Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Kon Tum -Tự tạo cơ hội: Giàu lên từ sâm dây

Về xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nói về cây sâm dây, đồng bào Xê Đăng luôn gắn loài cây này với chị Y HLạng.
Chị Y HLạng tại rẫy sâm dây trồng xen với lúa – Ảnh: Phạm Anh
Về xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nói về cây sâm dây, đồng bào Xê Đăng luôn gắn loài cây này với chị Y HLạng.
Chị là người phụ nữ Xê Đăng đầu tiên ở xã này biết biến cây sâm dây rừng (còn gọi là hồng đảng sâm, sâm đất) thành cây trồng tại rừng, rẫy của mình để làm giàu.
 
Cây sâm dây vốn là một loại dược liệu đặc hữu của vùng núi rừng Ngọc Linh. Xưa nay, người Xê Đăng nói riêng, đồng bào dân tộc thiểu số ở xung quanh ngọn núi Ngọc Linh nói chung, chỉ biết lên rừng khai thác về rồi bán cho thương lái hoặc những ai cần sử dụng. Thế nhưng với chị Y HLạng thì khác: “Nó mọc trên rừng tự nhiên, mà rẫy, rừng mình cũng là cây, là đất rừng. Vậy thì cây sâm dây trồng được”.
 
Nói là làm và bắt đầu từ năm 2009, khi người dân ở đây khai thác sâm dây ồ ạt để bán, chị Y HLạng cũng vào rừng đào củ sâm dây, nhưng chọn củ to bán, còn củ nhỏ chị mang lên rẫy trồng. May mắn là sau đó chị được đi tập huấn trồng cây sâm dây do huyện Tu Mơ Rông tổ chức. Có thêm kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật trong tay, chị tiếp tục trồng tìm giống cây sâm dây và nhân rộng.
 
Theo năm tháng, diện tích cây sâm dây cho củ của chị đến nay đã trên 1 ha. Năm 2012, lần đầu tiên chị thu 1,5 tạ sâm tươi, với giá từ 70.000 – 100.000 đồng/kg, còn củ khô, tùy từng thời điểm, giá chênh từ 350.000 – 500.000 đồng/kg. “Cứ mỗi sào (1.000 m2) có thể cho 2,5 – 3 tạ củ sâm tươi đấy. Đất này không trồng cây, nuôi con gì bằng trồng cây sâm dây đâu”, chị Y HLạng khoe. Từ sau năm 2012, khi diện tích cây sâm dây thu hoạch nhiều thêm, chị thu trên dưới 100 triệu đồng/năm, cao nhất nhì xã Măng Ri nơi người dân kiếm sống ngày 2 bữa no bụng là giỏi lắm rồi.
 
Chị Y HLạng tự hào kể trước đây chị cũng giống những gia đình người Xê Đăng khác trong xã, làm quần quật cả năm nhưng vẫn thiếu ăn vào giáp hạt, khổ sở nhất là khi ốm đau không có tiền mua thuốc, đi bệnh viện; con cái muốn học hành đàng hoàng cũng đành chịu. Nhưng nhờ cây sâm dây, chị không những xây được ngôi nhà gạch đẹp, vững chãi, gia đình còn lo cho 3 con ăn học đàng hoàng, trong đó đứa con đầu của chị sắp tốt nghiệp đại học. Gia đình chị bây giờ là nguồn cung cấp hạt giống cho huyện Tu Mơ Rông và người dân trong huyện phát triển cây sâm dây.
 
Phó chủ tịch UBND xã Măng Ri Lâm Quang Huy cho hay: Chính nhờ mô hình làm giàu của chị Y HLạng mà hiện nay bà con địa phương đã nhân rộng rất nhiều vườn, rẫy sâm dây. Xã Măng Ri cũng đang có chủ trương phấn đấu gia đình nào cũng có vài sào sâm dây trở lên và xem đó là cây trồng chủ yếu giúp dân địa phương cải thiện đời sống tốt hơn.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Theo Báo Thanh Niên

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây