Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Đây Chư Mom Rây Kon Tum

Trở lại Tây nguyên lần này, chúng tôi mang theo ước mơ chinh phục 14C – một trong những cung đường đầy huyền thoại của cao nguyên đất đỏ bazan. Một hành trình gian nan đầy ắp tiếng cười và có cả những giọt nước mắt.
Đây Chư Mom Rây Kon Tum

Lịch trình đã chuẩn bị từ trước đó cả tháng trời, mục đích quan trọng nhất của chuyến đi là cung đường 14C, đoạn bắt đầu từ Plei kần – Kontum đi xuyên qua Vườn quốc gia Chư Mom Ray sang Gia Lai và tiếp tục bám sát đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo tuyến hành lang biên giới phía tây để tới được YokĐôn – Đắc Lắc.


Công văn, giấy giới thiệu, danh sách đoàn đến tận ngày cuối mới chốt được. Các thông tin về tình hình cung đường thường xuyên được cập nhật, nhưng khá sơ sài và không đồng nhất. Nhóm Hà Nội lo lắng cho một hành trình dài và không xác định. Nhóm phía Nam gọi ra thông báo thời tiết đang rất tốt, cứ đi rồi tính tiếp… Nhiều trăn trở và bộn bề.

Cuối cùng ngày xuất phát cũng đến. Khao khát được tìm về với con đường lịch sử, ước mơ đi “phượt” qua những địa danh mà nhiều người mới chỉ nghe tên hoặc nhìn thấy trên bản đồ, niềm tin của sức trẻ… Tất cả đã thôi thúc chúng tôi lên đường.

Phần 1: Đây, Chư Mom Ray

Chúng tôi nghỉ đêm tại Plei kần – một thị trấn nhỏ nằm ở vùng ngã ba biên giới Đông Dương. Hỏi đường 14C, cánh xe ôm địa phương nói đường vào cửa rừng Chư Mom Ray rất xấu, ít người qua lại, có hơn 20km mà họ đòi tới 200.000đ. Một nguồn tin khác lại cho biết chỉ có thể đi qua 14C đoạn xuyên rừng Chư Mom Ray rồi quay trở lại không được phép đi tiếp.

Còn nếu tìm cách về Sa Thầy theo tỉnh lộ 674 thì khả năng lạc đường rất cao nếu không có “thổ địa” dẫn đi. Nhóm tập trung trong một căn phòng của khách sạn, mang bản đồ ra xem đi xem lại, tính toán các phương án dự phòng, tính toán lượng xăng dự trữ sẽ phải mang theo vì con đường xuyên Trường Sơn đại ngàn không thấy đánh dấu các bản làng có dân cư.

Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu ngày mới trên cao nguyên mênh mang bằng ly cà phê đậm chất Tây nguyên nhất trong cả chuyến đi.

Cà phê quyện với sữa lên màu nâu óng, mùi hương ngào ngạt quyến rũ, vừa uống vào đã thấy bao ưu tư tan biến, cơ thể như được tiếp thêm một nguồn sinh lực đặc biệt, tinh thần phấn chấn và niềm tin về một hành trình dài trở lên vững vàng hơn.

Rời Plei kần khi mặt trời đang lên trên mảnh rừng cao su phía xa xa. Bầu trời xanh nhạt và không rực nắng như những ngày tháng tư, thậm chí gió còn có vẻ ẩm ướt và hơi lành lạnh. Con đường từ thị trấn tới cửa rừng bắt đầu bằng những đồi cao su đang thay lá, lá vàng lẫn trong lá đỏ, những cành khô khẳng khiu nghiêng theo gió. Từ đỉnh đèo, chúng tôi bắt đầu thấy những con đường trải nhựa lượn vòng trên cao nguyên, gần như thể giơ tay ra là có thể chạm vào trời.

Tuy không trải nhựa đẹp như đường 14B nhưng đường tốt hơn nhiều so với những gì chúng tôi nghĩ, to rộng và dày bụi đỏ. Những bụi cây lúp xúp hai bên đường đều được phủ nhòa bởi một lớp phấn bụi dày đặc, lá khô vương thành thảm dưới chân. Cửa rừng Chư Mom Ray nằm ngay một đầu của tỉnh lộ 675 đi về Sa Thầy. Đây cũng là điểm có cột mốc đánh dấu km số 0 của con đường huyền thoại – quốc lộ 14C.

Con đường đang được nâng cấp và làm mới, có từng đoạn chính là đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh xưa. Chúng tôi ghé trạm kiểm lâm đầu tiên của vườn quốc gia – trạm Đăk Rơ Mao để làm thủ tục xin phép vào rừng rồi cả nhóm háo hức ra chụp ảnh với cột mốc, đánh dấu đường – một trong những niềm vui được ưa thích nhất của dân du lịch “bụi”.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray được biết đến là khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao nhất trong hệ thống các vườn quốc gia ở Việt Nam với các thảm thực vật nguyên sinh và hệ động vật quí hiếm có tên trong sách đỏ thế giới. Đây cũng là vườn quốc gia có địa thế đặc biệt, giáp với vườn quốc gia của hai nước bạn Lào (Dong Nam Ghong) và Campuchia (Virachey), có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn cho thủy điện Yaly trên sông Sesan.

30km đường 14C vắt ngang rừng Chư Mom Ray hoàn toàn vắng bóng người và xe qua lại.

Dù mặt trời lên cao và nắng khá gay gắt, nhưng dưới tán lá rừng rậm rạp, không khí thật mát mẻ và dễ chịu. Có những khúc đường vẫn còn ướt đầm sương đêm, màu đất đỏ bazan được mài bóng loáng dưới vết xe qua, những đồi cỏ tranh mê mải gió, những khúc suối yên lành róc rách dưới chân cầu.

Đại ngàn rầm rì như một câu chuyện kể, một cánh chim vút lên trên không trung làm lay động cả đám hoa rừng đang ngủ yên bên suối. Thật là một nơi lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai.

Qua trạm kiểm lâm Đăk Tao rồi tới trạm Jabook – nơi có cánh đồng cỏ rộng hơn 9.000ha, là nơi tập trung sinh sống của nhiều loại động vật quan trọng được bảo vệ trong hệ sinh thái Trường Sơn. Cuối rừng là trạm kiểm lâm Mo Ray, và cũng là điểm bắt đầu của tỉnh lộ 674 đi về Sa Thầy.

Anh Quý, một cán bộ kiểm lâm, cho biết có thể tiếp tục hành trình du lịch trên tuyến 14C và hướng dẫn chúng tôi các trạm kiểm soát biên phòng cần ghé qua. Anh ngạc nhiên nói tỉnh Kontum cũng có một vài lần cử đoàn cán bộ tới đây khảo sát về tiềm năng và kế hoạch phát triển du lịch của vùng, nhưng đây là lần đầu tiên có một đoàn du lịch đi xe máy và lại đến từ tận thủ đô Hà Nội. Chúng tôi bắt tay nhau, nói cười như thể đã quen biết từ rất lâu rồi.

Thật ngạc nhiên, sóng Viettel đầy căng. Con đường 674 nhỏ như một lối mòn khuất dần và biến mất sau lớp cỏ lau xanh rì. Phương án dự phòng thứ nhất – rời đường 14C để di chuyển về phía Sa Thầy – đã chính thức được bỏ qua.

Phía trước, 14C bụi đỏ vẫn đang chờ…
Tạm biệt vườn Quốc gia Chư Mom Ray, bốn chiếc xe máy tiếp tục hành trình chinh phục 14C, bụi bám trắng xóa lên áo khoác ngoài và balô.

Trạm kiểm soát của đồn biên phòng 707 cách trạm kiểm lâm cuối rừng Mo Ray chừng 5km. Tại đây, chúng tôi được chỉ dẫn tới làng K’Đin để ăn trưa. Theo đó, chạy tiếp đến địa phận xóm Mới, nơi có những căn nhà gỗ đơn sơ và giản dị của công nhân trồng rừng thì phải vòng về phía bên trái để qua cầu. Ở khu vực này, nếu không chú ý sẽ dễ dàng đi lạc về phía biên giới hoặc sang cả địa phận Campuchia. 

Làng K’Đin thuộc xã Mo Ray còn rất nghèo, nhà sàn được ghép từ gỗ, mảnh phên và ống nứa, lợp ngói và có cùng một kiểu kiến trúc hình chữ T, thân ngắn, nằm rải rác bám dọc hai bên đường quốc lộ. 

“512” là tên một quán ăn duy nhất nằm chéo trước cổng doanh trại của binh đoàn 15. Cách đó không xa là căn nhà rông văn hóa điển hình của buôn làng Tây nguyên do Công ty 78 tặng nhân dân làng K’Đin với những khúc gỗ còn tươi nguyên. Mái nhà lợp bằng tôn thay vì tết bằng thảm rơm. Hai bên cầu thang có hai thanh cột chống, phía trên có tượng hai chú voi bằng gỗ trông rất độc đáo. 

Giữa trưa, người dân đi lên nương cả nên làng khá vắng vẻ và trầm lặng. Đàn lợn say sưa nằm dưới gốc tre, ngủ yên lành. 

Lợn ở làng K'Đin
 

Người ở làng K'Đin (mihtua chụp)

Voi ở làng K'Đin

Nhà ở làng K'Đin

Những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên



sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Nhóm Phượt khi đến Rừng Chư Mom Rây Kon Tum

Nguồn phát: phuot.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây