Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Kon Tum: Sức bật của một xã vùng sâu

Hà Mòn là một xã vùng sâu của huyện Đắc Hà (Kon Tum), toàn xã có 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều năm trước, đói nghèo và sinh nhiều con luôn là vấn đề nhức nhối ở địa phương. Nhưng từ năm 2008, khi được nhà nước đầu tư điện, đường, trường, trạm kịp thời, Hà Mòn đã từng bước đổi thay. Đặc biệt, đầu năm 2012, Hà Mòn là xã đầu tiên của khu vực Tây Nguyên đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Ở Hà Mòn giờ đây đang dần khang trang như thành phố
Đổi thay từ một vùng quê
 
Năm 2007 khi lần đầu tiên đến Hà Mòn, khắp nơi còn ngổn ngang những đồi hoang, cuộc sống người dân thiếu thốn trăm bề. Nhưng đến Hà Mòn hôm nay tất cả đã đổi khác, nhà kiên cố mọc lên san sát hai bên dải đường nhựa liên xã, liên thôn. Già làng K’Xung, người từng nhiều năm làm cán bộ xã hồ hởi cho biết: “Những con đường nhựa nối xã với huyện này được khánh thành cách đây 2 năm. Con đường được mở ra, bà con mình vui lắm! Ít nhất là nó đã “phá thế” cô lập của xã giúp người dân nơi đây có điều kiện giao lưu hàng hóa tốt hơn trong cả hiện tại và tương lai”.
 
Cũng theo Già làng K’Xung, thời gian qua, khi có con đường nhựa này, cà phê và nông sản của bà con xã vùng sâu Hà Mòn không còn tình trạng bị thương lái mua ép giá như trước nữa. Đặc biệt, vụ cà phê vừa rồi, hơn 4000ha của xã đã mang lại cho người dân “sự công bằng” về giá cả như: Cà phê nhân ở trung tâm Đắc Hà được thu mua 49.000 đồng/kg thì ở Hà Mòn, bà con cũng bán được với giá 48.700 đồng/kg (chứ không như trước là phải mất đến 5 – 7 giá).
 
Đó cũng là động lực để mùa mưa này, bà con Hà Mòn mạnh dạn trồng mới 30ha cà phê ghép, nâng tổng diện tích cà phê của toàn xã hiện có lên 4.300ha. Về gia súc, gia cầm, cả xã đã có 45 con trâu, 368 con heo, 325 con dê, 5.097 con gà và vịt… Ông Nguyễn Xuân Tấn, Phó chủ tịch xã khẳng định thêm: “Hà Mòn nay đã “lột xác” rồi, chẳng còn hộ nào nghèo, tỷ lệ người giàu, khá chiếm đến gần 71%, thu nhập bình quân đạt gần 38 triệu đồng/người/năm, cao gấp 3,2 lần so với thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn trong toàn tỉnh. Chẳng mấy chốc nữa cả vùng quê này sẽ sầm uất chẳng khác thành phố là mấy”.
 
Ngoài những trục đường chính, Hà Mòn còn có hơn 80% đường thôn được bê-tông hóa. Chỉ tính riêng hai năm trở lại đây, toàn xã đã huy động từ sức dân hơn 12 tỉ đồng, đóng góp hơn 4.000 ngày công. Toàn bộ hệ thống điện, đường là tiền dân đóng góp. Không những thế, hàng trăm hộ dân đã không tiếc đất đai, tài sản trên đất, sẵn sàng hiến hàng nghìn m2 mà không yêu cầu bồi thường để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiêu biểu như ông Vũ Xuân Cầu, Nguyễn Văn Nam…đã hiến 1.200 m2 đất xây dựng chợ tại khu trung tâm xã.
 
Sức mạnh từ sự đoàn kết, đồng lòng
 
Để có được những “quả ngọt” như ngày hôm nay, Hà Mòn đã phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể xã hội trong việc tổ chức họp dân vừa để thực hiện công tác tuyên truyền, vừa để bàn bạc, thống nhất từng nội dung thực hiện các đề án, đồ án xây dựng nông thôn mới.
 
Nói về sự đổi thay của buôn làng, già làng K’Long đã bước qua 78 mùa rẫy nghiệm ra rằng: “Ở đâu không biết, nhưng ở Hà Mòn khi tất cả người dân đã ưng cái bụng, đã đoàn kết một lòng thì chỉ cần chăm chỉ làm ăn là sẽ nhanh giàu thôi”. Còn ông Vũ Xuân Cầu – người tiên phong trong phong trào hiến đất xây chợ có sự nhìn nhận khác, hiến đất cho xã xây chợ cũng là đầu tư cho chính mình, nếu quê giàu lên thì mình cũng được tự hào.
 
Như vậy, bài học của Hà Mòn là muốn có thành công thì phải khơi dậy sức mạnh của toàn dân, tạo nên sự đồng thuận trong việc thực hiện các chính sách phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, Hà Mòn còn có cách làm sáng tạo khác là không đầu tư dàn trải, chú trọng đến các hạng mục quan trọng trước. Sau đường giao thông và nông nghiệp là giáo dục. Đến nay, Hà Mòn có ba cấp học thì trường mầm non và tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia, trường THCS cũng vừa được công nhận. Xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
 
Hàng năm, có 40-50 học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng. Ông Đào Anh Thư, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Hiện nay, ngoài số lớn lao động qua các lớp đào tạo, xã còn có hàng ngàn lao động trước đây làm công nhân quốc phòng. Số lao động này có kỷ luật lao động cao, am hiểu kỹ thuật và luôn có tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Đây là những nguồn lực quý giá để Hà Mòn vượt qua mọi khó khăn, trở thành vùng sản xuất cà phê hiệu quả nhất ở Kon Tum và thành vùng nông thôn mới tiêu biểu nhất của Tây Nguyên”, ông Thư khẳng định.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Theo Báo Đại Đoàn Kết

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây