Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Tuổi trẻ dữ dội của Tổng thống Obama: Bươn chải mưu sinh

Từ thuở còn bé cho đến tận khi hoàn thành chương trình đại học, ông Obama đã từng phải trải qua không biết bao nhiêu công việc 'thượng vàng hạ cám' khác nhau, từ bán kem, quà lưu niệm... đến làm công nhân xây dựng.
Tổng thống mỹ Obama

Từ ngày 23 - 25.5.2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chính thức thăm Việt Nam. Barack Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên ở một đất nước có lịch sử về vấn đề phân biệt chủng tộc. Việc ông trở thành vị tổng thống thứ 44 của Mỹ không chỉ chứng minh nước Mỹ đã thay đổi mà còn là hình ảnh, biểu tượng cho một quá trình đấu tranh không mệt mỏi của người Mỹ từ thời Martin Luther King cho đến Barack Obama ngày nay. Mời bạn đọc nhìn lại tuổi trẻ của Barack Obama, vị tổng thống sắp đến thăm đất nước chúng ta.

Khoảng năm 1975, cậu bé Barack Obama, khi đó mới chừng 14 tuổi, đã bắt đầu đảm nhận công việc thực sự đầu tiên: làm nhân viên bán kem cho hãng Baskin Robbins nổi tiếng của Mỹ tại cửa hàng ở Honolulu (Hawaii).
Về sau, ông Obama nhớ lại rằng công việc này đã khiến bản thân ông mắc chứng “ngán kem” trong suốt thời gian dài, theo International Business Times.
Năm 1979, Obama rời Honolulu, đến thành phố Los Angeles (bang California, Mỹ) để theo học tại Cao đẳng tư thục Occidental (còn có tên gọi khác là Oxy). Trong suốt khoảng thời gian đó, ông kịp làm thêm một số công việc khác như nhân viên bán quà lưu niệm, tiếp tân nhà hàng...
tổng thống mỹ obama 1
Ông Obama cùng người tình cũ, cô Genevieve Cook - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TỪ DIỄN ĐÀN JAMII FORUM
Sau 2 năm, chàng trai Obama được liên thông, chính thức trở thành sinh viên môn khoa học chính trị, chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia (New York, Mỹ). Năm 1983, ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân, rồi dành ra một năm để làm công việc thống kê, nghiên cứu cho Business International Corporation, công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, có trụ sở đặt ở New York.
Trong hồi ký Dreams From My Father (Giấc mơ của cha tôi) xuất bản năm 1995, tổng thống Obama đã đề cập đến khoảng thời gian làm công nhân xây dựng ở phân khu tây của quận Manhattan (New York) nhân dịp nghỉ hè, khi bản thân đang là sinh viên Đại học Columbia, với thái độ rất hoài niệm, trân trọng. Bên cạnh đó, ông còn đăng ký cộng tác, tư vấn bán hàng qua điện thoại cho tờ New York Times.
David Mendell, tác giả cuốn Obama: From Promise to Power (Obama: Từ lời hứa đến quyền lực), từng khẳng định trong tác phẩm rằng năm 1985, khi bắt đầu chuyển đến làm việc tại phân khu nam thành phố Chicago (bang Illinois, Mỹ), vùng đô thị nghèo khó và có rất đông người da màu sinh sống, buộc phải liên tục chứng kiến những vụ bạo lực, giao tranh, thậm chí bằng súng ống, cướp đi sinh mạng của trẻ em, thường dân người vô tội, ông Obama “đã bắt đầu có được cái nhìn sâu sắc hơn đối với cộng đồng người da màu tại Mỹ”.
tổng thống mỹ obama 2
Barack Obama cùng ông bà ngoại tại thành phố New York, khoảng những năm 1980 - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TỪ DIỄN ĐÀN JAMII FORUM
Tuy vậy, đây không phải lần đầu tiên Barack Obama tham gia hoạt động xã hội. Trước đó, sau khi hoàn tất công việc tại Business International Corporation, ông từng làm điều phối viên dự án cho Nhóm Nghiên cứu vì Lợi ích công cộng New York (NYPIRG), tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu chung là thúc đẩy tiêu dùng cũng như kêu gọi cải cách chính phủ và tình trạng môi trường, điều kiện sống.
Theo Viện Miller, tại Chicago, nhiệm vụ chính của chàng trai trẻ là đại diện cho người vô gia cư hoặc thất nghiệp; điều phối, quản lý Chương trình Phát triển cộng đồng (DCP). Cụ thể hơn, ông thường xuyên kêu gọi, tổ chức cho người dân thuộc quy hoạch của dự án nhà ở công cộng Altgeld Gardens gây áp lực lên quan chức thành phố Chicago, yêu cầu cải cách điều kiện sống đã xuống cấp quá trầm trọng.
Viện Miller đánh giá những năm tháng ở Harvard có thể được xem là khoảng thời gian hoạt động xã hội sôi nổi của vị tổng thống tương lai. Ngoài thành tích học tập xuất sắc (ông nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi), chàng sinh viên trẻ tuổi còn trở thành người da màu đầu tiên giữ vai trò chủ bút Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review) danh tiếng sau khi thuyết phục được nhóm thành viên bảo thủ chiếm số đông trong ban biên tập, dù thực tế bản thân Obama là người theo đường lối tự do.
Ngoài ra, ông còn luôn tranh thủ thời gian rảnh để tham gia vào các dự án nghiên cứu của trường, làm gia sư hoặc trải qua các đợt kiến tập tại nhiều hãng luật. Trong số đó, đáng chú ý là chàng sinh viên Obama từng điều hành Project Vote, chiến dịch kêu gọi chính phủ gia tăng số lượng cử tri da màu (khoảng 150.000 người) cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1992, và đạt được kết quả vô cùng khả quan, theo Politifact.
tổng thống mỹ obama 3
Ảnh cưới của vợ chồng ông Obama - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TRANG DAILY MAIL
Năm 1989, trong khi tham gia đợt thực tập tại Sidley & Austin, một trong những hãng luật lớn và lâu đời nhất thế giới, Barack Obama đã gặp Michelle Robinson, cô sinh viên từng tốt nghiệp Đại học Princeton, sau đó là trường luật thuộc Đại học Harvard.
Tổ tiên của Michelle Robinson vốn là những người da màu. Do đó, bà luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề liên quan về chủng tộc. Hơn thế nữa, với cương vị bạn thân với Santita Jackson (sau này trở thành mẹ đỡ đầu cho cô bé Malia Ann), con gái nhà hoạt động vì nhân quyền Jesse Jackson, bà Michelle có đủ điều kiện để “giới thiệu” ông Obama tới tầng lớp chính trị theo trường phái Dân chủ tại Mỹ.
Năm 1992, đôi uyên ương quyết định làm đám cưới rồi chuyển về sinh sống tại Hyde Park, khu dân cư dành cho tầng lớp trung lưu với thành phần chủng tộc rất đa dạng ở Chicago. Niềm hạnh phúc được nhân lên vào năm 1998 khi đứa con gái đầu lòng của họ, Malia Ann, ra đời, rồi 3 năm sau thì đến lượt cô công chú bé bỏng Natasha.
Cùng năm đó, ông Obama trở thành luật sư cho hãng luật dân sự Miner, Barnhill and Galland, đồng thời tham gia giảng dạy tại trường Luật thuộc Đại học Chicago.
Đến thời điểm này, những nền tảng chắc chắn để Barack Obama có thể tự tin đặt chân vào chính trường Mỹ đã gần như được hoàn thiện.

Tác giả bài viết: Hồng Trâm theo Báo Thanh Niên

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây