Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Măng khô Kon Tum - Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên

Vào tiết tháng 3 âm lịch, người đi biển thường được xem trò biểu diễn ngoạn mục. Ngoài khơi vịnh Xuân Đài, từng đàn cá chuồn tung tăng bơi lội đi ăn, bỗng rửng mỡ bay vút lên không trung như những mũi tên phóng xa, để rồi sau đó rớt lại biển cả.
Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên

Cá chuồn lớn, 2 con 1 ký, có khi 1 con/ký. Cá có 2 vây dài và nhọn hai bên lườn như 2 mái chèo, 2 mũi tên. Người ta bảo cá chuồn là cá duy nhất biết bay. Cá có sọc dưa, thịt trắng thơm và ngọt. Trứng cá chuồn thành bọc như một đoạn ruột non của gà, ăn vừa béo vừa bùi như trứng sam. Ngư dân dùng lưới đánh bắt cá theo luồng và mùa.

Cá chuồn được cắt khúc nấu mặn, nấu ngọt, hoặc nấu chua, lẩu với dứa. Cá chuồn còn kho với dưa môn (dọc khoai sọ muối), ăn đậm và ngon cơm.

Cá chuồn tươi lâu. Những con có trứng, nấu cháo ngọt lừ, ăn hết bát này đến bát khác, không biết no. Măng le mà nấu với cá chuồn cũng đậm đà thú vị, bởi vậy Phú Yên có câu ca dao:

“Ai về nhắn với nậu nguồn

Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”.

Măng le là măng rừng trổ từ cây trúc, cây tre, đặc ruột được đem bóc vỏ già, luộc rồi xỏ xâu đem bán xuống vùng xuôi lấy tiền, hoặc lấy hiện vật theo thoả thuận. Ở vùng Cà - Lúi, sông Hinh, Phú Yên, núi giăng thành luỹ thép dày măng vô kể, mùa măng nhằm vào mùa cá chuồn ở Tuy Hoà, Gành Đỏ.


Nguồn phát: VHNT Ăn Uống

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây