Bí ẩn đằng sau việc sử dụng thùng gỗ sồi để chứa rượu vang
- Thứ ba - 23/05/2017 16:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cùng được làm ra từ nước ép nho nhưng rượu vang lại có vô số hương vị khác nhau? Một trong những bí quyết để tạo ra hương vị khác nhau ấy đến từ việc sử dụng thùng gỗ sồi để ủ rượu vang.
Nếu như thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người trái nho với lớp vỏ kì diệu để làm thành rượu vang, thiên nhiên lại một lần nữa tạo ra gỗ sồi để kết hợp với rượu vang làm ra một thứ rượu nồng nàn, đắm say lòng người. Không phải vô cớ người ta chọn gỗ sồi để làm thùng chứa khi giá cả của loại thùng này đắt hơn rất nhiều so với những thùng bằng thép hay các loại gỗ khác mà chỉ sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong vòng năm năm (khoảng $800-$1000 đối với một thùng gỗ sồi mới từ Mỹ, hay $1200 -$1500 với một thùng gỗ sồi mới từ Pháp).
Trước hết, trong gỗ sồi có những hợp chất hữu cơ (như tannin hay phenilics) mà khi kết hợp với rượu vang sẽ làm cho vị chát gắt trong rượu dịu hơn, mềm mại hơn, nồng nàn hơn. Không chỉ tuyệt diệu trong việc tạo ra những vị hảo hạng, gỗ sồi còn giúp rượu vang có những màu sắc khác biệt, đậm sắc, quyến rũ hơn và mùi hương đa dạng hơn. Thông thường, chúng ta có thể nhận biết rượu vang có được ủ bằng thùng gỗ sồi bằng cách cảm nhận xem trong đó có một số mùi đặc trưng như vani, sữa kem, cà phê..hay không. Đôi khi, chúng ta còn thấy được mùi bánh mỳ nướng hoặc mùi khói. Ấy là do người ta có đốt qua ở phía trong những thùng gỗ sồi trước khi ủ với rượu vang. Nếu tinh tế một chút, chúng ta có thể thấy giữa những thanh gỗ sồi sẽ có những khoảng cách nhỏ, đủ để một lượng nhỏ nước và cồn bay hơi đi đồng thời một lượng nhỏ oxy lọt vào trong. Lượng cồn bay hơi đi sẽ khiến có hương vị rượu vang đậm đà hơn trong khi lượng oxy lọt vào sẽ tiếp xúc với chất chát tannin khiến rượu dịu ngọt hẳn lên.
Ngoài ra, gỗ sồi có nguồn gốc từ những vùng khác nhau lại có thể chế biến ra những chai rượu vang có tính chất khác nhau. Ví dụ, gỗ sồi được trồng ở Mỹ thường cho những chai rượu vang có mùi vị cay do có chứa nồng độ tannin và phenolics cao. Còn gỗ sồi từ những khu rừng của nước Pháp lại cho ra những chai vang mềm mại nồng nàn hơn do thớ gỗ khá chắc chắn, độ bóng cao nên các hợp chất hữu cơ ngấm vào rượu chậm hơn. Kích thước của thùng gỗ sồi có ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang hay không cũng là một điều bí ẩn mà ít ai biết. Để có một chai rượu ngon tuyệt hạng, ngoài việc chọn giống nho kĩ lưỡng, chế biến công phu thì việc bảo quản trong những thùng gỗ sồi cũng nâng tầm giá trị của thùng nho lên rất nhiều. Một thùng gỗ sồi từ 3 đến 5 lít sẽ đem lại chất lượng tốt nhất cho rượu vang. Tuy nhiên, không phải loại rượu vang nào cũng hợp với việc ngâm trong những thùng gỗ sồi. Hay quan niệm càng ngâm lâu với gỗ sồi càng cho ra thứ rượu vang ngon và đắt tiền cũng không hoàn toàn đúng. Một bật mí là điều này chỉ đúng với dòng rượu vang đỏ thôi. Để biết nguyên nhân sâu xa, mời bạn đọc tham khảo bài viết “Không phải loại rượu vang nào ủ với gỗ sồi đều tốt”.
Trước hết, trong gỗ sồi có những hợp chất hữu cơ (như tannin hay phenilics) mà khi kết hợp với rượu vang sẽ làm cho vị chát gắt trong rượu dịu hơn, mềm mại hơn, nồng nàn hơn. Không chỉ tuyệt diệu trong việc tạo ra những vị hảo hạng, gỗ sồi còn giúp rượu vang có những màu sắc khác biệt, đậm sắc, quyến rũ hơn và mùi hương đa dạng hơn. Thông thường, chúng ta có thể nhận biết rượu vang có được ủ bằng thùng gỗ sồi bằng cách cảm nhận xem trong đó có một số mùi đặc trưng như vani, sữa kem, cà phê..hay không. Đôi khi, chúng ta còn thấy được mùi bánh mỳ nướng hoặc mùi khói. Ấy là do người ta có đốt qua ở phía trong những thùng gỗ sồi trước khi ủ với rượu vang. Nếu tinh tế một chút, chúng ta có thể thấy giữa những thanh gỗ sồi sẽ có những khoảng cách nhỏ, đủ để một lượng nhỏ nước và cồn bay hơi đi đồng thời một lượng nhỏ oxy lọt vào trong. Lượng cồn bay hơi đi sẽ khiến có hương vị rượu vang đậm đà hơn trong khi lượng oxy lọt vào sẽ tiếp xúc với chất chát tannin khiến rượu dịu ngọt hẳn lên.
Ngoài ra, gỗ sồi có nguồn gốc từ những vùng khác nhau lại có thể chế biến ra những chai rượu vang có tính chất khác nhau. Ví dụ, gỗ sồi được trồng ở Mỹ thường cho những chai rượu vang có mùi vị cay do có chứa nồng độ tannin và phenolics cao. Còn gỗ sồi từ những khu rừng của nước Pháp lại cho ra những chai vang mềm mại nồng nàn hơn do thớ gỗ khá chắc chắn, độ bóng cao nên các hợp chất hữu cơ ngấm vào rượu chậm hơn. Kích thước của thùng gỗ sồi có ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang hay không cũng là một điều bí ẩn mà ít ai biết. Để có một chai rượu ngon tuyệt hạng, ngoài việc chọn giống nho kĩ lưỡng, chế biến công phu thì việc bảo quản trong những thùng gỗ sồi cũng nâng tầm giá trị của thùng nho lên rất nhiều. Một thùng gỗ sồi từ 3 đến 5 lít sẽ đem lại chất lượng tốt nhất cho rượu vang. Tuy nhiên, không phải loại rượu vang nào cũng hợp với việc ngâm trong những thùng gỗ sồi. Hay quan niệm càng ngâm lâu với gỗ sồi càng cho ra thứ rượu vang ngon và đắt tiền cũng không hoàn toàn đúng. Một bật mí là điều này chỉ đúng với dòng rượu vang đỏ thôi. Để biết nguyên nhân sâu xa, mời bạn đọc tham khảo bài viết “Không phải loại rượu vang nào ủ với gỗ sồi đều tốt”.