel y học năm 2015 sốt rét 6
Y học cổ truyền vẫn còn nhiều bí mật cần được khoa học hiện đại khám phá
Có một vấn đề chung nhất của những bài thuốc cổ truyền là do hạn chế của thời xưa, các thành phần hoá học bên trong những bài thuốc đó không được phân tích và nghiên cứu rõ ràng, nên gây khó khăn trong việc hiểu và định lượng chúng. Nhưng nếu kết hợp tinh thần nghiên cứu của khoa học hiện đại, mọi thứ sẽ trở nên sáng tỏ. Chúng ta có thể biết thành phần nào của bài thuốc đóng vai trò chính trong việc trị bệnh, cũng như sử dụng liều lượng bao nhiêu cho phù hợp và các hệ quả phụ là gì.
Thêm một bài học khác mà con người có thể rút ra từ trường hợp của Tu là có những thành tựu nghiên cứu vốn rất có ý nghĩa. Song vì ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... mà phải rất rất lâu sau (hoặc thậm chí là không bao giờ) chúng mới phát huy được năng lực của mình. Tu đã trích xuất thành công Artemisinin từ 1972 nhưng mãi 3 thập kỷ sau, nhân loại mới thấy được lợi ích từ đấy.

Tác giả bài viết: Tổng hợp từ Quatz, South China Morning Post và Wikipedia

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây