Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Tối ưu hóa năng suất: Không thể chậm hơn!

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cuối năm 2014 cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam còn quá thấp. Dù có tăng so với những năm trước nhưng cũng chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Cụ thể, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc) ước đạt 74,3 triệu đồng/lao động (khoảng 3.515 USD/lao động).
Thiếu quan tâm cải tiến quy trình làm việc
Thiếu quan tâm cải tiến quy trình làm việc
 
Khảo sát của Công ty CP Lê & Associate (L&A) với 100 doanh nghiệp (DN) trong năm 2014 càng cho biết, nếu tính trên giá gia công, một lao động trong ngành dệt may, da giày chỉ làm được 1,5 USD/giờ, trong khi Thái Lan và Indonesia là 3 USD/giờ. Năng suất lao động thấp như vậy nhưng việc đào tạo, cải tiến quy trình sản xuất vẫn chưa được các DN quan tâm.
 
Cụ thể, có đến 85% DN không cập nhật, cải tiến quy trình làm việc hằng năm, 98% DN đào tạo kỹ năng cho nhân viên dưới 48 giờ/năm... Theo các chuyên gia, lao động Việt Nam kém về nhiều mặt, như: thiếu tự giác, ít sáng kiến, chưa quen với tác phong công nghiệp...
 
Chia sẻ tại hội thảo "Tối ưu hóa sản xuất và tối đa hóa năng suất" do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) và Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), ông Ngô Đình Đức, Tổng giám đốc L&A, phân tích, mặc dù hiện nay DN đã triển khai các biện pháp để nâng cao năng suất nhưng cách thức áp dụng, tính cam kết, của mỗi DN lại khác nhau. "Nhiều DN chủ quan cho rằng đã làm tốt rồi nhưng thực chất chưa hẳn vậy vì dường như họ không có số liệu so sánh", ông Đức nói.
 
Trên thực tế, một số DN Việt áp dụng lý thuyết, quy trình, mô hình của các DN nước ngoài nhưng do có sự khác biệt nên không thành công. Theo ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó chủ tịch Tập đoàn Diginet, do trình độ lao động trong các DN Việt chưa đồng đều nên rất khó để chuẩn hóa.
 
Vì thế, cần phải tổ chức đào tạo người lao động và áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại. Có rất nhiều công cụ dùng hỗ trợ việc quản lý sản xuất, kinh doanh, trong đó có giải pháp ERP.
 
Tuy nhiên, "ERP cũng giống như một chiếc xe cần phải có người biết sử dụng thuần thục. Nếu người lái xe không biết luật sẽ đâm vào vật cản... Các công cụ quản trị hiện đại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng lực cạnh tranh nhưng thực tại hầu hết DN Việt Nam là DN gia đình nên chưa quan tâm đúng mức", ông Đăng Tiến cho biết.
 
Phải thay đổi quản trị
 
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh sắp hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thay đổi quản trị là yếu tố sống còn đối với DN. Trong đó, tối ưu hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động là yêu cầu hàng đầu. Nhưng để tăng năng suất lao động, trước hết DN phải tự nâng cao khả năng quản lý.
 
Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp là do quản trị DN chưa tốt. Người lao động làm việc tại DN trong nước có năng suất thấp nhưng làm ở DN nước ngoài lại được đánh giá rất tốt. Điều này cho thấy DN Việt Nam có vấn đề về đào tạo, đãi ngộ, lương bổng, môi trường làm việc...
 
Ở góc độ là một chuyên gia về nhân lực, ông Ngô Đình Đức cho rằng, DN cần thiết phải cơ cấu, bố trí sản xuất một cách khoa học và có những cải tiến về công nghệ cũng như tăng cường đào tạo kỹ năng cho người lao động.
 
Chẳng hạn, với quy trình sản xuất, lắp ráp, cải tiến nên tập trung vào việc tăng hoạt động tạo ra giá trị gia tăng của người lao động thông qua việc loại bỏ lãng phí và các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng. Không những thế, chủ DN phải biết sử dụng lao động một cách hợp lý nhất.
 
Ví dụ như trong một dây chuyền, một DN, người quản lý phải biết được ai giỏi khâu nào để có thể phân việc một cách chính xác. Ông Đức đưa ra dẫn chứng là trong ngành da giày, chi phí tiền lương rất lớn, muốn biết một người làm ra bao nhiêu tiền không khó.
 
"Hiện nay, ngành da giày đang tính lương dựa trên sản lượng, mà sản lượng chính là các công đoạn và như vậy là không cân bằng. DN phải tính toán, phân bổ lao động cho các công đoạn sao cho hợp lý, nếu không, năng suất lao động thấp mà sự lãng phí lại tăng. Nếu các DN da giày điều chỉnh được điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác", ông Đức tư vấn.
 
Nói về việc tối ưu hóa sản xuất và tối đa hóa năng suất, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, nên chú trọng đầu tư vào con người. "DN Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài nếu được đầu tư.
 
Điều cốt yếu là người lao động cần được trang bị nhiều hơn về trình độ chuyên môn, thể lực, trang thiết bị..., và chủ DN cần phải chú trọng hơn nữa đến khả năng quản trị”, TS. Lê Đăng Doanh tin tưởng.

Tác giả bài viết: THANH NGÂN theo Doanh Nhân Sài Gòn

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây