Những mẹo vặt nấu ăn hay mà đầu bếp thường hay sử dụng
- Thứ hai - 12/12/2016 18:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để cây nến cạnh thớt khi thái hành, làm nóng bơ bằng một chiếc cốc hay đặt lát chanh khi nướng cá... là những mẹo đơn giản rất có ích cho bà nội trợ.
1. Kiểm tra cá, thịt chín mà không cần lật
Thông thường, khi rán thịt, cá, chúng ta hay lật lên xuống nhiều lần để kiểm tra xem món ăn đã chín chưa. Nhưng cách đúng nhất để biết khi nào cần lật lại, là hãy lắc chảo một chút, nếu miếng thịt, cá trượt đi dễ dàng, là bạn có thể trở mặt. Bởi vì nếu lật quá nhiều lần sẽ làm mất đi vỏ giòn, độ ẩm và dễ bị khô của miếng thịt, cá. 2. Không dùng dầu ôliu thay dầu chiên bình thường
Nhiều người nghĩ rằng, dầu ôliu tốt cho sức khỏe nên dùng nó nấu ăn thay cho các loại dầu thực vật khác. Đây là một sai lầm lớn vì dầu ôliu bốc khói ở nhiệt độ cao, nên khi chiên xào sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn và mất đi chất dinh dưỡng.
3. Kiểm tra độ tươi của trứng
Thông thường, chúng ta hay để trứng trong tủ lạnh, và nghĩ đó là nơi an toàn để cất giữ, giúp trứng không bị hư. Nhưng nếu trứng để lâu sẽ rất dễ bị hỏng vì bạn không thể đảm bảo chắc chắn rằng tủ lạnh luôn sạch sẽ. Hoặc khi làm bánh, bạn cần biết xem trứng còn tươi mới hay không để cho ra được mẻ bánh ngon, thì cách đơn giản nhất là cho vào trong cốc nước. Nếu trứng tươi thì nó sẽ chìm xuống đáy, lơ lửng lơ lửng nghĩa là đã để khoảng 2-3 tuần nhưng vẫn dùng được, còn nổi hoàn toàn là trứng hỏng, bạn không nên ăn. 4. Thái hành không cay mắt
Cách đơn giản giúp thái hành không bị cay mắt là hãy thắp một ngọn nến ở bên cạnh thớt để lượng nhiệt tỏa ra sẽ hấp thụ bớt lưu huỳnh có trong hành.
5. Để cá nướng không bị khô
Nếu bạn cắt vài lát chanh tươi để bên dưới miếng cá nướng sẽ giúp món ăn của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Bởi chúng giúp cho cá nướng không bị khô, và giữ nguyên được hương vị. 6. Làm bơ tan chảy
Nếu không có lò vi sóng hoặc không có đủ thời gian để miếng bơ tự chảy mềm sau khi để tủ lạnh, bạn có thể dùng một thủ thuật nhỏ, đó là làm nóng một ly nước sau đó đem úp lên miếng bơ. Chỉ sau một lúc, miếng bơ sẽ bắt đầu mềm ra dần mà không bị bay mất mùi. 7. Không nấu nhiều thức ăn trong chảo
Nấu quá nhiều thức ăn trong chảo một lúc có lẽ là sai lầm phổ biến nhất. Bạn cần để một khoảng không gian cho các thực phẩm "thở" để chúng được ngon hơn.
8. Khỏi trượt khi cắt thực phẩm
Đặt một chiếc khăn dưới thớt để nó khỏi trượt khi bạn cắt thực phẩm, và không bị nứt nẻ mặt bàn khi bạn phải dùng sức lớn để chặt thịt, cá...
9. Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ
Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kĩ, đừng nên nướng. 10. Nướng thay vì luộc trứng
Nếu cần làm chín nhiều trứng một lúc, không nên luộc trong nồi nước mà hãy bỏ chúng vào lò nướng. Trứng nướng không những nhanh mà còn có vị thơm ngon hơn nhiều.
Thông thường, khi rán thịt, cá, chúng ta hay lật lên xuống nhiều lần để kiểm tra xem món ăn đã chín chưa. Nhưng cách đúng nhất để biết khi nào cần lật lại, là hãy lắc chảo một chút, nếu miếng thịt, cá trượt đi dễ dàng, là bạn có thể trở mặt. Bởi vì nếu lật quá nhiều lần sẽ làm mất đi vỏ giòn, độ ẩm và dễ bị khô của miếng thịt, cá. 2. Không dùng dầu ôliu thay dầu chiên bình thường
Nhiều người nghĩ rằng, dầu ôliu tốt cho sức khỏe nên dùng nó nấu ăn thay cho các loại dầu thực vật khác. Đây là một sai lầm lớn vì dầu ôliu bốc khói ở nhiệt độ cao, nên khi chiên xào sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn và mất đi chất dinh dưỡng.
3. Kiểm tra độ tươi của trứng
Thông thường, chúng ta hay để trứng trong tủ lạnh, và nghĩ đó là nơi an toàn để cất giữ, giúp trứng không bị hư. Nhưng nếu trứng để lâu sẽ rất dễ bị hỏng vì bạn không thể đảm bảo chắc chắn rằng tủ lạnh luôn sạch sẽ. Hoặc khi làm bánh, bạn cần biết xem trứng còn tươi mới hay không để cho ra được mẻ bánh ngon, thì cách đơn giản nhất là cho vào trong cốc nước. Nếu trứng tươi thì nó sẽ chìm xuống đáy, lơ lửng lơ lửng nghĩa là đã để khoảng 2-3 tuần nhưng vẫn dùng được, còn nổi hoàn toàn là trứng hỏng, bạn không nên ăn. 4. Thái hành không cay mắt
Cách đơn giản giúp thái hành không bị cay mắt là hãy thắp một ngọn nến ở bên cạnh thớt để lượng nhiệt tỏa ra sẽ hấp thụ bớt lưu huỳnh có trong hành.
5. Để cá nướng không bị khô
Nếu bạn cắt vài lát chanh tươi để bên dưới miếng cá nướng sẽ giúp món ăn của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Bởi chúng giúp cho cá nướng không bị khô, và giữ nguyên được hương vị. 6. Làm bơ tan chảy
Nếu không có lò vi sóng hoặc không có đủ thời gian để miếng bơ tự chảy mềm sau khi để tủ lạnh, bạn có thể dùng một thủ thuật nhỏ, đó là làm nóng một ly nước sau đó đem úp lên miếng bơ. Chỉ sau một lúc, miếng bơ sẽ bắt đầu mềm ra dần mà không bị bay mất mùi. 7. Không nấu nhiều thức ăn trong chảo
Nấu quá nhiều thức ăn trong chảo một lúc có lẽ là sai lầm phổ biến nhất. Bạn cần để một khoảng không gian cho các thực phẩm "thở" để chúng được ngon hơn.
8. Khỏi trượt khi cắt thực phẩm
Đặt một chiếc khăn dưới thớt để nó khỏi trượt khi bạn cắt thực phẩm, và không bị nứt nẻ mặt bàn khi bạn phải dùng sức lớn để chặt thịt, cá...
9. Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ
Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kĩ, đừng nên nướng. 10. Nướng thay vì luộc trứng
Nếu cần làm chín nhiều trứng một lúc, không nên luộc trong nồi nước mà hãy bỏ chúng vào lò nướng. Trứng nướng không những nhanh mà còn có vị thơm ngon hơn nhiều.