Độc hành Xuyên Việt trong 18 ngày - Kỳ 7: Nắng gió Tây Nguyên Kon Tum
- Thứ ba - 01/12/2015 14:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là ngục tù Kon Tum, nơi đã giam cầm nhiều tù nhân chính trị thời Pháp thuộc.
Tiếp đến là bảo tàng Kon Tum ngay gần đó. Được em Khương - nhân viên mới về làm tại bảo tàng nhiệt tình hướng dẫn tham quan nhiều phòng với nhiều mô hình đặc sắc, khiến chúng tôi hiểu rõ hơn về văn hóa Tây Nguyên.
Những mộ chum độc đáo
Một cây bên đường phủ kín loài cây ăn bám sắc vàng
Cầu treo Kon Tum với khung thép
Nhà rông văn hóa Kon'Klor
Nhà thờ bên đường
Những cung đường xuyên giữa những đồi thông mát rượi
Thác Pa Sỷ trong khu sinh thái Măng Đen
Những thân cây to, ôm không xuể
Nhà Rông của bản Kon Cheo Leo
Những thanh niên bản Kon Cheo Leo bên vò rượu cần
Những vò rượu cần đang lên men
Những người đàn ông của bản bên vò rượu
Đây là trưởng bản
Những hình nộm và mặt nạ độc đáo
Nhà thờ gỗ với phong cách roman
Hoàng hôn buông xuống bên những đám mây hồng
Ngục tù KonTum
Nhiều mô hình và cả danh sách những tù nhân chính trị
Chụp lưu niệm với em Khương, nhân viên bảo tàng đã nhiệt tình hướng dẫn
Những mộ chum độc đáo
Những tượng người sinh động mô tả sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Địa điểm tiếp theo là cầu treo Kon Klor, thuộc địa phận làng Kon Klor. Đây chiếc cầu treo to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla chảy ngược hiền hòa. Cầu treo Kon Klor được xây dựng bằng thép kiên cố, có màu vàng cam cổ kính.
Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được phủ kín bởi những nương dâu, vườn chuối xanh rì của người dân nơi đây. Cạnh cầu treo Kon Klor là nhà rông Kon Klor, cũng được coi là lớn nhất Kon Tum. Nhà rông là nơi sinh hoạt cộng đồng, biểu tượng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Một cây bên đường phủ kín loài cây ăn bám sắc vàng
Cầu treo Kon Tum với khung thép
Nhà rông văn hóa Kon'Klor
Theo tư vấn của nhân viên bảo tàng Kon Tum, chúng tôi quyết định tới khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen theo đường 24 - nơi được mô tả như là Đà Lạt tại Tây Nguyên.
Đi chừng 50km đường đèo, chúng tôi đến được khu du lịch. Nằm ở vùng cao, khí hậu mát mẻ dễ chịu hơn hẳn thành phố với những con đường đi xuyên giữa rừng thông, hồ nước, khu du lịch đang trong quá trình xây dựng, nên nhiều công trình còn dở dang, khá vắng vẻ và hoang sơ.
Nhà thờ bên đường
Những cung đường xuyên giữa những đồi thông mát rượi
Những cây cầu cheo chênh vênh
Thác Pa Sỷ trong khu sinh thái Măng Đen
Những thân cây to, ôm không xuể
Sau khi tham quan một vòng, chúng tôi quay lại thành phố. Dọc đường nghỉ trưa, chúng tôi lại hỏi thăm và được tư vấn nên vào thăm bản làng Kon Cheo Leo gần bên đường, đang trong dịp hội đâm trâu. Tuy nhiên, lúc ấy đã quá trưa, chúng tôi vào thì hội đã xong phần đâm trâu, dân làng đang tụ tập ăn uống tại nhà rông.
Bạn tôi ở lại trông xe, chỉ một mình tôi vào. Thực ra là hắn ngại không muốn đi. Tôi được đón tiếp nồng nhiệt, hầu hết dân làng từ già trẻ đến gái trai lúc này đều quay quần bên vò rượu, ngà ngà men say. Tôi được giới thiệu với trưởng bản, được nhiều người mời rượu cần uống trong những cái cốc tre.
Thật khó để từ chối, cũng may là rượu cần nhẹ và có vị hấp dẫn. Hài hước nhất có lẽ là bạn tôi, dân làng ra kéo mời vào nhà nhưng hắn nhất định không đi. Với bộ dạng như vậy, hắn giả vờ như du khách Tây không hiểu gì, cứ ú ớ “no, no...” các kiểu, mãi rồi dân làng cũng nản.
Thế là có mỗi mình tôi được uống những vò rượu đang lên men thơm phức. Nhưng cũng phải vất vả lắm tôi mới xin phép và rời được khỏi đó. Nhớ những cái nắm tay, lời chúc trong men say của rượu từ những thanh niên bản đứng còn không vững!
Nhà Rông của bản Kon Cheo Leo
Những thanh niên bản Kon Cheo Leo bên vò rượu cần
Những vò rượu cần đang lên men
Những người đàn ông của bản bên vò rượu
Đây là trưởng bản
Những hình nộm và mặt nạ độc đáo
Tôi tiếc cho người bạn không tham dự, nhưng khi hóa ra, hắn ta tiên liệu trước được chuyện sẽ bị say nên mới không vào. Chúng tôi rời bản, rồi lại vào trú vội vì một cơn mưa rào đến bất chợt.
Về tới thành phố, chúng tôi đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum, công trình này là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc truyền thống bản địa. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, gồm giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc.
Nhà thờ gỗ với phong cách roman
Không xa nhà thờ Gỗ là tòa giám mục Kon Tum, với kiến trúc tương tự nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, bạn sẽ cảm thấy thư thái với bóng mát tỏa xuống từ hai hàng cây sứ lâu năm, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào. Những chi tiết điển hình cho thấy rõ sự tinh tế của kiến trúc phương Tây giao hòa với sự mạnh mẽ, mộc mạc của dân tộc Ba Na.
Tòa giám mục Kon Tum
Qua cầu treo Kon Klor vượt dòng sông Đăkbla chảy xiết, chúng tôi đến làng văn hóa Kon K’tu cách trung tâm khoảng 8km. Lúc chúng tôi đến, làng đang hội họp khá vui để nhận quà từ một doanh nghiệp địa phương.
Nhà Rông KonK’Tu
Hoàng hôn buông xuống bên những đám mây hồng
Khi hoàng hôn buông xuống trên đồi cỏ khô, đàn chim bay lượn dưới những đám mây hồng lửng lơ cũng là lúc chúng tôi rời Kon Tum đi Pleiku. Quan cảnh quá đẹp, tôi không thể và cũng không muốn đi nhanh. Lặng lẽ bật nhạc, vừa thong dong lái xe vừa nghe Mưa hồng, miệng lẩm nhẩm lời bài hát:
Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Người ngồi xuống mây ngang đầu…
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
(còn tiếp)