Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Tuyến tùng trong bộ não và con mắt thứ ba là cánh cửa trung gian kết nối

Nằm sâu trong trung tâm bộ não con người là một loại tuyến bí mật, đó chính là tuyến tùng (thể tùng quả). Nó đóng vai trò như cánh cổng trung gian kết nối đời sống vật chất và thế giới tâm linh. Có người còn cho rằng, tuyến tùng là con mắt thứ ba ẩn trong bộ não người. Trong những thập kỷ qua, tuyến tùng luôn là đề tài cho các cuộc tranh luận trong giới khoa học và họ vẫn đang nỗ lực khám phá toàn bộ chức năng sinh học của nó.
Cấu tạo của con mắt thứ 3 trong nền văn hóa Ai Cập cổ đại giống với thể tùng quả trong bộ não người.
Cánh cổng giữa vật chất và siêu hình?
Rene Descartes – một triết học gia người Pháp sống vào Thế kỷ 17, nhìn nhận tuyến tùng là “nơi ngự trị của linh hồn”, bởi ông tin rằng nó là phương tiện thể hiện linh hồn thông qua thể chất.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tuyến tùng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 TCN bởi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus, trong đó ông mô tả cơ quan có hình dạng giống quả thông hay nón thông này có kích thước chỉ bằng móng tay út. Tên gọi của nó bắt nguồn từ chữ ‘pinea”, trong tiếng La Tinh có nghĩa là “nón thông”. Như đã đề cập, tuyến tùng nằm ngay gần trung tâm của não bộ. Nhưng nói một cách chính xác, tuyến tùng không phải là một phần của não bộ vì nó không được bảo vệ bởi hàng rào máu não.
con mắt thứ 3 2
Ngoài ra vẫn có một số nhà khoa học say mê tìm hiểu về bí mật của tuyến tùng như Bác sĩ Rick Strassman, tác giả cuốn sách DMT: Phân tử Tinh thần (The Spirit Molecule), David Wilcock trong cuốn sách Điều Tra Trường Nguồn (The Source Field Investigations) và hàng loạt quan niệm của các học giả từ cổ đại cho đến hiện nay xem xét về tuyến tùng.
Ngoài ra hình ảnh tượng trưng cho tuyến tùng còn xuất hiện trong nhiều nền văn minh cổ đại như La Mã, Mê-hi-cô, Ai Cập, Babylon, Hy Lạp. Thật thú vị khi ngay cả nhà thờ Công giáo cũng trưng bày hình ảnh tuyến tùng, với bức tượng hình nón thông lớn nhất thế giới ở quảng trường Vatican.
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Những nền văn hóa cổ xưa hiểu biết như thế nào về tuyến tùng? Hơn nữa, tuyến tùng đóng vai trò gì trong đời sống tinh thần của con người và chúng ta giải thích nó bằng ngôn ngữ sinh học như thế nào?
Phân Tử Tinh Thần
con mắt thứ 3 3
Bác sĩ Rick Strassman, một người chuyên nghiên cứu về tuyến tùng, trong cuốn sách DMT: Phân tử Tinh thần, đã đề xuất rằng loại tuyến này là nhà máy sản xuất một hoạt chất cực mạnh trong não, DMT (Di-Methyl Tryptamine). Chất này có thể khiến một người tiến vào không gian ảo giác huyền bí. Sự sản xuất DMT phải được đánh giá hợp lý vì tuyến tùng sản xuất ra melatonin và serotonin, đây là hai chất dẫn truyền thần kinh có cấu trúc tương tự với DMT đồng thời đóng vai trò điều khiển cảm xúc và giấc ngủ của chúng ta.
Ông cũng đề cập đến tình trạng đơn lẻ độc nhất của tuyến tùng trong não rằng:
“[…] Tất cả các phần khác của não đều có dạng ghép cặp, nghĩa là chúng có bộ phận bên trái và bên phải; chẳng hạn, thùy trán trái và phải, thùy thái dương trái và phải. Là cơ quan không ghép cặp duy nhất nằm sâu trong não, tuyến tùng vẫn là điều bí ẩn cho ngành giải phẫu học gần hai ngàn năm qua. Không có nhà khoa học nào ở phương Tây thật sự thấu hiểu về nó”.
Ngoài ra, tuyến tùng nằm gần trung tâm cảm giác và cảm xúc của não bộ, điều này lý giải tại sao đời sống tinh thần có thể khơi gợi nhiều xúc động và cảm giác. Vào thể kỷ 17, Rene Descartes đã tìm kiếm nguồn gốc tư duy con người và đề xuất rằng tuyến tùng có thể đóng vai trò như một chiếc máy phát. Descartes rất hứng thú với sự liên quan giữa vị trí của tuyến tùng với dịch não tủy, ông cho biết những suy nghĩ của chúng ta tạo nên bởi tuyến tùng sẽ di chuyển đến phần còn lại của não bộ thông qua dịch não tủy.
Con mắt thứ Ba
con mắt thứ 3 4
Cuốn sách bán chạy nhất của tạp chí New York Times mang tên Điều Tra Trường Nguồn (The Source Field Investigations) của David Wilcock nói rằng tuyến tùng là “con mắt thứ ba”, tạo ra hình ảnh thị giác khi trải nghiệm cảm giác lâng lâng, kinh nghiệm cận tử (near death experiences) hay giấc mơ. Ông cũng tìm kiếm những chứng cứ để chứng minh cho lập luận trên:
“[…] Có vẻ như giữa tuyến tùng và võng mạc có một vài mối quan hệ. Nhiều năm nay người ta đã thấy rõ những tương đồng về sự tiến triển và hình thái của chúng … Mặc dù tuyến tùng ở động vật có vú được cho là chỉ có thể cảm quan gián tiếp, nhưng sự hiện diện của protein trong tuyến tùng – thành phần thường tham gia vào sự dẫn truyền hình ảnh [cảm nhận ánh sáng] trong võng mạc, sẽ gia tăng khả năng cảm quang trực tiếp cho tuyến tùng ở động vật có vú…”
Ý kiến này đã trở thành một lý thuyết phổ biến trong nghiên cứu tuyến tùng. Không cần phải nói rằng tuyến tùng đóng vai trò giúp truyền dẫn tín hiệu, cũng như võng mạc của mắt là nơi tiếp nhận hình ảnh thực và gửi đến não bộ. Các nhà khoa học khẳng định bên trong tuyến tùng hoàn toàn tối đen, nhưng câu hỏi cần đặt ra là tại sao cơ thể chúng ta có thể tạo ra con mắt thứ ba này với những tế bào phát hiện ánh sáng ngay cả ở trong bóng tối. Những hình ảnh thấy được khi chúng ta nằm mơ hay tại một không gian vượt ra ngoài thế giới vật chất có đến từ những tế bào sáng bên trong tuyến tùng hay không?
Hình tượng tuyến tùng xuyên suốt lịch sử
Như đã nói, tên gọi  “tuyến tùng” bắt nguồn từ chữ Latinh có nghĩa là “nón thông”, vì vậy hình ảnh nón thông được dùng để đại diện cho tuyến tùng trong quá khứ. Cuốn sách Điều Tra Trường Nguồn của Wilcock dành hẳn một chương viết về tuyến tùng và biểu tượng của nó xuyên suốt lịch sử.
Dưới đây là một vài ví dụ từ cuốn sách:
con mắt thứ 3 5
Bức điêu khắc bàn tay bằng đồng tượng trưng cho trường phái mật tông của Dionysus vào cuối thời Đế Chế La Mã, với hình tượng nón thông nằm trên ngón tay cái, còn lại là những biểu tượng kỳ lạ khác.
con mắt thứ 3 6
Bức điêu khắc một vị thần của người Mehico đang cầm nón thông và cây linh sam.
con mắt thứ 3 7
Trong bảo tàng ở Turino, Ý có biểu tượng cây gậy của vị thần Ai Cập Orisis, với hai con rắn quấn vào nhau và nhìn về phía nón thông ở trên cùng.
con mắt thứ 3 8
Vị thần có cánh của người Assyria/Babylon cũng được vẽ với tay cầm nón thông
con mắt thứ 3 9
Thần Hy Lạp Dionysus mang một cây gậy với biểu tượng nón thông ở đầu gậy.
con mắt thứ 3 10
Đức Giáo Hoàng mang một cây gậy với nón thông ngay phía trên tay của Ông. 
con mắt thứ 3 11
Nổi bật nhất là bức điêu khắc hình tượng nón thông lớn nhất thế giới tại Court of the Pinecone, Vatican.
con mắt thứ 3 12
Hần hết tất cả các vị thần và nữ thần của người Hindu đều được vẽ với một chấm đỏ (bindi), hay chính là con mắt thứ ba, nằm giữa hai lông mày.
con mắt thứ 3 13
Bức tượng vị thần rắn Quetzalcoatl của người Mesoamerica trong hình dạng giống như tuyến tùng và mang một chuỗi hạt vòng quanh cổ với rất nhiều nón thông …

Tác giả bài viết: Anh Phạm, Hàn Mai/ Theo ollective-evolution.com

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây