Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Mở đường lên đỉnh núi "chạm" huyền thoại sâm Ngọc Linh

Đường lên đình núi Ngọc Linh sắp xong, sâm Ngọc Linh sẽ không chỉ là huyền thoại, mà sẽ trở thành biểu tượng thương hiệu mới của tỉnh Kon Tum.
Sâm Ngọc Linh từ lâu được đồng bào dân tộc Xê Đăng gọi là cây “thuốc giấu” và được xem là “thần dược” huyền thoại ở vùng núi Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh từ lâu được đồng bào dân tộc Xê Đăng gọi là cây “thuốc giấu” và được xem là “thần dược” huyền thoại ở vùng núi Ngọc Linh. Mở toang đường lên đình núi Ngọc Linh, sâm Ngọc Linh sẽ không chỉ là huyền thoại, mà sẽ trở thành biểu tượng thương hiệu mới của tỉnh Kon Tum.
Con đường mới- diện mạo mới cho 3 huyện vùng cao
Từ lâu, người Xê Đăng sống ở vùng núi Ngọc Linh đã mật truyền một phương "thuốc giấu" được lấy về từ núi thẳm, rừng sâu. Chẳng ai biết cây "thuốc giấu" có từ khi nào, chỉ biết nó được xem là “thần dược” chữa bách bệnh: dùng để cầm máu, làm thuốc bổ, chữa sốt rét, đau bụng, tăng cường sức khoẻ…
Trải qua nhiều đời, bí mật về cây "thuốc giấu" luôn được người Xê Đăng bảo vệ, trân trọng như báu vật mà thần núi, thần rừng đã ban tặng. Đến những năm kháng chiến chống Pháp, bí mật về nó bắt đầu hé lộ khi các cán bộ hoạt động đã vượt núi hàng tuần lên tới Ngọc Linh và được già làng đã chỉ cho biết cây sâm Ngọc Linh.
Ấy thế mà bây giờ muốn tới với vùng đất Ngọc Linh, nơi có ngọn núi cao trên 2.500m, độ cao chỉ thua kém đỉnh núi Phanxipang, chúng tôi xuất phát từ Ngọc Hoàng vượt 59km mất chưa đầy 2 giờ là tới. Tuyến đường được khởi công vào cuối năm 2009. Chính Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và nhấn mạnh rõ ý nghĩa của tuyến đường này: "Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với khu vực Bắc Tây Nguyên, đi qua vùng căn cứ cách mạng Khu ủy Khu V, kết nối với các tuyến quốc lộ 24, đường Hồ Chí Minh, đường Nam Quảng Nam, Đông Trường Sơn,… tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt. Đây chính là động lực mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của khu vực còn nhiều khó khăn của Tây Nguyên nói chung, của tỉnh Kon Tum nói riêng".
Mở con đường huyền thoại lên đỉnh núi sâm Ngọc Linh
Mở con đường lên đỉnh núi sâm Ngọc Linh
Dự án  tuyến đường Ngọc Hoàng – Măng Bút – Tu Mơ Rông - Ngọc Linh có chiều dài gần 59 km, nối liền  ba huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông được coi là bước đột phá trong phát triển giao thông nông thôn của tỉnh Kon Tum. 
Con đường thực sự là lối mở cho các thôn đặc biệt khó khăn của 3 huyện, đặc biệt là các xã xã Măng Bút là Tu Nông, Cô Chất, Đăk Chun và Đăk Lanh... của huyện Kon Plông nói kết nối với các xã vùng Đông Trường sơn và các huyện Đăk Glei, Tu Mơ rông và Kon Plông nói chung trong giao lưu, phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng căn cứ cách mạng trước đây. Và đặc biệt, con đường đã thúc đẩy nhiều dự án trồng cây sâm Ngọc Linh đến với ngon núi cao nhất Trường Sơn này.
Chúng tôi về xã đặc biệt khó khăn Ngọc Lây (Tu Mơ Rông) tìm hiểu những câu chuyện về người dân nơi đây, từ khi có con đường thông tới thành phố họ đang quyết tâm phát triển sâm Ngọc Linh. Ngọc Lây hiện có 10 thôn, thì 5 thôn có người dân tự trồng cùng với sự hỗ trợ của Dự án Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; trong đó, Lộc Bông là thôn có nhiều người tham gia nhất với hơn 30 hộ đã trồng sâm.
Con đường mới -  động lực phát triển sâm Ngọc Linh
Từ khi tuyến đường được mở ra, với nhận thức đúng đắn về giá trị kinh tế, xã hội, khoa học và môi trường của cây sâm Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đã xác định đây là cây hàng hóa chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cao trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh.
Chính phủ cũng đã cho chủ trương đầu tư kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh và tỉnh đã triển khai dự án này cùng với dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Kon Tum”. Dự án đã tập trung xây dựng trung tâm sâm giống (ở độ cao 1.900 - 2.000 m) tại vùng núi Ngọc Linh ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông. Đến nay, vườn sâm giống này đã phát triển được gần 6ha. UBND huyện Tu Mơ Rông cũng đã đầu tư hỗ trợ cây sâm giống cho hộ đồng bào DTTS các xã trong vùng trồng ở quy mô hộ gia đình để tiếp tục nhân rộng hướng đến trồng đại trà.
Đặc biệt, với quan điểm thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển vùng sâm Ngọc Linh, xây dựng sâm Ngọc Linh thành thương hiệu sâm quốc gia, ngày 17/4/2013, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến 2025. Tổng diện tích quy hoạch 31.742,8ha, thuộc địa bàn 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; gồm vùng đệm có diện tích 14.754,5ha ở độ cao từ 1.200m-1.500m, vùng lõi có diện tích quy hoạch 16.988,3ha ở độ cao 1.500m trở lên, với tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện quy hoạch là 24.898,9 tỷ đồng.
Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán cây rừng mang lại thương hiệu và kinh tế cho tỉnh Kon Tum
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt 1.000ha, với sản lượng ước tính 190 tấn; tạo thương hiệu quốc gia về sâm Ngọc Linh. 
Hàng năm khai thác bình quân 800ha và thực hiện trồng mới trên toàn bộ diện tích đã khai thác, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum; đa dạng hoá sản phẩm tinh chế từ sâm Ngọc Linh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Văn Tư theo Báo Giao Thông

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây