Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Kon Tum: Mở rộng quy mô trồng sâm Ngọc Linh

Trong những năm gần đây tỉnh Kon Tum đã chú trọng phát triển sâm Ngọc Linh và cho đến thời điểm này, tổng diện tích sâm Ngọc Linh trồng được đã là 179,04 ha. Ngoài việc trồng, việc nhân giống để mở rộng diện tích đang được chú trọng
Vườn Sâm  của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô
Cụ thể Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô trồng khoảng 11 ha, công ty đã và đang xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và chế biến Sâm Ngọc linh trên vườn Sâm hiện có.  Dự kiến mỗi năm khai thác 0,5 ha và trồng mới 2 ha (hiện UBND tỉnh đã cho chủ trương lập dự án đầu tư Xưởng chế biến Sâm Ngọc Linh); người dân tự trồng khoảng 0,4 ha và Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh khoảng 169 ha.
 
Hiện nay, công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh là " át chủ bài" được tỉnh Kon Tum giao là phát triển thương phẩm và biến cây sâm Ngọc Linh trở thành loại hàng hóa chủ lực của tỉnh. Theo “Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm Ngọc Linh  của tỉnh đến năm 2020, được  xác định là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực”.
 
Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp trong việc nhân rộng giống cây trồng và bảo tồn nguồn dược liệu quý báu. Tuy nhiên mục tiêu này không đảm bảo được rằng sâm Ngọc Linh sẽ được phổ biến rộng rãi với một mức giá đủ hợp lý để người dân bình thường có thể tiếp cận được. Chúng ta vốn biết cây Sâm Ngọc Linh được nuôi trồng dưới những điều kiện tiêu chuẩn rất chặt chẽ và thời gian từ nuôi trồng tới khi thu hoạch kéo dài tới 6 năm. Đây là một khoảng thời gian dài cùng rất nhiều công đoạn chăm sóc sẽ khiến cho chi phí nuôi trồng không hề rẻ.
 
Mô hình trồng Sâm Ngọc Linh cũng đã triển khai thành công trong các hộ gia đình tại thôn Lạc Bông, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông với 24 hộ tham gia. UBND tỉnh đã kiểm tra và chỉ đạo tiếp tục phát triển vườn Sâm Ngọc linh thuộc Dự án từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn lồng ghép  khác.
 
sâm ngọc linh
Củ sâm  NGọc Linh tự nhiên
Với dự án "Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển Sâm Ngọc Linh" thuộc Dự án tổng thể "Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất và phát triển thương hiệu Quốc gia"  đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và khởi công xây dựng.  Đây có thể được xem là sự khởi đầu cho phát triển sâm Ngọc Linh mang thương hiệu Quốc gia đi đến thành công.
 
Tuy nhiên, việc đăng ký chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ tươi của tỉnh Kon Tum chưa được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Ngày 02/6/2015, UBND tỉnh Kon Tum cùng với UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, về các nội dung liên quan đến việc đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm Sâm củ tươi.
 
Việc trồng và nhân giống sâm Ngọc Linh không chỉ là việc phát triển một thương hiệu, sâu xa của vấn đề là ngoài việc bán Sâm thương phẩm sẽ góp phần giúp người dân, bản địa, nhất là đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định hơn qua đó  giúp họ từng bước giảm nghèo bền vững.

Tác giả bài viết: HC- Tuấn Anh theo Tầm Nhìn

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây