Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Kon Tum - Ngã ba Đông dương - Đội phượt tay mơ (11/2014)

Sáng sớm tỉnh dậy, trời vẫn mưa từng đợt. Không đi Măng đen nữa, cứ yên tâm mà ngủ cho đẫy giấc. Hơn 8h lục tục bò dậy đi ăn sáng. Thật bõ công ở lại. Kontum chào đón chúng tôi trong sáng chủ nhật yên bình và êm đềm, mưa đã tạnh, dù trời vẫn vần vũ mây. Những con phố nhỏ tinh tươm sau cơn mưa đêm.
Kon Tum đầy nắng và gió
Ấn tượng tuyệt vời
Sáng sớm tỉnh dậy, trời vẫn mưa từng đợt. Không đi Măng đen nữa, cứ yên tâm mà ngủ cho đẫy giấc. Hơn 8h lục tục bò dậy đi ăn sáng. Thật bõ công ở lại. Kontum chào đón chúng tôi trong sáng chủ nhật yên bình và êm đềm, mưa đã tạnh, dù trời vẫn vần vũ mây. Những con phố nhỏ tinh tươm sau cơn mưa đêm.
Tìm đến quán “Phở 54”, 93 Phan Chu Trinh, xem Kontum với Gia lai có hơn kém gì nhau không. Quán vẫn sạch, thịt vẫn tươi ngon nhưng mình thích phở Gia lai hơn chắc do nước trộn cay, vị đậm đà hơn.
Ăn xong làm ly cà phê, chọn quán Eva mà nhiều phượt thủ đã giới thiệu, cứ thế bên kia đường mà phi sang. Vào quán rồi mới thấy thừa mất chữ Adam, hóa ra Eva ở đầu phố, còn quán này là Adam & Eva. Không sao, quán cũng rộng, bài trí cũng khá đẹp, đông khách địa phương nên chắc cũng ổn. Sau vài lần uống cà phê Tây Nguyên và miền trong nói chung, chúng tôi có nhận xét chung là cà phê hơi ít, định lượng chắc chỉ bằng ½, về chất thì cũng chưa chắc đậm bằng một số hàng tại Hà Nội.
Trong lúc nhâm nhi cà phê nhận được tin chuyến bay dự kiến 17h40 delay 1h, cũng tốt thôi, càng thong dong, miễn là tối về đến nhà.
10h, bắt đầu citytour. Điểm đến đầu tiên là tòa giám mục. Ảnh xem nhiều rồi, nhưng đến tận nơi mới thực sự cảm được vẻ đẹp của công trình.
Đây là một công trình kiến trúc kết hợp giữa kiến trúc Phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa đặc trưng Tây Nguyên, được xây dựng từ năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giám mục tiên khởi của Giáo phận Kontum, Đức Cha Martial Jannin (Phước). 
tòa giám mục kon tum
Chúng tôi cứ mê mẩn với khuôn viên, hàng hiên, hành lang gỗ, với phòng truyền thống, nơi trưng bày những hiện vật, hình ảnh lịch sử truyền giáo và văn hoá bản địa Gialai, Kontum. Trông coi phòng truyền thống là hai em gái, một em rất xinh, khuôn mặt thánh thiện và phúc hậu như Đức mẹ Maria đồng trinh. Nhìn em trong một buổi sáng chủ nhật lất phất mưa, tôi cứ nghĩ đến câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn, em mang, em mang, đi về giáo đường. Ngày chủ nhật buồn...”.
Loăng quăng trong khuôn viên, ngắm nhìn những bông hoa râm bụt màu cam nổi bật rực rỡ trên thảm cỏ xanh, hàng cây sứ hai bên lối vào và những cây gì đó không biết tên vẽ lên những hình thơ mộng bên cạnh tòa nhà. Vườn phía xa bên trái có bộ sưu tập tượng đá với những cái tên mà tôi không biết (có lẽ là tên các nhân vật trong kinh thánh chăng?). Chắc vườn tượng này mới dựng, ngỡ như lạc đến đảo Phục sinh . 
tòa giám mục kon tum
Rời Tòa Giám mục, chúng tôi sang thăm Nhà thờ gỗ. Phải nói đây là một công trình kiến trúc nổi bật, đẹp toàn diện, kết hợp vô cùng hài hòa giữa nét tinh tế và điêu luyện của kiến trúc Phương Tây với vẻ kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên.
Lang thang ngoài sân, chộp được 1 phượt cô cô đang hùng hổ xông lên. 
nhà thờ gỗ kon tum
Đắm mình trong không gian trần mặc giáo đường, ngắm nhìn những khung vòm duyên dáng, kiến trúc mái với những bức tranh, tượng về Chúa, những ô kính màu mà có nắng chiếu qua chắc hẳn sẽ rất long lanh.
nhà thờ gỗ kon tum
Vẫn còn sớm và cũng đang chuếnh choáng với ấn tượng và niềm vui sướng được thăm quan cảnh đẹp, chúng tôi quyết định thẳng tiến qua cầu treo Konklor đến làng dân tộc Konktu để thăm nhà rông Tây Nguyên.
Konklor nằm trên đường Bắckạn, nhưng Google map lại đề tên Trần Hưng Đạo, chắc do cắt 1 khúc Trần Hưng Đạo đổi tên mà thành. Cuối đường, rìa thành phố là nhà rông Konklor. Rất tiếc cuối tuần đóng cửa, khóa kỹ cổng không vào thăm được. Ngay tiếp đó là cầu treo, bọn mình cũng không hào hứng vì nó chỉ là cầu treo sắt thông thường không có gì đặc sắc. Qua cầu, cứ men theo bên trái là đường đến Konklor.
Thỉnh thoảng dừng lại hỏi đường.
Gặp phải phượt cô cô, thằng bé khóc thét: “Ông có súng dài ông sợ éo gì mài”
kon tum
Em đang ngồi trên đống que kia 5 con rồi đấy, 1 đứa lớn hơn đang xấu hổ thập thò trong nhà.
Trên đường gặp phải tay lái lụa đang khiển con lambòghini 2 máy.
kon tum
Gần đến Konktu rồi, ước muốn lớn nhất của bọn tôi là được ngồi trên nhà rông, ngắm nghía, tìm hiểu xem người ta dựng ngôi nhà cao như thế bằng cách nào, lợp mái như thế nào, tín ngưỡng văn hóa thể hiện qua thiết kế và bài trí bên trong ra sao. Nhưng ôi thôi đi gần 10km, trời mưa lất phất, đến làng dân tộc thấy thật hoang vắng, tí nữa thì chạy quá mất, chỉ có vài em bé mũi dãi chạy chơi lòng vòng, giữa sân chơ vơ một khung nhà rông đang dựng. Thật không may, chúng tôi đến đúng lúc họ đang làm lại mái.
nhà rông kon tum
Dạo một vòng thăm làng, xem cảnh sinh hoạt của bà con. Nhìn chung không còn giữ được nhiều nét “dân tộc”, nhưng vẫn còn đó nhà thờ gỗ, những mảng thổ cẩm với những họa tiết đặc trưng. 
kon tum
Đường quay về thành phố, có người tấm tắc: đồng lau đẹp quá.
kon tum
Không phải đâu, đồng mía đấy, chẳng biết do quy hoạch, do tự phát, hay nhà máy đường bỏ trốn mà đất Kontum nhiều đồng mía trổ hoa xót thế này.
12h05’, trả phòng, tạm biệt khách sạn Thịnh Vượng, tạm biệt thành phố Kontum nhỏ xinh, đáng yêu vì vẻ đẹp yên bình và thẹn thùng của những ngôi nhà có hàng rào trắng nép bên rặng cây xanh, thảng hoặc được tô điểm bởi những rặng hoa giấy tím đỏ rực rỡ. Tôi cứ luyến tiếc mãi vì không chụp vài bức hình ngoài phố, để níu giữ lại những hình ảnh của một Kontum sáng chủ nhật yên ả. Nhưng có hề chi, bởi vì chúng tôi se quyết trở lại. Bởi một Kontum thật nên thơ và đẹp đẽ, đơn giản là không thể khám phá hết trong nửa ngày rong ruổi.
 

Tác giả bài viết: ngocquick Phượt thủ theo Phượt

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây