Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Công dụng của trà khổ qua có tác dụng gì ?

Công dụng của trà khổ qua có tác dụng gần như khổ qua tươi, vì thành phần chủ yếu là từ cây khổ qua, có pha thêm cam thảo và các hương hoa tự nhiên.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng (tên là tiêng Anh là Bitter Cucumber), thuộc họ bầu bí, quả màu xanh mướt với vị đắng đặc trưng, được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh.
Công dụng của trà khổ qua có tác dụng gì đối với sức khoẻ?
Theo y học cổ truyền, khổ qua có vị đắng, tính mát, không độc; với công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường, giúp sáng mắt, tiêu đờm.
Theo lương y Trần Duy Linh (Tp.HCM), trái khổ qua chín còn có tác dụng bổ thận, bổ huyết, kiện tỳ. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt, hoặc giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt.
Còn công dụng của trà khổ qua cũng gần tương tự như trên, hãm nước uống giúp giải nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giảm đường huyết, phòng ngừa tiểu đường.
khổ qua rừng
Ở một số nơi, dân gian còn dùng Khổ Qua Rừng (trái nhỏ bằng ngón chân), dùng cả trái, dây và lá đem phơi khô để nấu nước uống rất thơm, giúp chữa trị các bệnh về gan, tiểu đường rất hiệu quả. Đây là loại khổ qua quí hiếm, có giá trị dưỡng chất cao hơn nhiều lần khổ qua thường, và vì thế giá cũng đắt hơn (khổ qua rừng có giá từ 500.000đ/kg khô, còn khổ qua thường chỉ khoảng 160.000đ/kg khô).–> Xem thêm tác dụng của Khổ Qua Rừng.
Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột và để dành uống trị đau bao tử. Còn hạt khổ có tác dụng qua giúp chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn, dùng khoảng 10g hạt nhai nuốt nước, còn xác hạt để đắp lên vết cắn. Những người hay bị mụt nhọt thì có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán bột mịn để đắp chỗ bị mụn.
khổ qua rừng
Trà khổ qua có tác dụng gì phụ không? Ngoài những lợi ích từ công dụng của trà khổ qua thì cũng có một vài tác dụng phụ cần lưu ý. Theo báo phụ nữ online, không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì loại rau này có chứa một số thành phần tương tự như thuốc gây sẩy thai; Hạn chế cho trẻ em ăn những món ăn chế biến từ khổ qua vì nó những chất tác động để sự phát triển của trẻ; Những người huyết áp thấp không nên dùng vì khổ qua có tác dụng làm giảm cao huyết áp.

Tác giả bài viết: Sưu Tầm Tổng Hợp

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây