Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ và những ngộ nhận

Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ. Nhưng để hiểu đúng về tứ đại danh dược nhiều người vẫn đang nhầm lẫn. Hôm nay tôi sẽ giải thích 4 thành phần Sâm Nhung Quế Phụ cho quý khách được rõ.
Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ
Tứ đại danh dược trong Đông Y bao gồm Sâm Nhung Quế Phụ. Nhưng để hiểu đúng về tứ đại danh dược nhiều người vẫn đang nhầm lẫn. Hôm nay tôi sẽ giải thích 4 thành phần Sâm Nhung Quế Phụ cho quý khách được rõ.
Sâm được xem là vị thuốc đứng đầu trong thuốc bổ trong 4 loại trên. Nhưng Sâm thì ở đây là gì?
Sâm là tên đại diện cho những loại thân thảo mà củ và rễ được dùng làm thuốc bổ của người Phương Đông, thuộc nhiều chi khác nhau và đôi khi công dụng cũng khá khác nhau. Có nơi cây sâm không có công dụng bồi bổ nhưng than rễ vẫn gọi là Sâm.
tứ đại danh dược đảng sâm (4)
Chúng ta thường gọi là Nhân Sâm bởi vì đa phần củ Sâm mọc tự nhiên sẽ có hao hao với hình người. Nên sẽ có rất nhiều loại sâm được sử dụng ở nhiều nước và địa phương khác nhau và để phân biệt các loại Sâm qua cái tên người ta sẽ thêm tên địa phương vào ví dụ Sâm Bố Chính (Vì lần đầu tiên danh y Hải Thượng Lãn Ông dung Sâm Bố Chính để trị bệnh, Sâm khai thác từ vùng bố trạch Quảng Bình), Đảng Sâm vì xuất hiện ở huyện Thượng Đảng hoặc thêm màu sắc vào tên như Huyền Sâm (Sâm có màu đen) và Đan Sâm (Sâm có màu đỏ). Ngoài ra cũng có rất nhiều loài động vật mà con người sử dụng với mục đích bồi bổ và gán tên Sâm cho nó, ví dụ như Hải Sâm còn gọi là con dưa chuột biển. Ngoài ra còn có Sâm Động Vật tức là thịt chim cút, được xem là món ăn bổ dưỡng nên nhiều nơi gọi là Sâm.
tứ đại danh dược đảng sâm (2)
Sâm thường có mặt ở những bài thuốc trong Đông Y, phối với những vị khác để đưa lên công dụng bồi bổ cho người sử dụng. Như Thập Toàn Đại Bổ, Tứ Quân Tử Thang,…Vì vậy Sâm là một vị phổ biến bổ khí trong Đông Y. Trong Đông Y chia làm 2 mặt, Âm và Dương, Khí và Huyết. Vì thế những loại thuốc ho thường được bào chế bởi Sâm kết hợp với những loại dược liệu khác.
tứ đại danh dược đảng sâm (3)
Nhân sâm là một vị thuốc cổ truyền trong đông y. Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng. Trong bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có nói nhân Sâm có thể bổ lục phủ, ngũ tạng. Dùng để trị chứng hư nhược ở cơ thể Nam và Nữ. Nhân Sâm được xem có công dụng phổ biến nhất là bồi bổ sức khỏe, nhưng trong Thần Nông Bản Thảo Kinh có đề cập tới, nếu bồi bổ không đúng cách, có thể gây ra bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Từ lâu người xưa đã phản đối việc lạm dụng nhân sâm, có cách nói cho rằng “Nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội, đại hoàng có cứu được bệnh cũng không được ghi công” Câu này ý chỉ đại hoàng là một cây thuốc quý nhưng nó có độc, đại hoàng hay còn gọi là đại hoàng dược dụng là một vị thuốc trục ứ nhưng cây này cực độc ăn lá vào là co giật và tử vong. Vì vậy sử dụng đại hoàng chỉ có những Y gia có kinh nghiệm mới dung được.
tứ đại danh dược đảng sâm (1)
Trong bản thảo cương mục có nói người mà tửu sắc quá độ sẽ dẫn đến âm hư, hỏa động, người ho lâu ngày, nôn ra máu, không thể dùng nhân sâm bồi bổ. Nếu lạm dụng nhân sâm thái quá dễ sinh ra hưng phấn quá độ, huyết áp tăng cao, tiêu chảy, phát ban, phù thũng, giảm cảm giác thèm ăn, chứng viêm lâu ngày không khỏi, thậm chí làm chứng hen suyễn tái phát, xuất huyết. Những trường hợp này được xem là chứng quá lạm dụng nhân sâm. Và điều này đã được thừa nhận bởi nhiều Y Gia, khi cho nhân sâm có độc. Hiện nay khi đời sống tăng cao, nhiều loại Sâm được quảng cáo nhiều, nhưng thực sự dùng Sâm phải có phương pháp, đúng cách và mỗi loại Sâm có những công dụng khác nhau, không vì thế mà dùng để tiền mất tật mang.
Ngoài ra trong Đông Y có bài Độc Sâm Thang tức dùng 1 vị nhân sâm, nhưng mục đích là cứu dương, dành cho trường hợp đã rất yếu. Nên dùng nhân sâm phải có chừng mực và đúng cách, trách trường hợp tác dụng phụ.
Lộc Nhung
Lộc nhung (hươu nhung, nhung nai) vị ngọt, tính ôn. Chủ trị bang lậu ra máu ở phụ nữ, phát sốt, sợ lạnh, động kinh, bổ ích nguyên khí, giúp cho tinh thần thoải mái, thư thái, tốt cho răng, chống lão hóa. Sừng hươu chủ trị mụn nhọt, lở loét, sưng đau, còn có thể loại trừ tà khí, làm tiêu tán máu tích tụ ở âm đạo.
Lộc nhung là sừng non của con hươu đực hoặc nai đực được chế biến thành, có long tơ và mịn như nhung. Vào mua xuân hay đầu mùa hạ, khi sừng trên đầu con hươu đực chưa phân chia ra các nhánh thì cắt làm thuốc.
tứ đại danh dược lộc nhung (2)
Trong Mộng khê bút đàm có ghi: Hươu là loài thú ở trên núi, thuộc tính dương. Mùa hè, nó thụ hưởng được âm khí, bắt đầu mọc sừng, thuộc tính dương bị giảm. Nai là loài thú sống ở vùng ao hồ, ẩm ướt, thuốc tính âm. Đến mùa đông nó thụ hưởng được dương khí mà có hiện tượng mọc sừng, thuộc tính âm giảm. Vì thế, nhung nai bổ âm, nhung hươu bổ dương. Con người từ khi phôi thai đến lúc trưởng thành, hơn 20 tuổi xương cốt mới có thể phát triển rắn chắc. Trong khi đó, sừng nai, hươu từ khi bắt đầu mọc đến lúc phát triển rắn chắc chưa đến 2 tháng, sừng to thậm chí có thể lên đến hơn 10 kg. Sư phát triển như vậy đến cả như cỏ cây cũng không thể sánh được.
Lộc nhung quy về can thận kinh là vị thuốc tốt giúp bổ thận tráng dương, tốt cho máu. Thường thì những chứng bệnh như thận hư, thiếu máu đều có thể sử dụng nó. Lộc nhung thường được dung để điều trị các chứng bệnh như chân tay lạnh, dương vật khó cương cứng, xuất tinh sớm. Lưng đầu gối đau nhức, tiểu tiện nhiều lần, chóng mặt, ù tai, lạnh tử cung, vô sinh. Nó cũng có tác dụng tốt trong việc trăng cường sự phát triển của cơ bắp, gân cốt, bộ phận sinh dục ở trẻ nhỏ phát triển không bình thường, xương cốt không rắn chắc. Đó cũng chính là tác dụng trị liệu “”ích khí tăng cường sức khỏe tốt cho răng chống lão hóa  mà trong bản kinh đã có nói đến.
Thời cổ đại hươu được xem là con vật thiêng, tượng trưng cho sức khỏe, trường thọ, là khởi đầu của mọi sự tốt đẹp, biểu trưng hiểu biết không giới hạn của con người về cuộc sống. Hình tượng loài hươu mang đậm hơi thở của cuộc sống và tính dân tộc., hươu trở thành đề tài quen thuộc để sáng tác hội họa, điêu khắc, trên y phục của quan lại cũng thấy xuất hiện nhiều.
Hươu là loài vật thiêng trong truyền thuyết là biểu tượng cho sự trường thọ, vĩnh cửu. Truyền thuyết thần thoại cổ đại 1000 năm trước cho rằng, hươu màu xanh, 2000 năm trước cho rằng hươu màu đen. Hươu từng cùng với hạc bảo vệ loài nấm lịnh chi quý hiếm. Vì thế ý nghĩa của bức tranh vẽ hươu, hạc tượng trưng cho sư may mắn, cát tường, phú quý, trường thọ.
Nhưng có một phạm trù đạo đức thế này, theo cá nhân tôi thôi, tôi không đánh đồng quan điểm của mọi người. Theo tôi không nên dùng động vật để làm thuốc. Đặc biệt là Lộc Nhung, quá trình cắt lộc nhung của con hươu thực sự rất đau đớn, và một số người còn dùng máu tươi từ lộc nhung uống ngay. Nhưng sự thực bổ hay không bổ không phụ thuộc vào những thứ như thế, chúng ta sống đúng và dưỡng sinh đúng cách thì cơ thể vẫn khỏe mạnh. Nên phạm trù dùng động vật ngâm rượu theo tôi thấy không ok.
tứ đại danh dược lộc nhung (3)
Nhiều người dùng những con vật như rắn hổ mang, rất dữ đem ngâm rượu, thực sự bổ béo đâu không thấy, nhưng đem một linh vật dữ dằn đem vào nhà theo tôi không nên. Cả lộc nhung hay sừng tê giác cũng vậy thôi. Để lấy lộc nhung từ những con vật này, nhiều con vật phải chịu đau đớn. Có những thông tin là khi cưa sừng thì sừng sẽ mọc lại nhưng trong tự nhiên hay cơ thể con người không có bộ phận nào là thừa.
tứ đại danh dược lộc nhung (1)
Nên đem một linh vật linh thiêng cho vào ngâm rượu đem vào nhà là không nên chút nào. Nhiều nhà bê cả cả đầu cả sừng khô treo ở nhà trông rất dữ tơn.
Nhục quế
Nhục quế là vị thứ 3 trong Tứ Đại Danh Dược, Quế ở đây là nhục quế. Nhục quế có vị cay, tính ôn, hơi có độc. Đông Y cho rằng Quế là dược phẩm vị cay nóng. Do đó tác dụng bổ hỏa trợ dương. 
tứ đại danh dược quế trà my (2)
Quế là một dược liệu quý được dùng trong Đông Y và Tây Y. Trên thế giới có rất nhiều loại quế khác nhau, nhưng ở tại Việt Nam có hai loại quế quý và đặc biệt với nhiều công dụng khác nhau. Đó là Quế Trà My và Quế Thanh Hoá. Vỏ bóc ở những cành quế được gọi là Quế Thượng Biểu
Quế Trà My còn có một cái tên khác là Cao Sơn Ngọc Quế là loại quế được thế giới ưa chuộng, trở thành gia vị hàng đầu ở Tây Phương và các nước châu Á. 
Quế đã từ lâu được rất nhiều công trình nghiên cứu tác dụng cả Đông Y và Tây Y. Trong những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi đã có nói đến rất nhiều về cây Quế và xem đây là một dược liệu quý có nhiều công dụng khác nhau.
Trích trong sách:
  • Theo Tây Y, Quế và Tinh Dầu Quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích làm cho sự tuần hoàn máu lên, hô hấp. Tinh dầu quế còn có tác dụng sát trùng mạnh.
  • Theo Đông Y, coi quế là một vị thuốc bổ, có nhiều công dụng có khi chữa cả đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh nở. Tuy nhiên trong sách có nói rõ tuỳ từng cơ địa từng người mà dùng quế khác nhau chứ không phải ai cũng quế được.
Trong Đông Y ngoài việc dùng quế phối hợp với những vị thuốc khác, còn dùng độc vị quế.
tứ đại danh dược quế trà my (1)
Người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh, nói đến quế họ không lạ gì cả, vì từ xa xưa cây quế gắn liền với họ trong đời sống hằng ngày. Khi gặp những bệnh thông thường cảm cúm, nhức đầu,…họ mài vỏ quế trong nước rồi dùng. Sự thực ra sao thì đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của quế dần dần được chấp nhận sử dụng rộng rãi và có những người tin dùng quế
Quế là một vị thuốc quý, được dùng nhiều trong Đông y và Tây y: có tác dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, gây co mạch, tăng bài tiết, gây co bóp tử cung, sát trùng, chữa đau bụng, đi tả. Kinh nghiệm dân gian của các dân tộc người Co, Cơ dong, Xê đang ỏ vùng núi Trà My, khi gặp những bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, trúng gió...Họ mài vỏ quế trong nước rồi uống bệnh sẽ thuyên giảm. Từ đó người ta mới phát hiện đợc rằng cơ thể con người tiếp giáp với quế sẽ ngăn ngừa được các chứng phong hàn, cảm lạnh, nhức đầu...
Có nhiều truyền thuyết lưu truyền về cây quế được lưu truyền trong dân gian, từ đó có thể biết rằng từ xa xưa ông bà đã dùng đến quế như là một vị dược liệu quý. Truyền thuyết kể lại rằng Huyền Trân Công Chúa sau khi về làm vợ vua Chiêm Thành vì vốn yếu thương vợ vua Chiêm đã cho thuộc hạ lấy gỗ Quế Trà My để đẽo thành đôi guốc giúp Hoàng Hậu chữa bệnh, nhờ vậy mà bệnh tình thuyên giảm và khỏi hẳn. Từ đó, người dân địa phương tin rằng: "Ai đi guốc quế Trà My sẽ trị được bệnh phong thấp"...
Ngày nay cả Tây Y và Đông Y đã biết đến nhiều công dụng của quế, dựa theo những kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại mà cây quế đã trở thành một cây dược liệu đem đến thu nhập cho người dân Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc cây xoá đói giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông Ngọc Linh Kon Tum.
Ô đầu - Phụ Tử
Ô đầu – Phụ Tử là một vị thứ 4 tôi đề cập tới. Khi đời sống cao, nhiều quý khách tìm những loại dược liệu có tính bổ, càng bổ càng tốt. Nhưng không hề hiểu về dược liệu cây thuốc và dùng gì phải đúng, không phải cái gì dùng cũng được. Trong đó có cây Phụ Tử là loài cây tôi đề cập tới đây. Có rất nhiều quý khách điện tới alo tôi để mua cây Phụ tử, tôi hơi ngạc nhiên là mua để làm gì, thì đa phần không phải thầy thuốc, chỉ nghe Sâm Nhung Quế Phụ, mua phụ tử về dùng cho bổ.
tứ đại danh dược ô đầu phụ tử (1)
Vậy Phụ Tử là cây gì? Đầu tiên phải nói đến Phụ Tử là rễ cây Ô Đầu là một loài thực vật, một loại thuốc quý nhưng nó cực độc gây chết người. Được xếp vào loại thuốc rất độc bảng A. Ô Đầu được xếp vào nhóm Hạ Phẩm trong Thần Nông Bản Thảo vì có độc tính lớn. Thường những cây thuốc xếp vào nhóm Hạ Phẩm thường có độc.
tứ đại danh dược ô đầu phụ tử (3)
Trong cây Ô Đầu có hàm lượng độc tính lớn, nếu lọc ô đầu lấy nước trong phơi khô thành cao, gọi là xạ võng, độc tính càng mạnh. Thợ săn ngày xưa dùng xạ võng bôi vào đầu mũi tên để săn bắn. Các Y Gia ngày xưa sử dụng ô đầu cẩn thận, chỉ dùng trị những bệnh nan y, và liều lượng cực thấp, một dạng lấy độc trị độc. Thời xưa Đông Y có ghi chép về độc tính của thuốc, nhưng “độc” hay không do cách dùng thuốc. Độc dược có độc, nếu dùng một lượng vừa đủ, áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chăn tính lệch lạc của dược liệu thì có thể tránh được hiện tượng trúng độc. Số ít Đông dược mặc dù có thể gây ra những phản ứng phụ nhưng không phải có công hiệu đối với cơ thể con người. Hơn nữa các loại Đông dược độc có thể chữa trị các loại bệnh nan y, lấy độc trị độc. Ô Đầu chính là là loại thuốc kịch độc, nhưng nếu dùng đúng liều lượng có thể chữa mụn nhọt, độc sưng,…Càng cua có độc nhưng lại có thể chữa méo miệng, sưng phù mặt, còn có thể dùng để giải độc do ăn hải sản.
Phụ tử là rễ cây Ô Đầu sau bào chế, được xem là yếu dược hồi dương cứu nghịch, dương rất mạnh, nên chữa những chứng bệnh hàn. Phụ tử có độc tính nên thời xưa nhiều Y Gia rất sợ vị thuốc này. Trong Y Học lâm sàng hiện đại, thường gặp những trường hợp uống không đúng liều bị trúng độc. Tính độc phụ tử rất mạnh, nên đây là lý do Phụ Tử xếp vào Hạ Phẩm trong Thần Nông Bản Thảo.
tứ đại danh dược ô đầu phụ tử (2)
Nên vậy sử dụng Ô Đầu hay Phụ Tử phải biết cách sử dụng, ví dụ người xưa sắc bài “Tứ nghịch thang” phụ tử phối hợp với Cam thảo và gừng để độc tính giảm.
Bên Phương Tây thì cây ô đầu được xem là một loài thực vật cực độc, tại vườn quốc gia Anh tên Poison Garden. Cổng vào vườn Poison có biển đề: "Những cây này có thể gây chết người". Mỗi loại cây trong khu vườn đều có thể gây chết người nếu chạm, ngửi, bứt lá hay ăn quả. Trong đó có cây Ô Đầu, với hoa màu tím rất đẹp, nhưng cực độc. Nên quan niệm về độc giữa Đông và Tây khác nhau xa rất nhiều.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây