Những giống Sâm bạn có biết?
- Thứ hai - 28/07/2014 11:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ, theo thứ tự sâm, nhung, quế, phụ.
Sâm nói ở đây là nhân sâm. Vì nhân sâm giống hình người nên một số vị thuốc có hình giống người cũng được gọi là sâm. Rồi để phân biệt vị nọ với vị kia ngưới ta thêm tên địa phương vào như sâm bố chính ( sâm sản xuất ở huyện Bố Trạch), đảng sâm ( vì sản xuất ở Thượng Đảng), hoặc thêm tên màu sắc vào như huyền sâm ( sâm có màu đen), đan sâm ( Sâm có màu đỏ)….
Các giống Sâm thường gặp có thể được gọi tên như sau1. Nhân sâm
Các giống Sâm thường gặp
Nhân sâm còn có tên là viên sâm, tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey ( P.schinseng Nees.), thuộc họ ngũ gia bì – Araliaceae
Tên nhân sâm do vị thuốc giống hình người. Tên Panax do chữ Hy Lạp : pan là tất cả, acos là chữa được, có ý nói vị thuốc chữa được mọi bệnh, ginseng và schinseng là phiên âm chữ nhân sâm.
2. Nhân sâm Việt Nam
Sâm Ngọc Linh
Còn gọi là sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu ( dân tộc Tây Nguyên)
Nhân sâm Việt Nam tên khoa học là Panax vietnamensis Hà et Grushv, thuộc họ nhân sâm – Araliaceae
3. Đảng sâm
Đảng sâm
Còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy ( Lạng Sơn), mần cáy
Đảng sâm tên khoa học là Radix codonopis, thuộc họ hoa chuông – Campanulaceae
4. Sâm bố chính
Sâm bố chính
Còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên
Sâm bố chính tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz, thuộc họ bông – Malvaceae
4. Thổ cao ly sâm
Thổ sâm cao ly
Còn gọi là đông dương sâm, sâm thảo. Tên khoa học Talinum crassifolium Willd, thuộc họ rau sam – Portulacaceae
5. Sa sâm
Sa sâm
Sa=cát, sâm=sâm vì vị thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc trên cát
Tên khoa học là Launaea pinnatifida Cass, thuộc họ Cúc – Asteraceae
6. Đan sâm
Đan sâm
Còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn, tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge. Đan sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này giống sâm mà lại có màu đỏ.
7. Huyền sâm
Huyền sâm
Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Gọi là huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen.
Huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia buergeriana Miq, thuộc hoa mõm chó Scrophulariaceae.
8. Tục đoạn
Tục đoạn
Còn gọi là sâm nam, rễ kế ( miền Nam), tên khoa học là Dipsacus japonicas Miq, họ tục đoạn Dipsacaceae
Tục là nối, đoạn là đứt vì người xưa cho rằng vị thuốc có tác dụng nối được gân xương đã đứt
9. Nam sâm
Nam sâm
Còn có tên là cây chân chim, ngũ chỉ thông, nga chưởng sài, tên khoa học là Schefflera octophylla ( Lour.) Harms, họ Ngũ gia bì – Araliaceae
10. Sâm rừng
Sâm rừng
Sâm rừng tên khoa học Boerhaavia repens L., họ hoa phấn Nyctaginaceae
11. Khổ sâm
Tên khổ sâm có nghĩa là sâm đắng được dùng để chỉ 3 vị thuốc có nguồn gốc và công dụng khác hẳn nhau
12. Hạt khổ sâm
Khổ sâm cho lá
Rễ cây dã hòe
- Hạt khổ sâm : Thực tế là quả của cây sầu đâu rừng Brucea sumatrana thuộc họ khổ sâm – Simarubaceae
- Lá của cây khổ sâm : Croton tonkinensis thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae
- Rễ cây dã hòe : Sophora flavescens Ait, thuộc họ cánh bướm – Fabaceae