“Con không nghĩ ra nghề nào tử tế hơn sao?”
- Thứ tư - 13/04/2016 11:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, anh trai tôi từ chối vào làm việc ở những nơi đã được sắp xếp nhờ các mối quan hệ thân thiết của bố mẹ mà quyết định khởi nghiệp với chân phục vụ tại quán bar.
Bực vì con không chịu nghe lời, bố mẹ tôi để anh tự xoay xở. Anh trai tôi tự mình “vác” hồ sơ đi xin việc. Cũng phải mất đến vài tháng, một hôm anh tôi trở về phấn khởi thông báo với cả nhà: Sẽ đi làm vào tuần sau.
Điều khiến bố mẹ và cả tôi hết sức bất ngờ: Nơi anh tôi làm việc chỉ là một quán bar với cái chân phục vụ. Bố mẹ tôi kịch liệt phản đối thậm chí làm căng lên vì sợ làm việc ở môi trường phức tạp như quán bar anh dễ hư hỏng nhưng không thay đổi được quyết định của anh.
Tôi chưa bao giờ đến xem nơi anh làm việc nhưng những lúc rỗi rãi, tôi ngồi hình dung cảnh anh chạy lăng xăng dọn bàn hay kính cẩn rót rượu cho các đại gia…thấy ngán ngẩm.
Ba năm kể từ ngày anh tôi đi làm, cơm nước có bố mẹ nuôi, anh cũng không mua sắm được gì đáng giá cho bản thân ngoài đôi giày và vài bộ quần áo. Bố mẹ không nói gì nhưng tôi biết họ đang thất vọng về anh.
Rồi một ngày, anh đường đột thông báo với bố mẹ: "Con muốn thay đổi công việc". Bố mẹ mừng rơn vì nghĩ rằng ba năm mệt học với cái nghề phục vụ đã giúp anh hiểu ra một điều gì đó. Nhưng lần thứ hai, anh lại làm bố mẹ bực mình vì ý định mở cửa hàng bán bánh mỳ baguette.Lần này, bố tôi thực sự nổi nóng: "Hết phục vụ quán bar giờ lại đến bán bánh mỳ, con không nghĩ ra một nghề nào đó “tử tế” hơn sao?". Anh trai tôi nhìn bố cái nhìn lạ lắm, hình như anh đang phản ứng với hai từ ‘tử tế” mà bố tôi đã lỡ miệng nói ra. Và rồi cửa hàng bánh mỳ baguette của anh tôi vẫn được khai trương.
Cửa hàng bán bánh mỳ baguette ở thành phố này không thiếu. Nhưng có lẽ cung cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo ngay từ cái túi đựng bánh nên cửa hàng của anh tôi ngày càng đông khách.
Anh tôi tuyển thêm nhân viên rồi mở thêm nhiều cửa hàng khác và trở thành “ông chủ”. 10 năm sau, ông chủ của cửa hàng bánh mỳ Baguette đã trở thành Tổng Giám đốc của một khách sạn lớn trong thành phố.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, anh tôi không ngần ngại bộc bạch: "Tôi khởi nghiệp từ một chân phục vụ trong quán bar và tiếp đó là một người bán bánh mỳ.Lúc đó, bố mẹ tôi phản đối dữ lắm nhưng tôi nghĩ chẳng việc gì phải vội, cứ bước từ nơi thấp nhất lên cao dần thì sẽ chắc chắn và vững vàng hơn".
Bắt đầu từ nơi thấp nhất để bước lên những bậc cao hơn, bài học từ sự trải nghiệm của anh rất có ý nghĩa đối với tôi khi tôi chuẩn bị khởi nghiệp cuộc đời mình.
Điều khiến bố mẹ và cả tôi hết sức bất ngờ: Nơi anh tôi làm việc chỉ là một quán bar với cái chân phục vụ. Bố mẹ tôi kịch liệt phản đối thậm chí làm căng lên vì sợ làm việc ở môi trường phức tạp như quán bar anh dễ hư hỏng nhưng không thay đổi được quyết định của anh.
Tôi chưa bao giờ đến xem nơi anh làm việc nhưng những lúc rỗi rãi, tôi ngồi hình dung cảnh anh chạy lăng xăng dọn bàn hay kính cẩn rót rượu cho các đại gia…thấy ngán ngẩm.
Ba năm kể từ ngày anh tôi đi làm, cơm nước có bố mẹ nuôi, anh cũng không mua sắm được gì đáng giá cho bản thân ngoài đôi giày và vài bộ quần áo. Bố mẹ không nói gì nhưng tôi biết họ đang thất vọng về anh.
Rồi một ngày, anh đường đột thông báo với bố mẹ: "Con muốn thay đổi công việc". Bố mẹ mừng rơn vì nghĩ rằng ba năm mệt học với cái nghề phục vụ đã giúp anh hiểu ra một điều gì đó. Nhưng lần thứ hai, anh lại làm bố mẹ bực mình vì ý định mở cửa hàng bán bánh mỳ baguette.Lần này, bố tôi thực sự nổi nóng: "Hết phục vụ quán bar giờ lại đến bán bánh mỳ, con không nghĩ ra một nghề nào đó “tử tế” hơn sao?". Anh trai tôi nhìn bố cái nhìn lạ lắm, hình như anh đang phản ứng với hai từ ‘tử tế” mà bố tôi đã lỡ miệng nói ra. Và rồi cửa hàng bánh mỳ baguette của anh tôi vẫn được khai trương.
Cửa hàng bán bánh mỳ baguette ở thành phố này không thiếu. Nhưng có lẽ cung cách phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo ngay từ cái túi đựng bánh nên cửa hàng của anh tôi ngày càng đông khách.
Anh tôi tuyển thêm nhân viên rồi mở thêm nhiều cửa hàng khác và trở thành “ông chủ”. 10 năm sau, ông chủ của cửa hàng bánh mỳ Baguette đã trở thành Tổng Giám đốc của một khách sạn lớn trong thành phố.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, anh tôi không ngần ngại bộc bạch: "Tôi khởi nghiệp từ một chân phục vụ trong quán bar và tiếp đó là một người bán bánh mỳ.Lúc đó, bố mẹ tôi phản đối dữ lắm nhưng tôi nghĩ chẳng việc gì phải vội, cứ bước từ nơi thấp nhất lên cao dần thì sẽ chắc chắn và vững vàng hơn".
Bắt đầu từ nơi thấp nhất để bước lên những bậc cao hơn, bài học từ sự trải nghiệm của anh rất có ý nghĩa đối với tôi khi tôi chuẩn bị khởi nghiệp cuộc đời mình.